TP HCM điều trăm cảnh sát bảo vệ trung tâm cắt cơn nghiện
Một đại đội cảnh sát cơ động được giao nhiệm vụ tuần tra xung quanh cơ sở xã hội Nhị Xuân, nơi tiếp nhận người nghiện không có nơi cư trú ổn định, để giữ an ninh trật tự.
UBND TP HCM vừa giao Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an các địa phương tập trung rà soát, củng cố hồ sơ đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội đã lập tại địa bàn; đảm bảo đầy đủ thành phần hồ sơ, chặt chẽ, đúng quy định.
Trong trường hợp cần thiết, thành phố cho phép công an các quận, huyện được thuê mặt bằng, địa điểm để tạm giữ phương tiện của người nghiện ma túy đang bị xử lý, trong thời gian xác minh chủ sở hữu. Bên cạnh đó,phải nhanh chóng lập hồ sơ đề nghị TAND xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với những người nghiện ma túy phá hoại tài sản, gây mất an ninh trật tự.
Từ rạng sáng 5/12, TP HCM đồng loạt ra quân thu gom người nghiện để đảm bảo không có người nghiện lang thang trước tết Nguyên đán. Ảnh: Quốc Thắng.
Video đang HOT
Ngoài ra, Công an thành phố được yêu cầu cử một đại đội cảnh sát cơ động (100-120 cán bộ, chiến sĩ) đóng tại Khu dân cư đô thị mới Nhị Xuân, thường xuyên tuần tra xung quanh Cơ sở xã hội Nhị Xuân (trung tâm lớn nhất trong hai nơi cắt cơn, giải độc, điều trị người nghiện của TP HCM); đồng thời chỉ đạo Công an huyện Hóc Môn và Công an huyện Củ Chi thông tin đầu mối liên hệ cho các cơ sở xã hội trú đóng trên địa bàn, kịp thời hỗ trợ lực lượng đảm bảo an ninh trật tự cho các đơn vị khi cần thiết.
Liên quan đến việc đưa người nghiện không nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội, UBND thành phố cũng chỉ đạo không đưa vào cơ sở xã hội phụ nữ nghiện ma túy có con nhỏ dưới 3 tuổi; đồng thời tuyên truyền vận động các trường hợp này làm đơn đăng ký tham gia cai nghiện tự nguyện. Những đứa trẻ sẽ giao cho các cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng.
Giám đốc Sở Y tế được yêu cầu điều động 3 xe cấp cứu và 3 đội bác sĩ chuyên khoa túc trực làm nhiệm vụ và hỗ trợ về chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ tại các cơ sở xã hội trong việc chẩn đoán, điều trị cắt cơn, giải độc, xác định tình trạng nghiện, lập hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân nghiện ma túy theo quy trình, phác đồ, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Bộ Y tế.
Trước đó, từ rạng sáng ngày 5/12, TP HCM mở đợt cao điểm truy quét tệ nạn xã hội, xử lý người nghiện. Sau khi sàng lọc, người dương tính với ma túy sẽ được đưa vào các trung tâm tiếp nhận để cắt cơn giải độc. Trong vòng 15-20 ngày, tòa án sẽ thụ lý hồ sơ và ra phán quyết đưa người nghiện đi cai tại các trại ở TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đăk Nông… với thời gian 24 tháng.
Sau một tuần, đã có hơn 800 người được đưa vào 2 cơ sở xã hội Bình Triệu (quận Bình Thạnh) và Nhị Xuân (huyện Hóc Môn). Theo cơ quan chức năng, TP HCM có khả năng tiếp nhận khoảng 20.000 người nghiện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trung Sơn
Theo VNE
Mẹ của bé trai bị bỏ rơi trên taxi được ra trại cai nghiện
Sáng 13.12, ông Mai Thành Liêm (tự xưng là ông dượng bé Bo), cho biết khoảng 21 giờ ngày 12.12, chị H.T.T.V (22 tuổi, ngụ Q.4, TP.HCM; người được cho là mẹ bé Bo) đã ra khỏi trung tâm cai nghiện và liên hệ với ông Liêm để tiến hành các bước tiếp theo nhằm được nhận lại bé.
Bé Bo trong vòng tay của những cán bộ P.1, Q.8, TP.HCM - Ảnh: Ngọc Lê
Theo ông Liêm, đêm 12.12, chị V. đã được cho ra khỏi Cơ sở xã hội Nhị Xuân (huyện Hóc Môn) để về địa phương, nhằm có điều kiện xác định mối quan hệ ruột thịt với bé Bo và có cơ hội chăm sóc con nhỏ.
Trao đổi với chúng tôi sáng 13.12, ông Bùi Thanh Tuấn, Giám đốc cơ sở xã hội Nhị Xuân, cho biết ngày 12.12, đại diện cơ sở Nhị Xuân đã nhận được công văn của Công an huyện Bình Chánh với đề nghị trả chị V. về địa phương vì chị V. đang có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Sau đó, Ban giám đốc cơ sở xã hội Nhị Xuân đã ra quyết định trả chị V. về địa phương. Khoảng 17 giờ 30 ngày 12.12, chị V. đã được ra khỏi trại, tiếp tục hoàn tất hồ sơ pháp lý để đón bé Bo.
Một cán bộ Công an huyện Bình Chánh cho biết, sau khi chị V. ra khỏi trung tâm này, phía gia đình chị vẫn phải tiến hành giám định ADN để chứng minh chị V. và bé Bo là hai mẹ con ruột. Chi phí giám định ADN do gia đình chị V. tự chi trả. Phía cơ quan chức năng chỉ có thể giúp gia đình chứng minh việc chị V. có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
"Nếu trong trường hợp hai người là mẹ con thật, thì cơ quan chức năng sẽ hướng dẫn thủ tục, tạo điều kiện hết sức để bé Bo có thể trở về đoàn tụ với gia đình. Đây là trường hợp lạ, từ trước giờ ít gặp", vị cán bộ này nói.
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Mẹ bé trai bị bỏ rơi trên taxi đang cai nghiện Nhiều ngày qua, bạn đọc đặt câu hỏi vì sao chỉ có ông Mai Thành Liêm (ngụ ở Gò Vấp, TP.HCM) đến xin nhận cháu bé (bé Bo) bị bỏ rơi trên taxi mà không thấy ba mẹ của bé. Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, mẹ của bé Bo có thể đang ở trong cơ sở cai nghiện sau đợt ra...