TP HCM cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu
Các doanh nghiệp tại TP HCM khẳng định ưu tiên bảo đảm hàng hóa, thực phẩm cho người dân; các siêu thị, cửa hàng tăng lượng dự trữ, cung ứng hàng hóa lên gấp 2-3, có nơi tăng gấp 5 lần
Chiều 7-7, sau khi TP HCM công bố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 9-7, lượng khách đổ dồn đến các siêu thị, cửa hàng tại TP HCM mua sắm tiếp tục gia tăng, nhiều nơi rơi vào tình trạng quá tải.
Siêu thị thiếu hàng cục bộ
Theo các siêu thị, tình trạng khách tập trung mua sắm tại điểm bán lẫn đặt hàng online bắt đầu tăng mạnh từ chiều 6-7, sang ngày 7-7 lượng mua sắm càng đông đúc hơn. Hầu hết siêu thị, cửa hàng phải bố trí khu vực hành lang, lối đi bên ngoài khuôn viên cho khách xếp hàng chờ. Riêng một số siêu thị có diện tích lớn, lượng khách tập trung quá đông dẫn đến nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao, ban giám đốc siêu thị phải linh hoạt đóng/mở cửa ra vào theo từng đợt khách vào mua hàng.
Tại buổi họp báo vào chiều cùng ngày, Giám đốc Sở Công Thương Bùi Tá Hoàng Vũ thừa nhận đã có hiện tượng người dân đổ xô đi mua thực phẩm, hàng thiết yếu, tạo sự thiếu hụt cục bộ. Bên cạnh đó, việc tập trung đông người trong thời điểm này là không an toàn.
“3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn cùng 124 chợ truyền thống đã tạm ngưng hoạt động để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm ở kênh truyền thống. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hàng hóa sẽ không được về TP HCM mà chỉ là thay đổi cách mua bán.
Từ tập trung tại các chợ đầu mối như lâu nay, các thương nhân, đơn vị phân phối chuyển sang hình thức phân phối trực tiếp về chợ truyền thống hoặc bán hàng qua điện thoại, bán hàng online. Bên cạnh đó, chúng ta còn có 106 siêu thị hiện tại, 12 cửa hàng lớn chuyên kinh doanh thịt gia súc, hơn 2.600 siêu thị mini, cửa hàng tiện ích và 28.700 cửa hàng bách hóa cung ứng hàng hóa” – ông Vũ cho biết.
Video đang HOT
Các siêu thị đã chuẩn bị lượng lớn thực phẩm tươi sống để phục vụ nhu cầu tăng cao của khách hàng
Ngành công thương đã làm việc với các DN phân phối, DN bình ổn thị trường để tăng dự trữ, cung ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu người dân. “Chúng ta có nguồn cung ứng dồi dào, kênh phân phối đa dạng thì không nên quá lo lắng. Chúng tôi mong người dân mua sắm khoa học, an toàn để bảo đảm công tác phòng chống dịch” – ông Vũ nhắc lại.
Dự trữ hàng đến 6 tháng
Trao đổi với các phóng viên, đại diện hệ thống siêu thị Saigon Co.op, MM Mega Market, Satra… đều khẳng định nguồn hàng lương thực thực phẩm cho thị trường TP HCM không thiếu, DN đang sắp xếp cho phù hợp với bối cảnh mới. Trong đó, tăng lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu đủ cung cấp trong vòng 1-3 tháng, đa dạng hình thức bán hàng.
Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM – Saigon Co.op, cho biết đơn vị này đã tăng trữ lượng hàng hóa thiết yếu gấp 3-5 lần, bảo đảm sẽ cung cấp đều đặn với giá cả bình ổn ra thị trường trong tối thiểu 6 tháng tới. Đặc biệt, kể từ ngày 8-7 tùy vào tình hình từng địa phương, toàn bộ hệ thống Co.opmart trên địa bàn TP sẽ tăng cường phục vụ người dân từ 6 giờ sáng cho đến khi hết khách, có thể kéo dài đến 24 giờ mỗi ngày. “Nguồn hàng không thiếu, DN đang sắp xếp lại để cung ứng phù hợp với bối cảnh mới” – ông Đức nhấn mạnh.
Ông Lâm Quốc Thanh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – Satra, cũng cho biết đã dự trữ lượng hàng đủ cung cấp trong 1 tháng. Nếu tình hình căng thẳng hơn, trong vòng 1 tuần, Satra có thể huy động thêm 100% lượng hàng dự trữ. Đại diện MM Mega Market cho biết ngoài việc tăng dự trữ, tổ chức phục vụ đối tượng khách hàng hiện hữu tại siêu thị, khách đặt online, hệ thống MM Mega Market còn phối hợp với Sở Công Thương tổ chức cung cấp hàng nông sản, thủy sản giá sỉ cho tiểu thương các chợ truyền thống trong thời gian chợ đầu mối tạm ngưng hoạt động.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: "Tôi rất buồn mỗi khi cán bộ nộp đơn xin nghỉ"
"Mỗi khi có cán bộ nộp đơn xin nghỉ hoặc chuyển công tác, tôi rất buồn. Tôi tự hỏi lý do vì sao, môi trường công tác ở TP HCM như thế nào?" - Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trải lòng.
Tại buổi làm việc, phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Sở Nội vụ năm 2021 ngày 18-3, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã có phần phát biểu kết luận dài hơn một giờ, trải lòng về công tác cán bộ trên địa bàn TP.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong (thứ 2 từ phải sang) làm việc với Sở Nội vụ sáng 18-3; Ảnh: Phan Anh
Ông tâm sự: "Mỗi khi có cán bộ nộp đơn xin nghỉ hoặc chuyển công tác, tôi rất buồn. Tôi tự hỏi lý do vì sao, môi trường công tác ở TP như thế nào?"
Theo ông Nguyễn Thành Phong, thời gian qua có một số cán bộ chủ chốt xin nghỉ hoặc chuyển công tác. Đây là việc TP không mong muốn. Những trường hợp này đều có hoàn cảnh riêng.
Như trường hợp Phó Giám đốc Sở Du lịch Võ Thị Ngọc Thúy. Dù ông đã gặp nhiều lần và động viên nhưng không làm khác được.
Hay như trường hợp Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn Nguyễn Việt Hòa cũng xin nghỉ vì hoàn cảnh gia đình.
Từ câu chuyện trên, Chủ tịch UBND TP yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành phải cố gắng xây dựng môi trường công tác thân thiện, chia sẻ với cán bộ.
Theo Chủ tịch UBND TP, thời gian qua xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến cán bộ đã cho TP HCM nhiều bài học. Nhưng vấn đề sắp tới là phải làm minh bạch, rõ ràng, trên cơ sở đúng quy định. Đó cũng là điều kiện để làm tốt nhiệm vụ, chứ không phải vì một vài trường hợp làm chúng ta chùn bước.
Đề xuất thuê người làm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước
Chủ tịch UBND TP cũng nhắc đến câu chuyện biến động nhân sự lãnh đạo trong một số doanh nghiệp nhà nước. Việc tìm người mới để thay là rất khó khăn. Một số cán bộ nhà nước do yêu cầu công tác, chuyển sang làm tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước nhưng không quen. Do nhiệm vụ phân công thì phải nhận nhưng có rất nhiều rủi ro. Bởi việc quản trị doanh nghiệp đòi hỏi các yêu cầu khác với quản lý nhà nước.
Chủ tịch UBND TP phát biểu kết luận; Ảnh: Phan Anh
"Tôi có yêu cầu Sở Nội vụ cần nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất cơ chế thuê người làm tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước. Việc này không phải đơn giản nhưng cứ đề xuất một cơ chế, cứ mạnh dạn làm" - ông Nguyễn Thành Phong nói và cho biết sẽ báo cáo và xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy TP.
Ông cũng giao Sở Nội vụ phối hợp với Văn phòng UBND TP tham mưu cho UBND TP về xử lý, tháo gỡ các vướng mắc của doanh nghiệp nhà nước một cách thường xuyên, toàn diện.
Cuối cùng, Chủ tịch UBND TP nhắc nhở chung đội ngũ cán bộ, công chức đã gánh lấy trách nhiệm mà Đảng và nhân dân giao thì khi chất lượng đời sống người dân bị ảnh hưởng, cán bộ phải nhanh chóng giải quyết. Nguyên tắc chung của TP HCM khi chọn cán bộ là việc chọn người chứ không phải người chọn việc.
Theo ông, chuyên môn tốt chưa phải là tất cả mà thái độ với công việc mới quan trọng. Biểu đồ nhân sự cho thấy kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26% còn thái độ chiếm tới 70%. Nên khi bố trí nhân sự, chuyên môn là cơ sở ban đầu để bố trí nhân sự và sau đó dựa vào kỹ năng, thái độ sẽ từ từ bố trí ở vị trí cao hơn.
Bảo đảm nguồn cung thịt lợn dịp Tết Nguyên đán Tết Nguyên đán Tân Sửu đã đến gần, các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ chăn nuôi lợn vẫn đang đẩy mạnh sản xuất, tăng đàn để kịp thời cung cấp đủ nguồn thịt lợn phục vụ nhu cầu tăng cao của thị trường trong dịp này. Người dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai) kiểm tra đàn lợn trước...