TP HCM đầu tư 770 tỷ đồng giảm tắc đường vào cảng Cát Lái
Để giảm ùn tắc ở khu vực vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2), TP HCM sẽ xây cầu vượt và hầm chui với tổng số vốn khoảng 770 tỷ đồng.
UBND TP HCM vừa kiến nghị Thủ tướng cho phép thực hiện dự án nút giao thông Mỹ Thủy trước khu vực cảng Cát Lái (quận 2, TP HCM) theo phương thức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu ứng vốn thi công sau đó thành phố trả chậm, có tính lãi với tổng vốn giai đoạn một là 770 tỷ đồng.
Đường Đồng Văn Cống dẫn vào cảng Cát Lái thường xuyên bị ùn tắc kéo dài. Ảnh:H.C.
Hình thức này tương tự như hình thức đầu tư xây dựng cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai phía Đông đã được Chính phủ chấp thuận trước đây. UBND TPHCM cam kết cân đối đủ vốn ngân sách để thanh toán chi phí đầu tư xây dựng công trình theo phương án trả chậm có tính lãi cho nhà đầu tư.
Theo thành phố, nút giao thông Mỹ Thủy là nút giao quan trọng giữa trục đường ra vào cảng Cát Lái và đường vành đai 2 TP HCM. Khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, chủ yếu do lưu lượng xe qua nút giao này rất lớn.
Vì vậy, để giải quyết nhanh chóng tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao này trong năm 2016, UBND thành phố dự kiến đầu tư trước giai đoạn một của nút giao, gồm cầu vượt (theo đường vành đai 2), kết hợp với hầm chui bên dưới nút giao hiện hữu và các công trình tiện ích tương ứng (không phải bồi thường, giải phóng mặt bằng).
Video đang HOT
Là cảng lớn và hiện đại nhất Việt Nam, với khoảng 85% lượng container hàng hóa tại khu vực TP HCM phải thông qua, Tân Cảng Cát Lái mỗi ngày có hàng chục nghìn phương tiện, nhiều nhất là xe container. Vì vậy, tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra mỗi khi hàng hóa bị ùn ứ trong cảng hay các xe vào cảng chậm.
Hữu Nguyên
Theo VNE
4 nút giao thông thay đổi diện mạo cửa ngõ Sài Gòn
Đại lộ Đông Tây, Ngã Ba Cát Lái, Vành đai 2 và Cầu vượt Trạm 2 là những nút giao thông hiện đại đem đến cho TP HCM bộ mặt khác hẳn sau 40 năm giải phóng.
Đại lộ Đông Tây, Ngã Ba Cát Lái, Vành đai 2 và Cầu vượt Trạm 2 là những nút giao thông hiện đại đem đến cho TP HCM bộ mặt khác hẳn sau 40 năm giải phóng.
Nút giao Vành đai 2 thuộc gói thầu số 9 của cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây vừa được đưa vào sử dụng toàn tuyến (dài 55 km) vào ngày 8/2. Công trình có 8 nhánh đường với tổng chiều dài hơn 12 km, trong đó phần đường dài hơn 8 km, phần cầu 4 km và 15 cống thoát nước. Nút giao có vai trò kết nối các phương tiện lưu thông ra vào đường cao tốc từ các hướng cầu Phú Mỹ, nút giao An Phú, ngã tư Bình Thái và hướng từ Long Thành (Đồng Nai).
Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), gói thầu xây dựng đường và nút giao giữa đường cao tốc và vành đai II có điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp nên phải sử dụng hơn 442.000 m3 đất đắp, gần 34.000 m3 cấp phối đá dăm, trên 36.000 tấn bê tông nhựa các loại và nhiều loại vật liệu đặc thù khác.
Nút giao thông Cầu vượt Trạm 2 (quận Thủ Đức, quận 9) kết nối Xa lộ Hà Nội với quốc lộ 1A. Cầu vượt được xây dựng theo quy mô hiện đại, có chức năng rất quan trọng phân luồng giao thông, giải quyết tình trạng kẹt xe ngay giữa cửa ngõ Đông Bắc thành phố.
Công trình khởi công xây dựng năm 2004, thiết kế hệ thống cầu vượt dạng hoa thị với bốn vòng tròn có đường kính 42 0m và các nhánh đường trong khu vực có diện tích 27 ha. Phần đường vành đai khu công nghệ cao của nút giao trên địa bàn quận 9 hiện chưa được thi công.
Nút giao thông ngã 3 Cát Lái (quận 2) nằm ở điểm cuối của đại lộ Đông Tây kết nối với Xa lộ Hà Nội mở rộng. Tuyến đường quan trong bậc nhất khu vực cửa ngõ phía đông nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và miền Bắc. Công trình được xây dựng với hai cầu từ cảng Cát Lái (Nguyễn Thị Định và đại lộ Mai Chí Thọ) rẽ trái về trung tâm Sài Gòn, một cầu hướng từ quận Thủ Đức rẽ trái về cảng Cát Lái, hầm Thủ Thiêm và 7 nhánh đường phía dưới.
Được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2010, công trình giải quyết cơ bản tình trang ùn tắc giao thông. Đây được xem là nút giao có tầm quan trọng và hiện đại ở TP HCM khi tạo điều kiện cho dòng xe đầu kéo, xe tải nặng lưu thông giữa xa lộ Hà Nội và cảng Cát Lái thuận lợi, nhanh chóng.
Nút giao đại lộ Đông Tây và quốc lộ 1A (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) là điểm đầu của dự án đại lộ Đông Tây kết nối giữa TP HCM với các tỉnh miền Tây. Công trình này có một nhánh cầu cụt và đường chính từ cầu vượt qua quốc lộ 1 chưa thi công.
Vừa qua, công ty Yên Khánh - đơn vị trúng đấu giá quyền thu phí sử dụng đường bộ đường cao tốc TP HCM - Trung Lương đã đề xuất đầu tư dự án xây đường nối đại lộ Đông Tây đến cao tốc TP HCM - Trung Lương. Tuyến đường này dài khoảng 2,7 km, điểm đầu tiếp giáp với nút giao đại lộ Đông Tây và quốc lộ 1A, điểm cuối là nút giao Tân Kiên - giao với tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm của đường cao tốc
Theo_Zing News
Hà Nội: Xe khách cố tình đi lên cầu vượt, "hạ gục" khung sắt Mặc dù đã có biển báo cấm nhưng chiếc ô tô khách cố tình đi lên cầu vượt; hậu quả đã va chạm đầu xe vào khung thép hạn chế chiều cao, tải trọng khiến thanh sắt chắn ngang phía trên bị rơi 1 đầu xuống đường. Vụ tai nạn trên xảy ra vào khoảng 6h30 sáng nay (12/6), tại cầu vượt bằng...