TP HCM: Đầu tư 300 xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch
Theo Sở Giao thông vận tải TP HCM, các doanh nghiệp vận tải xe buýt đã đăng ký đầu tư 500 xe buýt mới trong năm 2016 để thay thế cho xe buýt cũ đã xuống cấp và nhiều doanh nghiệp chọn mua xe buýt CNG (sử dụng khí nén thiên nhiên).
Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP, 1.318 xe buýt được đầu tư vào năm 2002 – 2003 đã xuống cấp, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ hành khách.
Nhằm tạo bộ mặt mới cho xe buýt thành phố và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, UBND TP đã phê duyệt dự án đầu tư 1.680 xe buýt trong giai đoạn 2014 – 2017, trong đó có 300 xe buýt CNG. Qua đó, thu hút người sử dụng phương tiện công cộng, giảm dần phương tiện cá nhân để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông.
Trong thời gian tới, TPHCM sẽ có thêm nhiều xe buýt sử dụng nhiêu liệu sạch thay thế cho xe buýt đã xuống cấp
Theo lãnh đạo Sở GTVT TP, các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư 500 xe buýt mới trong năm 2016 để thay thế dần các xe buýt đã xuống cấp. Mới đây, HTX vận tải xe buýt 19/5 đã đưa 23 chiếc xe buýt CNG vào hoạt động trên tuyến số 33 (Bến xe An Sương – Suối Tiên – ĐHQG TPHCM).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, Sở Giao thông vận tải TP đã thành lập đội kiểm tra đột xuất khí thải xe buýt, dù các xe buýt này đã được đăng kiểm. Nếu xe buýt nào có khí thải vượt quá mức quy định buộc phải dừng hoạt động và chỉ được cho hoạt động trở lại sau khi khắc phục.
Miễn phí vé xe buýt cho người cao tuổi
Thực hiện chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, Sở GTVT TP đã chỉ đạo các đơn vị xe buýt thực hiện việc miễn phí vé xe buýt đối với người từ 75 tuổi trở lên.
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị vận tải trong việc triển khai thực hiện, nhằm chấn chỉnh kịp thời các trường hợp phân biệt đối xử hoặc thu tiền đối với người cao tuổi.
Quốc Anh
Theo Dantri
'Công phá' điểm nghẽn đạo đức công vụ
Đã từ nhiều năm nay để tháo gỡ điểm nghẽn "thủ tục hành dân là chính" mà tác nhân chính là do đạo đức công vụ của đội ngũ công bộc chưa cao, Hà Nội đã mở những cuộc điều tra các sở ngành nhạy cảm, kiểm tra đột xuất các cơ quan hành chính... Đặc biệt ngay từ những ngày đầu sau kì nghỉ Tết dài, việc chấn chỉnh ngay lập tức tác phong của các công bộc của Thủ đô đã đặt ra nhiều kỳ vọng về nền hành chính vì dân phục vụ trong tương lai gần.
Nâng cao đạo đức công vụ, người dân và doanh nghiệp sẽ không phải phàn nàn.
Khẩn trương thanh tra công vụ
Liên tiếp 3 công văn của Hà Nội được ban hành trong 3 ngày đầu năm đều có điểm chung: Tăng cường thanh tra công vụ, nâng cao chất lượng phục vụ tại các cơ quan hành chính công trên địa bàn đồng thời xử lý nghiêm đơn vị để xảy ra tình trạng người dân dài cổ chờ cán bộ... Văn bản nêu rõ, "nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ công chức, tập thể cơ quan đơn vị sử dụng xe công, sử dụng giờ làm việc để đi lễ hội". Hà Nội sẽ thành lập các đoàn kiểm tra công vụ để kiểm tra vấn đề này, đặc biệt, đối với bộ phận giải quyết những công việc có liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp sẽ không để ra tình trạng dân dài cổ chờ cán bộ.
Tại cuộc họp với các sở ban ngành trên địa bàn, những người đứng đầu TP Hà Nội - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng nhấn mạnh "công việc bộn bề nhiều như nước sông Hồng" và yêu cầu đội ngũ công chức Thủ đô chấm dứt lễ hội bắt tay ngay vào việc, TP sẽ có biện pháp kiểm tra, giám sát vấn đề này.
Ngày 17/2 ngay sau khi nắm bắt được thông tin trên một số báo ra ngày 16/2 về tình trạng dân vẫn dài cổ chờ cán bộ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn số 834/UBND-NC yêu cầu Giám đốc Sở Nội vụ khẩn trương triển khai việc kiểm tra công vụ đột xuất các cơ quan, đơn vị mà báo chí nêu đích danh xem tình trạng cán bộ bỏ trống "trận địa" không phục vụ dân đến đâu.
Không để người dân và doanh nghiệp phàn nàn
Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức, viên chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại...Đó là những nội dung đặt ra trong Kế hoạch số 39/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về triển khai tuyên truyền cải cách hành chính năm 2016 vừa mới được ban hành.
Theo đó, trọng tâm của cải cách TTHC (TTHC) gồm tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung, các TTHC đã được đơn giản hóa hoặc mới ban hành. Thông tin kịp thời các phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức về các quy định hành chính, TTHC. Đặc biệt cần nhanh chóng tuyên truyền việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm chi phí...
Giải pháp quan trọng nhất được Hà Nội nhấn mạnh trong các văn bản chính là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thông qua việc kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP và UBND cấp huyện theo quy định, xiết công tác tuyển dụng để có đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Đồng thời sắp xếp, giải thể đối với đơn vị hoạt động kém hiệu quả.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng lưu ý rằng, TTHC của chúng ta vẫn còn rườm rà, phức tạp tạo kẽ hở để cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân và cho rằng, "cán bộ công chức phải là công bộc, phục vụ tốt hơn, thái độ phải tốt hơn" nên phải xây dựng chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân với các dịch vụ công. Để dân đánh giá "cho điểm" cán bộ thì nền hành chính mới chuyển động nhanh được.
Theo Nguyên Khánh
Đại Đoàn kết
Đường dây nóng bệnh viện lạnh tanh: Tưởng bệnh nhân nháy máy "Nhiều khi có cuộc gọi nhỡ, người trực điện thoại nghĩ là của bệnh nhân nháy máy nên có khi không gọi lại" Xung quanh thông tin vào cuối tháng 10 vừa qua, Bộ y tế phân công cán bộ gọi điện kiểm tra đột xuất các đường dây nóng của các bệnh viện nhưng không có người nghe máy, hoặc từ chối...