TP HCM khởi động tuyến metro Bến Thành – Tham Lương
Tuyến metro số 2 ( Bến Thành – Tham Lương) của TP HCM được khởi động với việc xây dựng hạng mục tòa nhà văn phòng và các công trình phụ trợ tại Depot Tham Lương.
Ngày 15/1, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM (chủ đầu tư dự án) cùng nhà thầu thi công chính đã khởi công xây dựng gói thầu CP1 – tòa nhà văn phòng và các công trình phụ trợ tại depot Tham Lương thuộc Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2.
Tòa nhà văn phòng có quy mô một tầng hầm và 8 tầng khối tháp. Tổng giá trị hợp đồng hơn 173 tỷ đồng và thi công trong 480 ngày. Đây là gói thầu đầu tiên của Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 được khởi công và triển khai thi công. Tòa nhà này đồng thời là trung tâm điều hành của hệ thống tàu điện ngầm toàn tuyến metro số 2.
Video đang HOT
Chiều dài toàn tuyến metro này khoảng 20 km (Thủ Thiêm – Bến xe Tây Ninh), chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một dài 11,3 km (Bến Thành – Tham Lương) đi qua các quận 1,3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú; trong đó có 9,3 km đi ngầm với độ sâu trung bình 18 m. Toàn tuyến có 10 ga ngầm và một ga trên cao, tổng vốn đầu tư hơn 26.110 tỷ đổng (hơn 1,3 tỷ USD). Giai đoạn 2 sẽ thực hiện khi có đủ vốn.
Trước đó, ngày 24/8/2010, hạng mục san lấp mặt bằng, xây tường rào, nhà bảo vệ của depot (trạm bảo hành kỹ thuật) Tham Lương đã được khởi công. Tuyến metro số 2 dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019 và đưa vào khai thác từ năm 2020.
Liên quan đến dự án này, trong báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải vào tháng 9/2014, UBND TP HCM cho biết, sau khi triển khai công tác thiết kế nền tảng, dự kiến tổng số vốn đầu tư của dự án bị tăng thêm hơn 784 triệu USD (2,1 tỷ USD so với tổng mức được duyệt ban đầu là 1,3 tỷ USD). Cụ thể là kinh phí trượt giá từ năm 2010 (thời điểm phê duyệt tổng mức đầu tư) đến 2014 (thời điểm thực hiện thiết kế nền tảng) và tăng khối lượng trong các hạng mục thiết kế.
Tuy nhiên, theo UBND thành phố mức tăng này chỉ mới là dự tính do đơn vị tư vấn và chủ đầu tư đề xuất, thành phố đã chỉ đạo rà soát kỹ, làm rõ từng nội dung phát sinh tăng hợp lý. Trên cơ sở đó thành phố sẽ lấy ý kiến các Bộ ngành Trung ương trước khi trình Thủ tướng xem xét việc điều chỉnh dự án theo quy định.
Hữu Công
Theo VNE
Tuyến metro Bến Thành Suối Tiên: Còn một doanh nghiệp chưa giao mặt bằng
Chiều 11/11, chính quyền TX.Dĩ An (Bình Dương) đã có buổi gặp gỡ Công ty TNHH Vĩnh Phát và Công ty TNHH Đại Thành (P.Bình Thắng) để vận động 2 doanh nghiệp (DN) này bàn giao mặt bằng xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Đến nay "nút thắt" dự án tuyến Metro 1 Bến Thành - Suối Tiên chỉ còn một doanh nghiệp chưa chịu giao mặt bằng. Ảnh: Nguyệt Triều/Tienphong.
Tại buổi làm việc, DN Đại Thành đồng ý giao mặt bằng sau 15 ngày nữa, còn DN Vĩnh Phát vẫn chưa đồng ý với lý do chính quyền Bình Dương thu hồi đất không đúng thủ tục và giá tiền đền bù chưa hợp lý.
Khi ông Nguyễn Văn Lộc, Bí thư Thị ủy Dĩ An, đặt vấn đề DN Vĩnh Phát trước mắt tạo điều kiện cho nhà thầu vào khoan thăm dò địa chất thì bà Nguyễn Thị Lương (đại diện DN Vĩnh Phát) không đồng ý mà hứa trả lời trong thời gian sớm nhất.
Cuối buổi họp, ông Lộc cho DN Vĩnh Phát thời hạn 3 ngày, quá thời gian trên dù không đồng ý thì chính quyền vẫn tạo điều kiện cho nhà thầu tiến hành vào khoan thăm dò địa chất. Còn việc giải phóng mặt bằng tiếp tục thỏa thuận với DN, nếu chây ì sẽ cưỡng chế.
Theo Trung tâm phát triển quỹ đất TX.Dĩ An, diện tích giải tỏa của DN Vĩnh Phát là gần 2 ha, tổng giá trị bồi thường là 125 tỷ đồng. Ông Dương Hữu Hòa, Phó giám đốc BQL dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên cho biết toàn tuyến hiện nay chỉ còn vướng mặt bằng ở hai DN này.
Theo Thanh Niên
Dùng 11 cây Dầu bị đốn hạ trước Nhà hát TP để trùng tu chùa Giác Viên Lãnh đạo UBND TPHCM vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT về việc sử dụng toàn bộ số gỗ Dầu (36,2m3) thu hồi từ việc đốn hạ cây trước Nhà hát thành phố, để trùng tu, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia chùa Giác Viên. Sử dụng toàn bộ số gỗ thu được từ việc đốn hạ 11...