TP HCM đề xuất ấn Tả quân Lê Văn Duyệt là bảo vật quốc gia
Ấn đồng có khắc chữ “ Tả quân chi ấn” được người dân phát hiện ở Huế năm 1981.
14 hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật và Bảo tàng TP HCM vừa được UBND TP HCM đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó có ấn Tả quân chi ấn của đô thống chế tả quân Dinh Thần sách Lê Văn Duyệt, được đúc bằng đồng năm 1802.
Ấn nặng 1,82 kg; cao 7,2 cm gồm phần để cầm và bệ ấn trên lưng có khắc 4 chữ Hán Tả quân chi ấn với nét chữ chân phương. Ấn được người dân phát hiện khi đào vườn nhà ở xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, TP Huế năm 1981…
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, năm 2001 chiếc ấn được đưa về Bảo tàng TP HCM.
Ấn này của khâm sai chưởng tả quân Bình Tây tướng quân Lê Văn Duyệt, là một trong 5 ấn được vua Gia Long đúc để ban tặng 5 vị chưởng quân đứng đầu ngũ quân thời bấy giờ là tiền quân – tả quân – hữu quân – trung quân – hậu quân. Hiện, chỉ chiếc ấn này được tìm thấy.
Ấn đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh: Bảo tàng TP HCM.
Lê Văn Duyệt (1764-1832) có công lớn trong việc xây dựng và phát triển vùng đất Nam Bộ. Tổng trấn Gia Định Thành đã cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy. Dưới sự cai trị của ông, thành phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự trải dài từ Bình Thuận tới Cà Mau, Hà Tiên.
Tài năng và công đức của ông được người dân Nam Bộ hết lòng tôn kính, coi ông như một vị thần.
Video đang HOT
Những hiện vật còn lại được TP HCM đề nghị công nhận bảo vật quốc gia trong đợt này gồm: bộ sưu tập khuôn in tín phiếu, tiền giấy (gồm 12 hiện vật) đang lưu giữ tại Bảo tàng TP HCM và tranh sơn mài Thanh niên thành đồng của họa sĩ Nguyễn Sáng.
Hiện Việt Nam co 118 hiên vât đươc công nhân la bao vât quôc gia. Trong đó co rât nhiêu hiên vât đươc phat hiên tinh cơ, chu yêu do ngươi dân đao đươc trong đât hoăc truc vơt dươi nươc.
Hâu hêt bao vât quôc gia đươc công nhân đêu đang thuôc sơ hưu cua nha nươc, nhât la cac bao tang va môt sô it thuôc cac di tich lich sư văn hoa.
Trung Sơn
Theo VNE
TP HCM sẽ thành đô thị thông minh như thế nào
Đề án đô thị thông minh nhắm đến chất lượng sống tốt cho người dân và họ có thể tham gia giám sát, quản lý, xây dựng thành phố.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến (Phó ban điều hành đề án đô thị thông minh) vừa trình HĐND thành phố Đề án xây dựng TP HCM thành đô thị thông minh, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2020.
Đề án nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay; giúp thành phố phát triển nhanh, bền vững và cung cấp nhiều dịch vụ cho đời sống xã hội, người dân.
Người dân sẽ được cung cấp các tiện ích hỗ trợ để có thể ra quyết định một cách tối ưu. Việc tương tác giữa người dân với chính quyền sẽ dễ dàng; đồng thời tham gia giám sát, quản lý và xây dựng thành phố.
Doanh nghiệp sẽ có môi trường minh bạch, đơn giản, thuận tiện hoạt động và được cung cấp nhiều thông tin để có quyết định kinh doanh chính xác.
Còn đối với các tổ chức xác hội, đô thị thông minh tạo ra kết nối phản hồi thông tin để họ tham gia một cách hiệu quả vào quá trình cung cấp các dịch vụ cho đô thị.
Đề án đô thị thông minh được kỳ vọng sẽ giúp người dân có chất lượng sống tốt hơn. Ảnh: Hữu Công.
Áp dụng triệt để công nghệ thông tin
Để xây dựng đô thị thông minh, trong thời gian tới TP HCM phải thực hiện 4 nhiệm vụ: Xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu; Trung tâm nghiên cứu mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội; Trung tâm điều hành thông minh và an toàn thông tin.
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, đô thị thông minh mà thành phố đang muốn xây dựng sẽ ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ với bộ máy hành chính (nâng cao công tác quản lý điều hành) mà còn với mọi lĩnh vực đời sống, xã hội liên quan trực tiếp người dân.
"Việc quản trị đô thị sẽ dần chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động. Thay vì chỉ phản ứng khi xảy ra sự cố, bức xúc của người dân, chính quyền có thể sử dụng công cụ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn cùng các công cụ phân tích ... để chiết xuất thông tin, tiên lượng các vấn đề có thể xảy ra, xây dựng các chiến lược phát triển và kịch bản ứng phó phù hợp", ông Tuyến nói.
Cải cách hành chính
Trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính, đô thị thông minh sẽ giúp người dân, doanh nghiệp "chỉ ở nhà nộp hồ sơ, thanh toán chi phí qua Internet"... rồi ngồi chờ kết quả thông qua bưu điện.
Sở ngành sẽ là đầu mối tiếp nhận dịch vụ công, chủ động liên thông với những nơi liên quan để giải quyết. Khi có kết quả cuối cùng sẽ gửi đến người dân, không để người dân phải "vác hồ sơ chạy lòng vòng".
Những công cụ kiểm soát hiện đại sẽ giải quyết hồ sơ; chặn đứng việc cán bộ thụ lý ngâm hồ sơ, sách nhiễu, gây phiền hà người dân.
Trường hợp khám chữa bệnh ở bệnh viện công sẽ được đăng ký giờ khám, dịch vụ, lựa chọn bác sĩ qua mạng - thay vì phải đến chầu chực xếp hàng mất nhiều thời gian như hiện nay. Thậm chí ở trong nước có thể đăng ký khám, hội chẩn với bác sĩ, chuyên gia y tế nước ngoài...
Tăng năng lực cạnh tranh và chất lượng sống
Dù là trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học của cả nước nhưng so với các đô thị khác trên 2 tiêu chí quan trọng là năng lực cạnh tranh và chất lượng sống, TP HCM đang đứng cuối bảng; xếp sau Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Phillippines)...
Nguyên nhân là do dân số tăng nhanh làm quá tải hạ tầng đô thị (dẫn đến kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, tội phạm diễn biến phức tạp); kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, việc quản lý đô thị còn nhiều bất cập, chất lượng phục vụ người dân chưa tốt; ứng dụng công nghệ thông tin chưa mang tính tổng thể, chưa đạt kết nối cao giữa các lĩnh vực...
Theo chính quyền thành phố, xây dựng đô thị thông minh là một xu hướng của thế giới. Từ giữa thập niên 2000, một số nơi trên thế giới đã bắt đầu ứng dụng mạnh các công nghệ thông tin truyền thông như điện toán đám mây, công nghệ di động, mạng xã hội... Việc này nâng cao được năng lực thu thập, chia sẻ dữ liệu và dự báo phục vụ công tác quản lý đô thị; giúp tối ưu các nguồn lực để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và thúc đẩy phát triển bền vững.
Nhiều quốc gia và thành phố lớn đang triển khai xây dựng đô thị thông minh tiêu biểu như: Singapore, London, Chicago, New York, Seoul, Hongkong... Do đó, thành phố cần tận dụng thời cơ này để trở thành đô thị thông minh nhằm phát huy các thế mạnh, hỗ trợ tốt cho 7 chương trình đột phá.
Trung Sơn
Theo VNE
TP HCM thu phí BOT tự động ở ba cửa ngõ Trạm Xa lộ Hà Nội, An Sương - An Lạc và Phú Mỹ được đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng trị giá 158 tỷ đồng. UBND TP HCM vừa duyệt dự án Đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm cầu Phú Mỹ (thuộc dự án đầu tư BOT cầu Phú Mỹ), Xa lộ...