TP HCM dự kiến phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương
UBND TP HCM vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận một số điều kiện, điều khoản để TP được vay trong nước theo phương thức này, trong đợt tập trung phát hành vào tháng 12/2020.
TP HCM phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đảm bảo cân đối vốn cho các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách.
Theo đó, TP đề nghị Bộ Tài chính cho phép UBND TP ủy quyền cho Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP thực hiện toàn bộ nghiệp vụ tổ chức phát hành trái phiếu. Dự kiến, khối lượng phát hành là 2.000 tỷ đồng, đảm bảo không vượt tổng hạn mức vay theo quy định. Các kỳ hạn trái phiếu dự kiến là trái phiếu có kỳ hạn 15 năm, 20 năm và 30 năm. Cơ cấu cụ thể của từng loại kỳ hạn tùy thuộc vào nhu cầu của các nhà đầu tư và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành.
TP dự kiến phát hành trái phiếu dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử với mệnh giá trái phiếu là 100.000 đồng. Việc phát hành trái phiếu được thực hiện theo các phương thức đấu thầu phát hành và bảo lãnh phát hành. Phương thức phát hành cụ thể của từng đợt sẽ được xác định phù hợp theo tình hình thực tế và nhu cầu thị trường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, TP có thể ưu tiên phương thức bảo lãnh phát hành vì TP đã có kinh nghiệm phát hành theo phương thức này từ năm 2012 đến nay. Quy trình đấu thầu phát hành và bảo lãnh phát hành được thực hiện theo quy định về phát hành công cụ nợ của Chính phủ.
Sau đợt phát hành lần đầu, trái phiếu có thể được phát hành bổ sung để đảm bảo đủ khối lượng đối với mỗi mã trái phiếu, tăng cường tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
UBND TP HCM cho biết, năm 2020, kinh tế TP diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy giảm do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng chỉ đạt 0,77%, là mức tăng khá thấp so với kỳ vọng, thấp hơn nhiều so với giai đoạn suy thoái kinh tế của thế giới 2008-2009.
Nhu cầu mua sắm, du lịch và thương mại giảm mạnh; chuỗi cung ứng và các liên kết sản xuất gián đoạn; ngành lưu trú, ăn uống giảm 39,9%, lữ hành giảm 73,6%; việc học tập, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 7,5%. Do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động…
Theo lãnh đạo TP HCM, để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 84 ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh…, UBND TP đã triển khai đồng bộ các giải pháp; trong đó, việc triển khai phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là giải pháp cần thiết để huy động nguồn lực kinh tế từ xã hội, đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển cho các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách trên địa bàn.
Căn cứ vào khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành, UBND TP quyết định lãi suất phát hành trái phiếu đối với từng đợt phát hành.
TP cam kết, chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán. Đồng thời, chủ sở hữu trái phiếu được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng và quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt, UBND TP có thể mua lại trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ hoặc để cơ cấu lại nợ.
“Đây là trái phiếu nghĩa vụ chung, nguồn hoàn trả trái phiếu được đảm bảo từ nguồn ngân sách TP. Việc sử dụng nguồn vốn đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước theo nguyên tắc đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả…” – UBND TP HCM nhấn mạnh.
TP.HCM sắp phát hành 2.000 tỷ trái phiếu chính quyền địa phương
Lãnh đạo TP.HCM cho biết việc huy động trái phiếu chính quyền địa phương nhằm đảm bảo cân đối vốn đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm, góp phần phục hồi kinh tế.
Tại kỳ họp thứ 22 của HĐND TP.HCM sáng 10/11, các đại biểu đã đồng thuận việc thực hiện đề án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là giải pháp cần thiết để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thời điểm hiện tại.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: Quang Huy.
Đề xuất phát hành 2.000 tỷ trái phiếu được chính quyền TP.HCM đề xuất trong bối cảnh dự kiến thu ngân sách Nhà nước năm 2020 chỉ đạt 85% chỉ tiêu được giao. Trong đó, nguồn thu từ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, phí, lệ phí đầu tư phát triển đều không đạt dự toán.
Phân tích về những thuận lợi của việc phát hành trái phiếu thời điểm này, ông Lê Thanh Liêm cho hay lãi suất thị trường hiện tại tương đối thấp, các công ty bảo hiểm đang có nhu cầu đầu tư trái phiếu dài hạn. Bên cạnh đó, lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường ở các kỳ hạn 10-30 năm giảm sâu.
"Việc huy động trái phiếu chính quyền địa phương nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển cho các dự án, công trình trọng điểm, góp phần phục hồi kinh tế, tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới", ông Liêm nhấn mạnh.
Phó chủ tịch HĐND TP.HCM Phan Thị Thắng nhận định việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương năm 2020 trong thời điểm sắp hết năm có phần hạn chế về thời gian. Sau khi HĐND TP thông qua nghị quyết, chính quyền thành phố cần lên sơ đồ, lộ trình cụ thể để gấp rút làm thủ tục phát hành trái phiếu.
Nhà băng nào thu lợi nhuận từ hoạt động chứng khoán? 9 tháng đầu năm 2020, lãi thuần từ kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng phần lớn là tăng. Nhiều nhà băng có mức tăng trưởng hàng chục lần so với cùng kì năm trước, thậm chí chuyển từ lỗ sang lãi. Thực tế, đầu tư vào các chứng khoán đầu tư về lý thuyết là một hoạt động bình thường của...