TP HCM đổi 16 khu đất lấy cầu Thủ Thiêm 4
Gần 100.000 m2 đất trong Thủ Thiêm cùng 5 khu đất khác sẽ được TP HCM dùng đổi lấy cầu 5.200 tỷ đồng – nối quận 2 và 7.
Trong giải trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP HCM cho biết muốn thực hiện dự án cầu Thủ Thiêm 4 (nối quận 2 và 7) theo hình thức đối tác công – tư (hợp đồng BT: xây dựng – chuyển giao).
Dự kiến, thành phố dùng 11 lô đất thuộc khu chức năng số 3,4 ( khu đô thị mới Thủ Thiêm) với tổng diện tích gần 100.000 m2 (ước tính giá trị khoảng 3.200 tỷ đồng) để thanh toán chi phí xây lắp và thiết bị của cầu Thủ Thiêm 4.
Còn quỹ đất để thanh toán cho kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng phía quận 7 và các chi phí khác, gồm: số 462-464 Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, gần 1.200 m2); 1310 Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức, 5.300 m2); số 11 đường Linh Trung (hơn 11.700 m2); số 540/21 Cách Mạng Tháng Tám (quận 3, 7.000 m2) và khu đất tại cảng Tân Thuận hiện hữu sau khi di dời.
Theo quy hoạch sẽ có 5 cây cầu và một hầm chui nối trung tâm và các quận khác với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).
Trước đó, hồi tháng 4 Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giao thông Vận tải, Kế hoạch – Đầu tư, cho phép chỉ định nhà đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) với tổng số vốn hơn 5.200 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cầu dài hơn 2,1 km, tĩnh không 10 m, thiết kế dạng dây văng gồm phần cầu chính nối quận 2 và 7 với 6 làn xe; phần cầu dẫn trên đường Nguyễn Văn Linh bố trí từ trước nút giao Nguyễn Văn Linh – cầu Tân Thuận 2; hai nhánh cầu dẫn N1, N2 từ cầu chính phía quận 7 xuống đường Huỳnh Tấn Phát.
Công trình được thành phố xác định là “dự án cấp bách, cần ưu tiên đầu tư” nhằm tăng khả năng kết nối cho khu đô thị Thủ Thiêm và hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực. Vì hiện Khu đô thị mơi Thủ Thiêm chỉ kết nối giao thông với Khu trung tâm hiện hữu tại địa bàn quận Bình Thạnh và quận 1, chưa kết nối được với các quận 4, 7 và Khu đô thị Nam thành phố.
Khi cầu Thủ Thiêm 4 hoàn thành cũng sẽ giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, Thủ Đức qua các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè (cầu Thủ Thiêm 1 – đường trục Bắc Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm – cầu Thủ Thiêm 4); đồng thời, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Theo quy hoạch, sẽ có 5 cây cầu và một hầm chui nối các khu vực khác của thành phố với khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2). Hiện cầu Thủ Thiêm 1 và hầm vượt sông Sài Gòn (nối quận 2 và quận 1) đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Đầu năm 2015, cầu Thủ Thiêm 2 với tổng số vốn gần 3.100 tỷ đồng cũng được khởi công và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM yêu cầu tiêu hủy gần 4.000 heo bị tiêm thuốc an thần
Ngoài việc xử phạt và dừng hoạt động cơ sở giết mổ Xuyên Á, TP HCM yêu cầu nhanh chóng tiêu hủy toàn bộ số heo bị tiêm thuốc an thần.
Ngày 2/10, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp đoàn thanh tra nhanh chóng tiêu hủy toàn bộ 3.750 con heo bị tiêm thuốc an thần.
Số heo này không thể được nuôi nhốt chờ đào thải thuốc rồi đưa vào giết mổ vì không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã phát bệnh lở mồm long móng và chắc chắn thịt heo có tồn dư thuốc.
Cơ sở giết mổ Xuyên Á (huyện Củ Chi) bị xem xét xử phạt, dừng ngay hoạt động để chấn chỉnh theo định hướng cơ sở giết mổ tập trung hiện đại.
Trước đó, nói về trách nhiệm của lò mổ, bà Phạm Khánh Phong Lan - Đại biểu Quốc hội, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP HCM gay gắt: "Họ không thể cho thuê chỗ rồi 'khoán trắng' cho thương lái, không thể làm với quy mô lớn mà bậy bạ như vậy được. Nếu không có biện pháp mạnh, có lẽ hôm nay họ vẫn đang tiêm chất cấm".
Heo bị tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ. Ảnh: Sơn Hòa.
Lãnh đạo TP HCM cũng yêu cầu Sở NN&PTNT, Ban quản lý ATTP công khai danh tính 13 thương lái vi phạm, đồng thời có biện pháp kiểm soát chặt sản phẩm thịt heo từ nguồn các thương lái này trong thời gian tới.
Sở Tư pháp được giao nghiên cứu, kiến nghị bổ sung quy định các mức xử phạt nghiêm đối với các hành vi tương tự của thương lái, chủ cơ sở giết mổ.
Trong thời gian cơ sở giết mổ Xuyên Á tạm dừng hoạt động, UBND thành phố yêu cầu Sở Công thương có biện pháp bình ổn thị trường, không để khan hiếm, nâng giá thịt heo.
Khuya bốn hôm trước, lực lượng liên ngành của Cục cảnh sát Môi trường - Bộ Công an bắt quả tang hai người bơm thuốc an thần cho heo tại cơ sở giết mổ Xuyên Á. Nhiều lọ thuốc có nhãn Combistress (an thần), hàng chục chai nhựa giống bình truyền nước chứa dung dịch màu vàng... bị thu giữ. Gần 4.000 con nằm la liệt tại các dãy chuồng sau khi bị tiêm thuốc an thần.
Xuyên Á là cơ sở giết mổ lớn nhất ở TP HCM, mỗi đêm làm thịt khoảng 5.000 con heo. Đơn vị này chiếm hơn 50% tổng lượng heo giết mổ tại thành phố.
Liên quan vụ việc, 17 cán bộ Chi cục Thú y phải viết giải trình, trong đó có cả lãnh đạo trạm thú y Củ Chi. Họ bị tình nghi tiếp tay, nhận tiền của thương lái để bỏ qua sai phạm.
Việc quản lý ATTP tại thành phố hiện có sự phân cấp. Ở giai đoạn heo giết mổ, trách nhiệm quản lý thuộc Chi cục Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NN&PTNT). Còn khi thịt heo ra đến chợ đầu mối, đến bếp ăn của người dân thì thuộc trách nhiệm của Ban ATTP.
Tuyết Nguyễn
Theo VNE
Máy bơm 'khủng' chính thức nhận nhiệm vụ chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh Sau ba lần thử nghiệm thành công, TP HCM ký hợp đồng nguyên tắc với chủ đầu tư máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh. Sáng 2/10, Trung tâm chống ngập TP HCM (đại diện UBND thành phố) tiếp nhận dịch vụ xử lý chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh từ Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung - chủ đầu tư...