TP HCM đề xuất chi hơn 9.200 tỷ đồng giúp người khó khăn
Với lý do dịch kéo dài, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung 9.247 tỷ đồng hỗ trợ nhiều hộ nghèo, lao động tự do, làm thuê, gia đình chính sách.
Trong tờ trình vừa gửi UBND TP HCM, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Nghị quyết 09 đã có hai gói hỗ trợ người dân ảnh hưởng bởi Covid-19 trong tháng 6. Tuy nhiên đến nay, dịch vẫn tiếp diễn, thành phố áp dụng Chỉ thị 16 và nhiều biện pháp siết giãn cách nên số người dân khó khăn tăng lên. Do đó, nghị quyết này cần điều chỉnh theo hướng mở rộng nhóm được giúp đỡ và kéo dài thời gian hỗ trợ đến cuối năm 2021.
Người khó khăn ở phường 14 (quận Gò Vấp) nhận túi an sinh, tiền hỗ trợ từ chính quyền. Ảnh: Lê Tuyết
Cụ thể, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung hơn 1.660 tỷ đồng để hỗ trợ hơn 1,1 triệu lao động tự do. Mỗi người nhận được 1,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Hơn 7.210 tỷ đồng sẽ được chi cho gần 1,6 triệu hộ (khoảng 4,5 triệu người) lao động khó khăn sống trong nhà trọ, lưu trú, xóm nghèo, khu vực bị phong tỏa… và 300.000 lao động làm thuê theo thời vụ. Mỗi người nhận được 1,5 triệu đồng.
Gần 54.000 hộ nghèo, cận nghèo, mỗi hộ nhận 1,5 triệu đồng với tổng kinh phí gần 81 tỷ đồng.
Ngoài ra, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiến nghị hỗ trợ gần 39.000 người có công với cách mạng, người hưởng trợ cấp hàng tháng, hơn 157.000 người thuộc nhóm bảo trợ xã hội, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt sống ở cộng đồng, các mái ấm. Mỗi trường hợp nhận 1,5 triệu đồng. Tổng kinh phí 294 tỷ đồng.
Kinh phí chi cho các nhóm hỗ trợ này được đề xuất từ ngân sách, trong đó có nguồn cải cách tiền lương.
Trong đợt dịch thứ tư, ngoài gói 26.000 tỷ đồng áp dụng toàn quốc, TP HCM triển khai hai gói hỗ trợ riêng tổng trị giá gần 1.800 tỷ đồng, vừa bổ sung hơn 2.500 tỷ đồng. Đến nay, khoảng 1.840 tỷ đồng đã được giải ngân.
Vừa qua, TP HCM kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gần 28.000 tỷ đồng và 142.200 tấn gạo giúp đỡ 1,5 triệu hộ dân với hơn 4,7 triệu người đang khó khăn.
Đưa nhu yếu phẩm đến hộ dân gặp khó khăn qua 'Siêu thị mini 0 đồng'
Ngày 24/8, tại Hà Nội, nhiều địa phương đã phối hợp với với các nhà hảo tâm tổ chức "Siêu thị mini 0 đồng" để đưa nhu yếu phẩm đến với gia đình chính sách, người nghèo, sinh viên, lao động tự do...
đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Người khuyết tật, thương bệnh binh được đưa đến "Siêu thị mini 0 đồng" quận Ba Đình để tự lựa chọn các mặt hàng thiết yếu cho mình và gia đình. Ảnh: TTXVN phát
Theo ông Hà Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa, trong đợt này UBND quận phối phợp với Câu lạc bộ doanh nhân Sao Đỏ và Tập đoàn Phú Thái trao quà cho 1.007 trường hợp tại 5 phường trên địa bàn. Mỗi suất quà trị giá trung bình 400.000 đồng.
Quận Đống Đa triển khai hai hình thức nhận quà tại "Siêu thị mini 0 đồng". Đó là, đối với những hộ dân neo đơn, gia đình chính sách, khuyết tật, già yếu... sẽ được nhận quà của siêu thị tại nhà riêng. Nhóm đối tượng còn lại sẽ được nhận phiếu mua hàng tại "Siêu thị mini 0 đồng".
Quận Ba Đình cũng tổ chức "Siêu thị mini 0 đồng" tại trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh. Theo ông Cồ Như Dũng, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình, chương trình diễn ra trong 3 ngày từ 24 - 26/8, dự kiến trao tặng 1.009 xuất quà và thẻ đi "Siêu thị mini 0 đồng" cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn quận.
Cũng trong sáng nay, nhiều hộ dân bị khuyết tật cũng được đoàn viên thanh niên quận Ba Đình hỗ trợ đưa đến "Siêu thị mini 0 đồng" để tự tay lựa chọn hàng hóa, phục vụ sinh hoạt cho gia đình.
Nhìn chung "Siêu thị mini 0 đồng" tại quận Ba Đình và Đống Đa đều trưng bày những nhu yếu phẩm cần thiết như: gạo, trứng, dầu ăn, rau củ quả, đồ hộp, sữa... Những sản phẩm được mang đến đây đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo quy định của pháp luật.
Là một trong những người được mời mua hàng tại "Siêu thị mini 0 đồng", ông Đoàn Ngọc Vinh, phường Thổ Quan cho biết, ông rất xúc động về sự quan tâm của chính quyền địa phương trong thời điểm dịch COVID-19.
Khi đến với "Siêu thị mini 0 đồng", ông được đón tiếp chu đáo từ việc kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn nơi nhận phiếu, bố trí địa điểm ngồi chờ, nhân viên hỗ trợ, tư vấn rất khoa học để đảm bảo công tác phòng dịch. Những việc làm này, người nhận quà cảm thấy được trân trọng, ấm lòng trước sự quan tâm của chính quyền và nhà hảo tâm.
Giúp dân không chỉ là trách nhiệm mà còn bằng lương tâm và tình cảm Kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Ngành Lao động - Thương binh và xã hội (28/8/1945-28/8/2021)) trùng vào thời điểm toàn ngành đang "căng mình" nỗ lực giúp người dân vượt khó khăn do Covid-19 gây ra. Bên cạnh việc đảm bảo các nhiệm vụ thường xuyên của ngành, một trong những mục tiêu chính trong lúc này mà ngành đang tập...