TP HCM đồng loạt niêm yết danh sách cử tri tại phường, xã, thị trấn
Đến thời điểm này, các địa phương trên địa bàn TPHCM đã niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở UBND phường, xã, thị trấn để cử tri theo dõi, rà soát.
Phiên họp thứ 9 của Ủy ban bầu cử TPHCM diễn ra chiều nay (14/4). Tại phiên họp, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND Quận 1 cho biết: Tính đến ngày 9/4, Quận 1 thống kê có tổng cộng 164.218 cử tri, công tác niêm yết danh sách cử tri đã được quận đồng loạt tổ chức tại 67 điểm.
Tại Quận 3, Phó Chủ tịch UBND Trần Thanh Bình cho biết đã đồng loạt niêm yết danh sách cử tri tại 72 điểm, với số lượng 124.359 cử tri. Riêng tại Quận 3, điểm khác so với các quận khác là niêm yết danh sách cử tri trên trang thông tin điện tử của quận và trên ứng dụng Zalo. Theo thống kê, có 22.741 lượt truy cập, 110 ý kiến phản hồi về danh sách cử tri.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ phát biểu tại cuộc họp.
Bà Thái Mỹ Diện, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Thủ Đức cho biết việc niêm yết danh sách cử tri tại 376 điểm, hiện số lượng cử tri là 708.499 người. Với đặc thù là địa bàn rộng, Ủy ban bầu cử thành phố Thủ Đức đã lập bản đồ và đưa các khu vực bỏ phiếu lên để người dân dễ dàng tra cứu.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ cho biết: Đến nay có 39/50 ứng cử viên đại biểu Quốc hội và 161/169 ứng cử viên đại biểu HĐND TPHCM đạt kết quả tín nhiệm của cử tri từ 70% trở lên. Sau khi niêm yết danh sách cử tri, thì TPHCM sẽ chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần 3.
Sau khi hiệp thương, khối lượng công việc cần thực hiện rất lớn. Bà Lệ nhấn mạnh, các địa phương cần chú ý đảm bảo các điều kiện để tổ chức tốt cuộc bầu cử. Bí thư quận ủy, huyện ủy phải chịu trách nhiệm về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Bà Nguyễn Thị Lệ cho biết: “Có ban chỉ huy thống nhất nhưng cấp ủy là người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cũng như nắm địa bàn, quản lý các đối tượng thì sẽ giảm áp lực rất nhiều cho thành phố và kìm chân được đối tượng chống phá”.
Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng bộ, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục với thi hành pháp luật
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Kế hoạch số 211-KH/TU, ngày 21 - 8 - 2020 của Tỉnh ủy.
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 9 - 12 - 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, thời gian qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được những kết quả quan trọng đó là: Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật được nâng lên.
Thể chế, chính sách về phổ biến giáo dục pháp luật từng bước được hoàn thiện. Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân có bước chuyển biến tích cực, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Một số sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chưa thường xuyên quan tâm đúng mức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, việc sử dụng nguồn lực tài chính và huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thật hiệu quả.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp nhất là cấp cơ sở còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nội dung Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 - 6 - 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 211-KH/TU ngày 21 - 8 - 2020 của Tỉnh ủy; phát huy vị trí, vai trò quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 - 6 - 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 211-KH/TU ngày 21 - 8 - 2020 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của người dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; lấy ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nhất là phải bảo đảm tính đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, góp phần tích cực giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó phải kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan thường trực trong Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ngành; thường xuyên rà soát, bổ sung đội ngũ báo cáo viên, truyên truyền viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; ban hành chính sách phù hợp để sử dụng đội ngũ người biết tiếng dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời, thực chất, hiệu quả.
Các cấp, ngành thường xuyên quan tâm bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn; đa dạng hóa nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế, đồng bào dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức phổ biến giáo dục pháp luật, bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng.
Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh theo dõi, hướng dẫn các cấp, ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, phát sinh của các cơ quan, đơn vị, địa phương để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Công tác tổ chức bầu cử phải đảm bảo đúng luật Sáng 13/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia cùng Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình...