TP HCM giảm nửa nhân sự làm việc tại trụ sở nhà nước
Các cơ quan, đơn vị ở TP HCM bố trí tối đa 1/2 số lượng cán bộ, công chức, người lao động làm việc ở trụ sở để phòng chống Covid-19.
Yêu cầu trên được đề cập trong văn bản khẩn về thay đổi phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị nhà nước trong đợt cao điểm phòng, chống do Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong ký ngày 3/6.
Theo đó, các cơ quan cần ứng dụng công nghệ thông tin, làm việc tại nhà. Người đứng đầu đơn vị căn cứ tính chất công việc phân công nhân sự phù hợp, không để công việc đình trệ. Người lao động thường xuyên cập nhật tiến độ công việc, mở điện thoại 24/24, không ra khỏi nhà khi chưa cần thiết.
Đối với các đơn vị đặc thù, các sở ngành, quận huyện báo cáo Sở Nội vụ để tổng hợp gửi UBND TP HCM xem xét, quyết định. Người đứng đầu các cấp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lây nhiễm Covid-19 trong đơn vị mình phụ trách.
Máy tiếp nhận hồ sơ tự động ở UBND quận 6 để hạn chế tiếp xúc trực tiếp, phòng chống dịch, tháng 3/2021. Ảnh: Trung Sơn.
Video đang HOT
Các đoàn kiểm tra, thanh tra cũng được yêu cầu tạm dừng nhiệm vụ nếu không thật sự cần thiết, dừng tiếp công dân tại trụ sở. Việc tiếp nhận, giải quyết cho người dân phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Người đứng đầu các đơn vị ở địa bàn khác cần tạo điều kiện cho người lao động đang ở khu vực giãn cách theo Chỉ thị 16 gồm quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 làm việc tại nhà. Nếu phải đến trụ sở, những người này cần có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV.
Riêng với các cơ quan, đơn vị nhà nước có trụ sở trên địa bàn quận Gò vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 (gồm UBND quận Gò vấp và UBND các phường trực thuộc và UBND phường Thạnh Lộc, quận 12) chính quyền thành phố yêu cầu bố trí tối đa 1/3 nhân sự làm việc tại trụ sở. Số này không gồm lực lượng phòng, chống Covid-19 được huy động, và phải thực hiện nghiêm khai báo y tế khi ra vào địa bàn đang giãn cách theo Chỉ thị 16.
Đến cuối năm 2021, thành phố có hơn 11.000 công chức và gần 112.000 người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Từ ngày 27/4 đến nay TP HCM ghi nhận 275 ca dương tính nCoV, trong đó 265 trường hợp có liên quan chuỗi lây nhiễm Hội truyền giáo Phục hưng tại Gò Vấp. Hiện, 6.029 cách ly tập trung và 12.308 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
TPHCM: Nhiều hàng quán thiết yếu ở Gò Vấp ngừng bán trong hôm nay
Một số chủ sạp, cửa hàng thực phẩm ngưng kinh doanh do lo sợ dịch bệnh, số khác ở ngoài quận Gò Vấp không thể mang hàng vào bán vì lệnh giãn cách.
Ngay sau chỉ đạo của UBND TP HCM về việc quận Gò Vấp phải thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Chính Phủ, từ 0h ngày 31/5, quận này đã nhanh chóng lập 10 chốt để kiểm soát người ra vào quận. Theo đó, nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm thiết yếu, hàng quán ăn đã đóng cửa vì lo sợ dịch bệnh phức tạp, số khác sinh sống tại quận khác không vào được để buôn bán.
Nhiều hàng quán thiết yếu ở Gò Vấp ngừng bán trong hôm nay.
Chuyên kinh doanh thịt heo tại cửa hàng trên đường Lê Đức Thọ, ông Bản sống tại quận 12 cho biết, sáng nay phải quay đầy xe vì lực lượng chức năng nơi đây không cho vào. Do đó, ông buộc phải đóng cửa hàng tại quận Gò Vấp. "Sáng nay, có mang hàng đi bán nhưng cơ quan chức năng bắt quay đầu, còn nếu muốn bán thì khi vào không được ra nữa nên tôi đành mang về bỏ mối cho các bạn hàng xung quanh quận 12".
Nhiều quầy hàng thiết yếu trên đường Quang Trung, Phạm Văn Chiêu hay tại các chợ Xóm Mới, Thạch Đà, Gò Vấp... sáng nay cũng dừng kinh doanh. Bà Hạnh, chủ sạp thịt trong chợ Xóm Mới cho biết, 2 quầy thịt bên cạnh hàng của bà ngưng bán vì họ sống ngoài quận Gò Vấp. Do đó, khi có lệnh giãn cách họ không thể mang hàng tới đây bán.
Khẩn cấp phong tỏa những hẻm có nguy cơ lây lan cao.
Ngoài ra, nhiều quán ăn trên địa bàn quận Gò Vấp thay vì được bán mang đi, sáng nay họ cũng đóng cửa hàng loạt sau lệnh yêu cầu giãn cách theo chỉ thị 16 của UBND TP HCM. Nguyên nhân một phần là họ lo ngại dịch bệnh nguy hiểm, phần khác do doanh số giảm mạnh khi chỉ lác đác vài người khách đến mua hàng mang về.
Cảnh sát giao thông tại chốt trên đường Tô Ngọc Vân cho biết, sở dĩ nhiều xe cá nhân chở thực phẩm phải quay đầu vì họ không khai báo y tế. Mặt khác, Ủy ban chỉ đạo ngưng không cho người dân ở quận ngoài vào Gò Vấp để đảm bảo an toàn và kiểm soát dịch tốt hơn. Để hàng hóa lưu thông tốt, các chốt vẫn tạo điều kiện bằng cách đặt sẵn bàn cho người giao hàng để thực phẩm và gọi người nhận tới lấy.
Gò Vấp sáng nay ùn tắc giao thông trước các chốt chặn.
Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho hay, địa phương đang chờ hướng dẫn từ UBND thành phố để thực hiện đúng Chỉ thị 16. Hiện quận thống nhất các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh, buôn bán hàng hóa không thuộc diện thiết yếu sẽ tạm dừng. Các doanh nghiệp không nằm trong nhóm ngành nghề thiết yếu phải ngưng hoạt động. Riêng các cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế vẫn hoạt động phục vụ người dân bình thường. Xe chở hàng hóa thiết yếu được ra vào quận nhưng cũng cần được khai báo y tế đầy đủ.
Tối 30/5, quận Gò Vấp đã lập chốt ở các cửa ngõ của quận, gồm: cầu thép An Phú Đông, cầu An Lộc, cầu Bến Phân, cầu Trường Đai, cầu Chợ Cầu, số 399 Tân Sơn (phường 12), Phan Huy Ích, ngã tư Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng, Lê Quang Định (phường 1) và Nguyễn Thái Sơn - Phạm Văn Đồng - Nguyễn Kiệm. Mỗi chốt có 3 công an, dân quân, bảo vệ dân phố, cán bộ y tế, trực 24/24./.
TPHCM: Quận Gò Vấp tạm thời giải tỏa các chốt kiểm soát Từ trưa nay (31/5), quận Gò Vấp tạm thời giải tỏa chốt kiểm soát để lên phương án cụ thể, giảm thiểu ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định phòng dịch Covid-19. Trước đó, trong sáng 31/5, tại Gò Vấp đã triển khai các chốt kiểm soát để đảm bảo công tác phòng dịch Covid-19...