TP. HCM khan hiếm nguồn cung căn hộ tầm trung
Thị trường căn hộ TP. HCM được cảnh báo đang có sự lệch pha cung cầu. Trong khi căn hộ cao cấp đứng trước nguy cơ bội cung, thì căn hộ có giá tầm trung được đầu tư bài bản đang trở nên khan hiếm.
Nguồn cung căn hộ tốt có múc giá trên dưới 1 tỷ đồng/căn tại TP. HCM hiện nay không còn nhiều. Ảnh: Lê Toàn
Vẫn nóng căn hộ tầm trung
Theo ghi nhận của Đầu tư Bất động sản, thị trường căn hộ tại TP. HCM thời gian qua đã có sự chững lại về giao dịch. Tuy nhiên, sự chững lại không xảy ra ở tất cả các dự án. Có nhiều dự án rơi vào tình trạng đóng băng về giao dịch, song ngược lại, với các dự án căn hộ có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng/căn, được đầu tư bởi các chủ đầu tư uy tín vẫn luôn có kết quả bán hàng khá tốt. Đơn cử, mới đây, Công ty Him Lam Land mở bán dự án căn hộ Him Lam Phú Đông ở khu Đông Bắc của TP. HCM, ngay trong buổi lễ công bố, toàn bộ 200 căn hộ đợt 1 của dự án này đã được khách hàng đặt mua.
Theo ông Ngô Quang Phúc, Phó tổng giám đốc Him Lam Land, yếu tố tạo nên sức hút của dự án này đầu tiên là có mức giá trên dưới 1 tỷ đồng/căn, phù hợp với số đông khách hàng trẻ tuổi. Ngoài ra, dự án này có vị trí đắc địa, nằm ngay trên trục đường Phạm Văn Đồng, tuyến đường được xem là đẹp nhất của TP. HCM hiện nay.
“Thị trường hiện nay không phải không có dự án tầm trung, song sự khan hiếm ở đây là các dự án tốt”
- Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land.
“Công ty đang chuẩn bị mở bán đợt 2, nhưng số lượng khách hàng đăng ký hiện đã lấp đầy”, ông Phúc cho biết.
Video đang HOT
Trước đó, dự án căn hộ 9 view tại quận 9 do Tập đoàn Hưng Thịnh làm chủ đầu tư với hơn 600 căn hộ được khách hàng đặt mua chỉ trong vòng chưa đến 1 tháng. Một dự án khác cũng do Hưng Thịnh làm chủ đầu tư là MoonLight Residences trên đường Đặng Văn Bi, thuộc quận Thủ Đức, cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm của thị trường. Được biết, theo kế hoạch, trong tháng 8, Hưng Thịnh mới chính thức khai trương nhà mẫu và mở bán, song đến thời điểm này, đã có hàng trăm khách hàng đăng ký giữ chỗ.
Tương tự, một dự án khác đã và đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ thời gian qua là Opal Garden do Tập đoàn Đất Xanh làm chủ đầu tư. Dự án tọa lạc ngay bờ sông Sài Gòn, thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, gồm 4 tòa tháp cao 16 tầng, có thiết kế đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng và giá bán chỉ từ 1,4 tỷ đồng/căn hộ 2 phòng ngủ. Theo tin từ Đất Xanh, hiện phần lớn căn hộ của dự án này đã được khách hàng đặt mua.
Lý giải về sức tiêu thụ tốt của các dự án căn hộ tầm trung, ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land cho rằng, thời điểm này năm 2014, thị trường bất động sản TP. HCM sôi động với hàng loạt dự án có mức giá bán chỉ trên dưới 1 tỷ đồng/căn được chào bán ra thị trường. Tuy nhiên, sau vài năm, nguồn cung đã được tiêu thụ hết, đặc biệt là thời gian qua, nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào các dự án cao cấp, nên rất ít dự án căn hộ tầm trung được chú trịng đầu tư.
“Thị trường hiện nay không phải không có dự án tầm trung, song sự khan hiếm ở đây là các dự án tốt. Sở dĩ các dự án căn hộ tầm tung bán tốt thời gian qua là vì khách hàng tin tưởng vào uy tín của chủ đầu tư, còn đâu đó vẫn có những dự án tầm trung vẫn không bán được do khách hàng thiếu niềm tin vào chủ đầu tư”, ông Hiền chia sẻ.
Nhu cầu còn rất lớn
Theo bà Lê Hoàng Lan Như Ngọc, Quản lý Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Công ty CBRE, mặc dù thị trường bất động sản thời gian qua đã có sự tăng trưởng nhất định, nhưng theo nhu cầu của thị trường còn rất lớn, đặc biệt là với phân khúc bất động sản tầm trung, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ.
“Cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam tạo nên nguồn cầu lớn về nhà ở, tỷ lệ kết hôn và ly hôn đều cao cũng là yếu tố tạo điều kiện kích cầu thị trường với 46.300 cặp/năm kết hôn và ly hôn là 23.000 cặp/năm. Đây đều là đối tượng khách hàng tiềm năng của thị trường bất động sản, đặc biệt là với phân khúc nhà ở trung bình”, bà Ngọc nhận định và cho rằng, thời gian tới, các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án tầm trung sẽ có nhiều cơ hội phát triển.
Theo ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức, thị trường bất động sản hai năm gần đây đã tốt hơn rất nhiều, thể hiện ở tính minh bạch, cạnh tranh sòng phẳng giữa các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Có nhiều nhà đầu tư mua lại hoặc liên doanh, liên kết với nước ngoài, hoặc bản thân các chủ đầu tư liên kết với nhau để tạo sức mạnh tổng hợp. Sự thay đổi này cho thấy các doanh nghiệp ngày càng khắt khe hơn trong lựa chọn đầu tư, do đó các chủ đầu càng cần phải tạo dựng được uy tín mới có thể đứng vững trên thị trường. Vẫn theo ông Hiếu, từ đầu năm đến nay, thị trường đã có sự dịch chuyển nhu cầu mạnh vào phân khúc trung cấp và bình dân.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho biết, thời gian qua, phân khúc cao cấp đã có dấu hiệu phát triển nóng. Trong khi đó, nhà ở thương mại giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn hộ, đáp ứng nhu cầu thật trong nhiều năm qua vẫn là phân khúc phát triển bền vững và vẫn trong tình trạng cung không đủ cầu. Tuy nhiên, phân khúc này lại chưa được các doanh nghiệp chú trọng thực sự.
Theo ông Châu, việc các doanh nghiệp chạy theo phân khúc cao cấp, ít quan tâm phân khúc giá rẻ có nhiều lý do. Phân khúc cao cấp được kỳ vọng có biên độ lợi nhuận cao và khi kinh tế khởi sắc, thì nhu cầu ở phân khúc này sẽ tăng trưởng nhanh. Trong khi đó, để phát triển căn hộ dưới 1 tỷ đồng/căn, chủ đầu tư phải có lợi thế nhất định về quỹ đất, có tầm nhìn dài hạn và chấp nhận biên độ lợi nhuận thấp để chia sẻ với khách hàng hạn chế về tài chính. Tuy nhiên, phân khúc bình dân mới là phân khúc chủ đạo của thị trường và an toàn nhất, bời TP. HCM hiện đã có trên 13 triệu dân, trong đó gần 50.000 cặp kết hôn mới mỗi năm có nhu cầu thuê nhà, tạo lập nhà ở. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở, nhất là loại căn hộ 1 – 2 phòng ngủ để cho thuê, hoặc bán với giá trên dưới 1 tỷ đồng/căn là thách thức lớn nhất, vì nhu cầu quá lớn trong khi nguồn cung có hạn.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bất động sản vùng ven, Long An, Đồng Nai sôi động, Bình Dương yên ắng
Thị trường bất động sản lân cận TP. HCM bao gồm Đồng Nai, Long An và Bình Dương thời gian qua đang có sự phân hoá rõ rệt. Trong khi thị trường Đồng Nai, Long An đang sôi động, thì thị trường Bình Dương lại im ắng đến lạ thường...
Các dự án bất động sản tại Long An và Đồng Nai thời gian qua thu hút rất đông nhà đầu tư
Đồng Nai, Long An "lên ngôi"
Đã có thời điểm trầm lắng đến mức khiến nhà đầu tư đã phải "ghê tay", song với sự ấm lại của thị trường bất động sản, cùng lợi thế "sân sau" của trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất cả nước, thị trường bất động sản Long An, Đồng Nai thời gian qua đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ.
Tại Đồng Nai, với hệ thống giao thông được nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới, như đường cao tốc nối TP. HCM với Bà Rịa - Vũng Tàu, tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây đã khởi động, đặc biệt là Sân bay quốc tế Long Thành, đã tạo động lực mạnh mẽ cho thị trường bất động sản.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 200 dự án bất động sản, trong đó có khoảng 10 dự án có vốn đầu tư trên 200 triệu USD. Điển hình là Dự án Khu đô thị Waterfront có tổng vốn đầu tư đăng ký 750 triệu USD, quy mô gần 367 ha. Dự án này được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 4/2008, thuộc Khu đô thị Kinh tế mở Long Hưng, TP. Biên Hòa. Hiện chủ đầu tư đã hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đang tiến hành xây dựng hạ tầng.
Ngoài ra, có thể kể đến các dự án khác như Dự án Khu đô thị Aqua City, quy mô 305 ha, tổng vốn đầu tư 519 triệu USD, Dự án Hoa Sen Đại Phước ở xã Đại Phước, Khu đô thị mới Đông Sài Gòn, Khu đô thị mới Phước An, Khu đô thị mới Nhơn Trạch, Khu dân cư xã Vĩnh Thanh, Dự án Sunflower City, dự án khu dân cư thương mại xã Long Tân - Phú Hội (huyện Nhơn Trạch)...
Trong khi đó, tại Long An, bên cạnh tuyến đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương đã đi vào khai thác, nhiều dự án hạ tầng giao thông cũng đang được khởi động. Với vị thế "yết hầu" của miền Tây Nam Bộ, thị trường bất động sản Long An thời gian qua cũng tạo nên hấp lực lớn đối với các nhà đầu tư. Điển hình như Phúc Khang Corp đầu tư Khu đô thị Làng Sen Việt Nam có quy mô hơn 50 ha, Trần Anh Group với Khu đô thị Bella Vista City, quy mô 75 ha, Nhà Thủ Đức với Khu đô thị Bến Lức, quy mô 73,1 ha, Tập đoàn Quốc tế Năm Sao với Dự án Five Star Eco City, quy mô tới 200 ha và gần đầy nhất là thương vụ thu mua 3.734 ha đất tại Long An của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến các dự án của Công ty Địa ốc Cát Tường tại Đức Hòa. Các dự án do công ty này tung ra thời gian qua hầu hết đều có kết quả bán hàng khá tốt.
Lặng lẽ Bình Dương
Trong khi Đồng Nai và Long An khá sôi động, thì thị trường bất động sản Bình Dương thời gian qua hầu như trầm lắng. Ngay từ đầu năm 2014, thị trường bất động sản Bình Dương vẫn còn được giới chuyên môn kỳ vọng sẽ có sự đột phá trong năm 2016 nhờ sự kiện Bình Dương "dời đô" về trung tâm hành chính mới. Tuy nhiên, kể từ đó, thị trường bất động sản Bình Dương gần như bị đóng băng. Những doanh nghiệp môi giới tên tuổi hàng đầu của thị trường này như Tấc Đất Tấc Vàng, Đất Xanh... hầu như không có động tĩnh gì trong việc chào bán sản phẩm ra thị trường.
Theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, Bình Dương hiện có khoảng hơn 200 dự án bất động sản, trong đó phần nhiều do những doanh nghiệp "họ" Becamex làm chủ đầu tư, như Becamex IJC, Becamex TDC, Becamex ITC... Theo giám đốc một doanh nghiệp môi giới bất động sản tại Bình Dương, nguyên nhân chính yếu tạo nên sự trầm lắng của thị trường bất động sản tại Bình Dương là quy định tạm ngưng việc bán quyền sử dụng đất cho khách hàng, chờ đến khi đất có sổ đỏ của chính quyền địa phương.
Thực tế, tại Bình Dương, nhiều doanh nghiệp đầu tư bị ngưng trệ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp môi giới rời bỏ thị trường, trong khi hàng loạt nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bỏ tiền vào thị trường bất động sản Bình Dương trước đây bị "mắc cạn" vì không thể bán được hàng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện có không ít nhà đầu tư đang rao bán cắt lỗ sản phẩm đã mua trước đó với mức lỗ 20 - 30%, nhưng vẫn không bán được.
Một nguyên nhân nữa khiến bất động sản Bình Dương đánh mất niềm tin của giới đầu tư sản là bài toán đưa dân về ở các khu đô thị. Thành phố mới Bình Dương sau nhiều năm được hình thành, đến giờ, Thành phố vẫn vắng lặng, nhiều khu đô thị thị khác tại đây cũng đang rơi vào tình trạng nhà có người không.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hết tháng ăn chơi, địa ốc phía Nam rầm rộ ra hàng Vừa ra khỏi tháng "ăn chơi", thị trường bất động sản phía Nam đã bước vào guồng quay mới. Vừa ra khỏi tháng "ăn chơi", thị trường bất động sản phía Nam đã bước vào guồng quay mới. Hàng loạt dự án công bố ra thị trường Cuối tuần qua, Công ty Kiến Á, chủ đầu tư Dự án Citibella đã chính thức...