TP. HCM: Đề xuất bổ sung 128 tỷ đồng trợ giá xe buýt năm 2020
Sở GTVT TP. HCM vừa có tờ trình gửi UBND Thành phố về việc phê duyệt giá, mức trợ giá đặt hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe đưa rước học sinh trên địa bàn TP. HCM
Sở GTVT TP. HCM đề xuất bổ sung 128 tỷ đồng trợ giá xe buýt
Trong năm 2020, dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt được Sở Tài chính thẩm định trình UBND TP. HCM phê duyệt, giao dự toán cho Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng là 1.150 tỉ đồng.
Tuy nhiên, Sở GTVT TP. HCM tính toán vẫn chưa đủ nên đề xuất đề xuất UBND TP. HCM bổ sung dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt năm 2020 tăng thêm 128 tỉ đồng, nâng tổng số tiền trợ giá năm 2020 lên 1.278 tỉ đồng. Trong 128 tỉ đồng trợ giá xe buýt bổ sung có 22,5 tỷ đồng hỗ trợ đơn vị vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, 51 tỷ đồng sẽ dự phòng việc phát sinh khối lượng, nhiên liệu, điều động phương tiện phục vụ nhiệm vụ chính trị và 54,4 tỷ đồng chênh lệch chi phí do thay đổi mức lương.
Video đang HOT
Theo Sở GTVT TP. HCM, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến số lượng hành khách, số chuyến xe hoạt động nên từ đầu năm 2020 đến nay, hợp đồng đặt hàng vẫn chưa được ký kết giữa các đơn vị vận tải với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng khiến các doanh nghiệp xe buýt gặp nhiều khó khăn do mức tạm ứng không đủ trang trải chi phí.
Các doanh nghiệp xe buýt cho biết việc bổ sung tiền trợ giá, nhất là chi phí hỗ trợ dịch Covid-19 sẽ giúp các đơn vị vận tải phần nào vượt qua khó khăn, trang trải chi phí, nợ nần trong mấy tháng.
Những năm gần đây, ngân sách chi trợ giá cho hoạt động xe buýt tại TP. HCM bình quân hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhưng được cho chưa sát thực tế. Ba năm qua, trợ giá xe buýt tăng dần (từ 1.123 tỷ đồng năm 2018, lên 1.247 tỷ đồng năm 2019 và 1.311 tỷ đồng năm 2020) nhưng không đủ kinh phí để xe buýt hoạt động.
Trong khi lượng hành khách đi xe buýt cũng giảm dần qua các năm. Cụ thể, giai đoạn 2014-2018 khách giảm bình quân 6,65% mỗi năm. Đến năm 2019 lượng khách chỉ đạt khoảng 255 triệu lượt, giảm 12,1% so với mức 289,9 triệu lượt năm 2018. Năm 2020 dự kiến chỉ còn 159 triệu lượt.
Hiện, TP. HCM có 128 tuyến xe buýt hoạt động, trong đó có 91 tuyến có trợ giá, 37 tuyến không trợ giá. Tính từ năm 2018 đến nay, có 11 tuyến xe buýt ở TP. HCM có trợ giá ngưng hoạt động vì nhu cầu đi lại thấp, không hiệu quả.
Đấu thầu xe buýt vẫn gặp khó
Do hệ thống xe buýt có trợ giá đang hoạt động thiếu hiệu quả, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (thuộc Sở GTVT TP HCM) là đơn vị quản lý các hoạt động xe buýt cho biết sẽ tổ chức đấu thầu để khai thác các tuyến xe buýt.
Theo Trung tâm này, các tiêu chí cơ bản để doanh nghiệp có thể trúng thầu, nhận được tiền trợ giá là chất lượng xe, thời gian hoạt động (đúng giờ) và mức độ an toàn. Trước mắt, Trung tâm sẽ cho đấu thầu 4 tuyến trong tổng số 45 tuyến xe buýt được phép đấu thầu. Các doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực xe buýt sẽ gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý cũng như mức giá để tham gia. Thời gian trúng thầu cho các tuyến hoạt động là 5 năm.
Xe buýt hoạt động trợ giá tại TP HCM.
Theo một doanh nghiệp vận tải, về cơ bản việc đấu thấu hoạt động các tuyến xe buýt cũng tương tự như cơ chế trợ giá hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và trung tâm quản lý hiện có. Cái khác duy nhất là thời gian trúng thầu là 5 năm, thay vì ký hợp đồng 1 năm/lần như hiện nay. Việc thời gian dài sẽ giúp doanh nghiệp an tâm đầu tư hơn.
Tuy nhiên, về cơ bản thì việc đấu thầu sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn so với hiện tại, nhất là các tiêu chí mà Trung tâm đưa ra. "Thực tế, để doanh nghiệp đầu tư xe buýt, nhiên liệu, nhân công... và hoạt động trên tuyến đường có sẵn như hiện nay, chi phí rất lớn. Với lượng hành khách và giá hiện hữu, doanh nghiệp chắc chắn không đủ chi phí và thành phố buộc phải bỏ thêm tiền duy trì, giúp doanh nghiệp có thể hoạt động được.
Việc đấu thầu hay ký hợp đồng như hiện nay chỉ là cách để doanh nghiệp nhận tiền trợ giá. Vì bản chất không thay đổi nhưng nếu Trung tâm bắt buộc doanh nghiệp hoạt động đáp ứng đủ 3 tiêu chí (thời gian, chất lượng, an toàn) thì mới nhận đủ tiền, bằng không sẽ nhận ít đi khiến doanh nghiệp gặp khó. Bởi tiêu chí thời gian hoạt động gần như không phụ thuộc vào năng lực doanh nghiệp mà chủ yếu do hạ tầng đô thị ở TP HCM.
Các tuyến xe buýt chạy giờ cao điểm, đi qua nhiều khu dân cư đông đúc, dừng/đỗ nhiều bến thường dễ gây tình trạng kẹt xe. Vì thế, việc đúng giờ là tiêu chí rất khó để đảm bảo. Trong khi đó, tiêu chí chất lượng, an toàn thì doanh nghiệp có thể cải thiện", đại diện một doanh nghiệp nêu ý kiến.
Ngoài các tiêu chí, đại diện doanh nghiệp xe buýt còn cho biết, khoảng 5 năm trở lại đây, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư xe buýt đều không có lãi, thậm chí là thua lỗ. Nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ chuyến, bỏ tuyến vì tiền thu (gồm tiền bán vé và tiền trợ giá) không đủ chi nhiên liệu, nhân công, tiền mua xe, bến bãi... Vì thế, việc thành phố thay đổi cách thức sẽ khiến doanh nghiệp đầu tư gặp áp lực.
Mục tiêu vực dậy sản lượng vận tải xe buýt, thu hút người dân sử dụng dịch vụ này trên địa bàn TP HCM hiện nay là không hề dễ dàng. Dù ngân sách đã chi rất nhiều tiền của và đơn vị quản lý cũng đã có một số chính sách thay đổi nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
TP.HCM tạm dừng 5 tuyến xe buýt kết nối tỉnh Đồng Nai phòng dịch Covid-19 Các tuyến xe buýt tỉnh liền kề không trợ giá số 5, 60-1, 60-2, 60-3, 60-4 kết nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai tạm dừng hoạt động. TP.HCM tạm dừng 5 tuyến xe buýt kết nối tỉnh Đồng Nai phòng dịch Covid-19. (Ảnh minh họa) Sáng 6/8, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết, các tuyến xe buýt tỉnh...