TP HCM chi hơn 74 tỷ đồng chỉnh trang công viên Gia Định
Công viên Gia Định được xây thêm đường đi dạo, trồng bổ sung cây, làm mới hồ cảnh quan, lắp camera, nhà vệ sinh… đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa duyệt đề án cải tạo, chỉnh trang công viên Gia Định (quận Gò Vấp) trên diện tích hơn 15 hecta nhằm tạo mỹ quan đô thị, cải thiện môi trường, tạo cảnh quan cho tuyến đường Phạm Văn Đồng đi ngang qua. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.
Công viên Gia Định sẽ được cải tạo, chỉnh trang nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi của người dân. Ảnh: Hữu Công
Những hạng mục chính được cải tạo, chỉnh trang gồm: thiết kế đường đi dạo theo các khu, xây mới hệ thống đường trục kết nối, đường Kênh Nhật Bản; trồng bổ sung các loại cây, cỏ tạo cảnh quan, bóng mát; xây dựng, lắp đặt, cải tạo hệ thống cấp điện chiếu sáng, cấp – thoát nước, thông tin liên lạc, lắp đặt camera an ninh; xây dựng nhà vệ sinh, chòi nghỉ, chòi bảo vệ, bãi đậu xe; làm mới hồ cảnh quan và bố trí hệ thống tưới nước tự động.
Sau khi xong phần hạ tầng, đơn vị thực hiện sẽ huy động nguồn vốn xã hội hóa để hoàn chỉnh các công trình giai đoạn sau như: trạm xử lý nước thải (lấy từ nguồn nước Kênh Nhật Bản) để tái cấp nước cho hồ cảnh quan kết hợp phục vụ tưới cây; cầu vượt bộ hành, hầm chui, bãi xe ngầm theo quy hoạch được duyệt và các bãi xe sẽ được thiết kế xây dựng nhiều tầng…
Video đang HOT
Công viên Gia Định trước năm 1975 được quy hoạch, xây dựng làm sân golf nhưng sau đó bị bỏ hoang. Đến năm 1978, UBND TP HCM quyết định giao toàn bộ cho Sở Quản lý Công trình Công cộng (nay là Sở GTVT) để xây thành công viên, lấy tên là Gia Định.
Diện tích ban đầu của công viên khá lớn nhưng sau đó bị thu hẹp dần, đến năm 2005 còn khoảng 32 ha. Công viên Gia Định nằm ở vị tiếp giáp quận Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp, được xem là “lá phổi xanh” của thành phố. Hiện, nơi này có khoảng 1.000 cây xanh và hơn 63.000 m2 thảm cỏ. Trong công viên còn có khu trò chơi trẻ em rộng khoảng 4.000 m2 phục vụ miễn phí cho các bé dưới 11 tuổi.
Một đoạn đường dài 650 m, rộng 20 m cắt ngang qua công viên Gia Định nối đường Hồng Hà với Ngã năm Nguyễn Thái Sơn dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất (thuộc dự án đường Phạm Văn Đồng dài 14 km) đang được thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm sau để nối xuyên suốt sân bay Tân Sơn Nhất với quốc lộ 1A.
Hữu Công
Theo VNE
Đề xuất xén vỉa hè để giảm ùn tắc ở Sài Gòn
Ngoài việc tăng cường CSGT, xây cầu vượt, lắp camera... ngành giao thông TP HCM muốn xén bớt vỉa hè tại các "điểm nóng" để đường rộng, tránh ùn tắc.
Nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc ở giao lộ Nguyễn Thái Sơn - Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), Khu quan ly giao thông đô thi sô 3 vừa đê xuât Sở Giao thông Vận tải TP HCM xen bớt via hè đường Nguyễn Thái Sơn để mơ rông măt đương, tao thêm lan chơ re trai.
Đương Phan Văn Tri cũng được căt xen via he, mơ rông măt đương đê tăng thêm lan xe. Đông thơi di dơi tru đen chiêu sang, cây xanh, ha thâp hâm ga thoat nươc trong pham vi cai tao cac giao lô.
Ngoai ra, lưc lương chưc năng cần theo doi phối hợp với Sở GTVT điêu chinh chu ky đen tin hiêu tai giao lô Nguyên Văn Nghi - Nguyên Thai Sơn, Nguyên Thai Sơn - Phan Văn Tri cho phu hơp vơi thưc tê.
Nhiều giải pháp được đề xuất nhằm kéo giảm tình trạng ùn tắc ở TP HCM. Ảnh:Hữu Công
Còn tại "điểm đen" kẹt xe vào giờ cao điểm hoặc khi trời mưa to - Ngã Năm Đài liệt sĩ (quận Bình Thạnh), Khu quản lý giao thông đô thị số 2 đề xuất mơ rông via he đương Xô Viêt Nghê Tinh, chinh lan chơ xe tai tiêu đao trươc giao lô Xô Viêt Nghê Tinh - Ung Văn Khiêm lên 3 lan.
Tam thơi câm chạy vao đương D5 vao cac khung giờ: 6h-9h và 16h-19h hương tư đương D2 vao D5. Lô trinh thay thê la đương D2 - Điên Biên Phu - Xô Viêt Nghê Tinh - D5. Vê lâu dai, đơn vị kiên nghi mơ rông măt đương Xô Viêt Nghê Tinh, đoan tư đương Bach Đăng đên Nga Năm Đai liêt sĩ, đông thơi sơm triên khai câu vươt thep trên đương này.
Trước đó, Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn cũng đề xuất Sở Giao thông Vận tải cho phép lắp đặt 13 camera giám sát có độ phân giải cao ở 7 điểm "nóng" về giao thông gồm: giao lộ Hoàng Minh Giám - Hồng Hà, ngã 6 Nguyễn Thái Sơn, Xa Lộ Hà Nội - Võ Văn Ngân, Xa Lộ Hà Nội - Tây Hòa, Trường Chinh - Âu Cơ, Phan Thúc Duyện - Phan Đình Giót, Nguyễn Thị Thập - Nguyễn Hữu Thọ.
Mục tiêu, nhằm quan sát kịp thời tình hình giao thông, các sự cố, tai nạn tại các khu vực giao thông phức tạp để phối hợp với CSGT kịp thời phân luồng, xử lý. Đồng thời phục vụ công tác phối hợp đảm bảo trật tự giao thông và xử lý các vị phạm về an ninh trật tự...
Theo báo cáo của Sở GTVT, trên địa bàn thành phố hiện còn 24 điểm "nóng" về giao thông trong giờ cao điểm. Nguyên nhân chính là do diện tích mặt đường tăng thêm hàng năm chỉ khoảng 2%, trong khi lượng xe tăng 10%. Cụ thể mỗi ngày có thêm 1.000 xe máy và 100 ôtô đăng ký mới. Đến nay, có hơn 7 triệu ôtô và xe máy đăng ký tại TP HCM.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM muốn đổi hổ thừa ở Thảo Cầm Viên Số lượng hổ nhiều hơn quy hoạch, hệ thống chuồng trại và kinh phí không thể đảm bảo tiêu chuẩn nuôi dưỡng nên Thảo Cầm Viên muốn trao đổi với đơn vị khác. Sơ Giao thông Vân tai TP HCM vưa trinh UBND thành phố vê viêc trao đôi một số đông vât dư thưa tai Thao Câm Viên Sai Gon. Bởi theo...