TP HCM chi hơn 900 tỷ đồng xây hạ tầng công viên lịch sử
Số tiền này dùng để làm đường nội bộ, hệ thống cây xanh, chiếu sáng… cho Khu cổ đại thuộc Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc TP HCM.
UBND TP HCM vừa phê duyệt dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu cổ đại (thuộc Khu công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc, quận 9) theo hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) với tổng vốn đầu tư hơn 936 tỷ đồng. Dự án sẽ được khởi công trong tháng 12 và dự kiến hoàn thành sau 3 năm xây dựng.
Theo đó, có hơn 25 ha được san nền; xây mới hơn 8 km đường bêtông nhựa nóng, lòng đường rộng 6-64 m; xây đường đi bộ; bãi đậu xe; cây xanh vỉa hè, cây xanh công viên, hệ thống tưới nước, chiếu sáng; cầu bêtông cốt thép (qua rạch Đồng Tròn); nạo vét rạch, bờ kè hồ và bờ kè rạch…
Công viên Lịch sử văn hóa các dân tộc – công trình văn hóa lớn của TP HCM. Ảnh:SGGP
Về phương thức thu hồi vốn, sau khi xây dựng hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, khai thác và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác (dự án Xây dựng Khu Du lịch sinh thái tại Khu đất Cù lao Bà Sang).
Video đang HOT
Dự án Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc được Ban thường vụ Thành ủy TP HCM lên ý tưởng từ năm 1992, nhằm tái hiện những cột mốc lịch sử – văn hóa của dân tộc làm điểm tựa cho công tác giáo dục lý tưởng, phát huy truyền thống dân tộc trong thế hệ trẻ và tạo điều kiện giới thiệu giao lưu văn hóa Việt Nam với nước ngoài.
5 năm sau, dự án được Thủ tướng phê duyệt năm 1997 với tổng diện tích đất xây dựng 408 ha (381 ha thuộc phường Long Bình, quận 9, TP HCM) diện tích còn lại thuộc phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An (Bình Dương) và được khởi công vào năm 1998.
Công viên gồm các công trình giới thiệu những sự kiện lịch sử và những công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc từ thời các vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh. Đồng thời xây dựng các công trình sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí và cảnh quan. Kèm theo việc xây dựng mỗi khu vực là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và các công trình có quy mô thích hợp.
Theo quy hoạch công viên có 4 khu chức năng gồm: Khu cổ đại rộng 80 ha; Khu Trung đại 33 ha; Khu Cận hiện đại 30 ha và Khu sinh hoạt văn hóa 265ha, bao gồm Cù Lao Bà Sang (40 ha). Khu Tưởng niệm các vua Hùng (giai đoạn 1) đã được khánh thành hồi tháng 4/2009 là nơi tổ chức các lễ hội, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, sinh hoạt văn hóa, góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc của các thế hệ, đặc biệt là nơi tôn nghiêm tổ chức lễ Giỗ Tổ hàng năm tại TP HCM.
Trung Sơn
Theo VNE
Bán đảo Thanh Đa hết 'treo' sau 17 năm
Quyết định mới nhất của UBND TP.HCM giúp cho bán đảo Thanh Đa hết "treo" sau 17 năm quy hoạch.
Bị "treo" suốt 17 năm qua, nhiều khu dân cư ở bán đảo Thanh Đa bị xuống cấp - Ảnh: Tân Phú
Ngày 2.11, UBND TP.HCM duyệt kế hoạch thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (nằm trên bán đảo Thanh Đa, P.28, Q.Bình Thạnh) theo hình thức chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Thời gian triển khai thực hiện dự án dự kiến 50 năm, trong đó thời gian xây dựng hoàn thành hạ tầng kỹ thuật chính là 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tư (khái toán) lên đến 29.992 tỉ đồng, bao gồm giá trị dự kiến vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính của toàn bộ dự án, giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tối thiểu khi thực hiện thu hồi đất...
UBND TP giao Sở Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm phối hợp UBND Q.Bình Thạnh bổ sung dự án vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và trình HĐND TP thông qua trong kỳ họp tháng 12.2015.
Dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa được quy hoạch lần đầu tiên từ năm 1998 nhưng bị "treo" từ đó đến nay.
Dịp này, UBND TP.HCM cũng đã phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa.
Diện tích khu vực quy hoạch nằm trên bán đảo Thanh Đa, rộng hơn 426 ha, quy mô dân số khoảng 45.000 người. Đơn vị được chọn quy hoạch dự án, xây dựng theo các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại là Tập đoàn Bitexco.
Về quy hoạch giao thông đối ngoại của khu đô thị mới, ngoài cầu Kinh hiện hữu (P.27) sẽ có thêm 5 cầu được xây mới, gồm cầu Kinh 2 (P.27); cầu Bình Quới - Thủ Đức 1 kết nối đường D35 (P.28, Q.Bình Thạnh) với đường D1 (P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức) và nối vào tuyến đường Vành đai phía đông (Vành đai 2); cầu Bình Quới - Thủ Đức 2 kết nối đường D6 (P.28, Q.Bình Thạnh) với đường số 23 (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) và nối vào đường Phạm Văn Đồng; cầu Bình Quới - Rạch Chiếc kết nối đường D5 (P.28, Q.Bình Thạnh) với P.An Phú (Q.2) và nối vào trục đường xa lộ Hà Nội; cầu Bình Quới - Q.2 kết nối đường D23 (P.28, Q.Bình Thạnh) với P.Thảo Điền (Q.2) và nối vào trục đường xa lộ Hà Nội.
Về giao thông đường sắt, TP quy hoạch kết nối khu đô thị mới với tuyến monorail (tàu điện 1 ray) số 2 đi từ QL50 (Q.8) - Nguyễn Văn Linh - Trần Não - Xuân Thủy (Q.2); định hướng kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3a; định hướng kết nối với hệ thống đường sắt nội đô đi qua Q.1.
Tân Phú
Theo Thanhnien
Sở Giao thông Hà Nội không cấp mới lốt xe từ năm 2013 Trước phản ánh của Bộ trưởng Đinh La Thăng về tiêu cực trong cấp lốt xe ở bến Mỹ Đình, đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định quy trình được niêm yết công khai và từ năm 2013 đến nay không cấp mới. Trao đổi với báo chí ngày 17/10, ông Nguyễn Tuyển, Phó phòng quản lý vận tải,...