TP HCM cần tiền và chiến lược riêng để phục hồi kinh tế

Theo dõi VGT trên

Bên cạnh các chính sách được chính phủ triển khai, chuyên gia cho rằng TP HCM cần tiền và chiến lược của riêng mình để phục hồi kinh tế.

Cục Thống kê TP HCM cho biết, tháng 10, nhiều chỉ số về sản xuất công nghiệp, lao động việc làm, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của thành phố đều tăng hai con số so với tháng 9.

Tuy nhiên, bức tranh kinh tế 10 tháng nhìn chung vẫn ảm đạm. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động giảm 22,7%. Tổng vốn đầu tư nước ngoài giảm 20,4%. Điểm sáng là tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong hai năm xuất hiện Covid-19, kinh tế thành phố bị ảnh hưởng nặng. GRDP từ mức tăng 7,8% năm 2019 xuống còn 1,36% năm 2020. PGS.TS Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, dự báo tăng trưởng năm nay sẽ âm 5%. Tức là, so với mục tiêu tăng trưởng 6% thì bị mất đi 11%. Với quy mô GRDP 65 tỷ USD, thành phố mất khoảng 7 tỷ USD.

Năm ngoái, TP HCM đã mất 7% GRDP, tương đương khoảng 4 tỷ USD. Như vậy, tổng cộng đầu tàu kinh tế mất 12 tỷ USD qua 2 năm dịch.

“Với đà phục hồi như hiện nay, hy vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cải thiện hơn ở mức âm 4% hoặc âm 3%. Tuy nhiên, nếu đạt được cũng chỉ ở mức giảm thiệt hại, còn để phục hồi lại như trước cần phải hết quý II/2022, với điều kiện dịch được kiểm soát tốt”, ông Ngân đánh giá.

Câu hỏi đặt ra lúc này là “liều thuốc” nào để giúp TP HCM phục hồi sau 2 năm chống Covid-19 và sẽ còn sống chung với nó?

Các chuyên gia cho rằng, với nhiều chỉ số đi lùi, TP HCM cần trợ lực, thậm chí là rà soát lại nhằm tái cấu trúc, xây dựng một “sức đề kháng” tốt hơn. Để triển khai, thành phố cần tiền và chiến lược cho riêng mình, bên cạnh các chính sách phục hồi chung đang được chính phủ đã và tiếp tục triển khai thêm.

TP HCM cần tiền và chiến lược riêng để phục hồi kinh tế - Hình 1

Một góc TP HCM bên sông Sài Gòn vào tháng 10/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Về tiền, thành phố cần nguồn lực đủ lớn để đảm bảo khả năng phục hồi và phát triển bền vững. Giữa tháng 9, tại hội nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan dẫn một nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế – Luật cho biết, để phục hồi kinh tế, thành phố cần khoảng 8 tỷ USD và cần đến 6-9 tháng để phục hồi kinh tế. Vậy huy động nguồn tiền này từ đâu?

Kênh đầu tiên là ngân sách. Theo tính toán mới đây của PGS.TS Trần Hoàng Ngân, cứ tăng 1% tỷ lệ điều tiết ngân sách, thành phố sẽ có thêm 2.000 tỷ đồng. Số tiền này chi cho đầu tư công sẽ giúp tạo ra được lượng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 9-10 lần, tức 20.000 tỷ đồng.

Bộ Tài chính vừa đề xuất nâng 3% tỷ lệ điều tiết ngân sách năm sau cho TP HCM (tương đương 6.000 tỷ đồng), tức từ 18% lên 21%. Với tỷ lệ này, thành phố được giữ lại hơn 41.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% là gần 42.600 tỷ đồng. Tổng phần địa phương được hưởng theo phân cấp sẽ là hơn 84.120 tỷ đồng, tăng gần 22% so với dự toán 2021.

Vậy với 6.000 tỷ tăng thêm này nếu chi cho đầu tư công, theo tính toán của ông Ngân sẽ tương đương lượng vốn đầu tư toàn xã hội 60.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thường bằng 33-34% GRDP nên có thể nhân con số trên 3 lần để có kết quả khả năng tạo ra GRDP một cách tương đối cho thành phố từ việc nâng tỷ lệ điều tiết ngân sách.

Tuy nhiên, tiền từ nâng tỷ lệ điều tiết là chưa đủ và được xem là một kênh thụ động. Theo PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Phó viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ, có ít nhất 5 kênh huy động nguồn lực khác mà thành phố có thể tính đến.

Video đang HOT

Trước hết là nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp. Phải ổn định chính sách điều hành nền kinh tế trong “bình thường mới” giúp doanh nghiệp thực sự an tâm hoạt động lại, không dời đơn hàng hay rút khỏi thành phố, nhất là các FDI. Đây là bước giữ chân nguồn lực hiện có. Sau đó, thành phố cần chủ động hơn trong xúc tiến đầu tư, không thể ngồi yên chờ nhà đầu tư mà phải chủ động đi mời gọi thêm.

Trong kênh thu hút vốn doanh nghiệp, nên lưu ý thu hút qua các “thỏi nam châm” startup.”Hỗ trợ cho các startup công nghệ phát triển hơn nữa với hệ sinh thái mạnh mẽ và các sàn huy động vốn tốt cho họ sẽ là một kênh tiềm năng”, ông Hưng nói.

Kênh thứ hai là hút vốn từ sự lan tỏa của đầu tư công. Thành phố cần triển khai mạnh các công trình trọng điểm để tạo hiệu ứng, thu hút nguồn lực xã hội từ những dự án này.

Kênh thứ ba là tiền từ xuất khẩu. Đây vốn là một trong những điểm sáng còn lại qua thời gian ảnh hưởng bởi đại dịch. Do đó, cần phát nguy thế mạnh này bằng cách khai thác triệt để các lợi thế của các FTA như EVFTA, CPTPP, UKVFTA…

“Cần giải quyết các điểm nghẽn còn tồn trọng trong hoạt động xuất khẩu để hạn chế tối đa tác động từ chi phí logistics toàn cầu đang tăng cao. Hiện nay, Mỹ và châu Âu đang khan hàng. Họ vốn là thị trường lớn của Việt Nam, nên cần nắm bắt ngay cơ hội này”, PGS.TS Vũ Tuấn Hưng nói.

Hai kênh huy động khác bao gồm rà soát lại các khu đất công đã có quy hoạch rõ ràng để tiến hành đấu giá, thu tiền về, cũng như tạo hiệu ứng lan tỏa khi chúng được nhà đầu tư khai thác. Cùng với đó, nên thúc đẩy các mô hình đối tác công tư (PPP). “Với việc thành lập TP Thủ Đức, chúng ta có thể thí điểm tại đó các mô hình PPP để giảm chi tiêu công, tích luỹ thêm nguồn lực”, ông gợi ý.

Tuy nhiên, theo ông Hưng, quan trọng hơn cả là sử dụng nguồn lực huy động được thế nào. Nếu huy động không được nhiều mà phân bổ đúng vẫn hiệu quả hơn huy động nhiều mà chi tiêu không đúng chỗ. Để đúng và trúng thì phụ thuộc vào tầm nhìn điều tiết vĩ mô của lãnh đạo TP HCM và cả Trung ương. Đó cũng là lý do, bên cạnh tiền thì thành phố cần có chiến lược riêng.

Về chiến lược, theo các chuyên gia, đầu tiên TP HCM cần nhìn ra những điểm yếu của mình đã bị phác lộ rõ nét bởi mùa dịch. Gia cố cho những điểm yếu này sẽ giúp kỳ vọng chung sống an toàn với dịch thực tiễn và ít gây hại kinh tế hơn. Theo TS Phạm Thị Thanh Xuân, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP HCM, thành phố có 4 điểm yếu lớn.

Đầu tiên, nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào các ngành thâm dụng lao động (như dệt may, điện tử…). Lao động trong lĩnh vực này thiếu tính gắn bó, lại là nhóm dễ tổn thương. Vì vậy, khi có dịch, các ngành này chịu nhiều ảnh hưởng.

Thứ hai, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thấp khiến xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Khi chịu tác động kép từ dịch tại chỗ và nguồn cung nước ngoài, nhiều đơn hàng phải tạm ngưng vì thiếu đầu vào.

Thứ ba, hạ tầng logistics yếu và rời rạc, dẫn đến hàng hóa chậm, chi phí lưu thông cao. Và thứ tư , chuỗi cung ứng quá cồng kềnh, phụ thuộc nhiều vào các khâu trung gian (từ sản xuất qua thương lái, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ đến tay người tiêu dùng).

“Khi có dịch, chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào đội ngũ thương lái – vốn chịu phong tỏa nên không làm việc, cộng với hệ thống logistics kém đã khiến hàng hóa mắc kẹt. Nơi sản xuất thì thừa, nơi tiêu thụ lại thiếu. Ví dụ, hàng hóa chỉ cách TP HCM hơn 100 km, như từ Long An, Đồng Nai nhưng không về được”, TS Phạm Thị Thanh Xuân đánh giá.

Theo bà Xuân, kinh tế Thành phố có lực đỡ nhờ dịch vụ và công nghiệp, tuy nhiên cả hai đều chịu ảnh hưởng bởi 4 điểm yếu trên. “Từ góc nhìn này, cả hai ngành được xem là động lực của nền kinh tế thành phố lại là hai ngành dễ tổn thương nhất”, bà lý giải về những thiệt hại vừa qua của thành phố.

Vì vậy, khi phục hồi cũng phải đi từ “chữa trị” những điểm yếu này, bên cạnh việc đặt trọng tâm ưu tiên các ngành cần thiết và an toàn với dịch trước. Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoài, Đại học Kinh tế TP HCM gợi ý 4 trụ cột.

Trụ cột I,cần xem những ngành liên quan đến logistics là then chốt để lưu thông hàng hoá giữa TP HCM và các tỉnh phía Nam, đảm bảo thành phố có nguyên vật liệu sản xuất, kết nối được thị trường trong nước và xuất khẩu.

“Đây là trụ cột quan trọng nhất vì trong thời gian giãn cách vừa qua ở TP HCM, nó đã bị đứt gãy, giờ chúng ta phải nối lại. Điều này không chỉ thành phố làm được mà cần ngồi lại với các tỉnh lân cận mới có sự kết nối thông suốt”, Giáo sư Hoài nói.

Trụ cột II là những ngành thiết yếu. Ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm vốn là ngành trọng yếu của thành phố, nên vai trò của nó không chỉ phục vụ cho thành phố mà còn cho các tỉnh thành khác và xuất khẩu. Các sản phẩm y tế, dịch vụ công cộng…cũng nằm trong trụ cột này vì cùng tạo ra của cải vật chất, việc làm, góp vào GRDP.

TP HCM cần tiền và chiến lược riêng để phục hồi kinh tế - Hình 2

Công trường cầu Thủ Thiêm, tháng 10/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Trụ cột IIIlàcác ngành xây dựng công cộng và dân dụng. Chỉ thị 18 gần như cho mở hoàn toàn, rất hợp lý vì có liên quan đến đầu tư công, đầu tư tư nhân. Riêng với đầu tư công, khi triển khai các công trình sẽ tạo ra các tác động ngoại tác tích cực rất mạnh.

Trụ cột cuốilà các ngành công nghiệp liên quan đến thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, hóa nhựa cao su… Đây là những ngành tạo ra sản phẩm đầu vào cho những ngành khác không chỉ cho doanh nghiệp nội địa mà còn cả FDI tại các khu công nghiệp. Những ngành này tạo ra sự kết nối doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tạo ra giá trị xuất khẩu.

Các chuyên gia cho rằng, dịch bệnh và giãn cách xã hội cũng mở ra nhiều cơ hội mà TP HCM cần kịp nắm bắt. Dưới áp lực của các biện pháp phòng chống dịch, chuỗi cung ứng đã thích ứng, rút ngắn lại nhờ ứng dụng số hóa.

“Đó là cơ hội, sự hình thành một loạt chuỗi cung ứng rút gọn (đi từ tay người sản xuất qua trung gian bán lẻ đến thẳng người tiêu dùng) là cải thiện rất đáng kể mà nhiều năm qua vẫn chưa làm được. Thế nhưng, sau 3 tháng giãn cách, các chuỗi này đã hình thành và bén rễ”, bà Xuân đánh giá. Theo bà, cần có các chính sách hỗ trợ cả về pháp lý lẫn tài chính để duy trì và phát triển các chuỗi này.

Ngoài ra, câu chuyện về dòng lao động rời thành phố những ngày đầu mở cửa cũng là bài học rất giá trị cho TP HCM về chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Theo Giáo sư Hoài, dù là trung tâm đào tạo nghề và tri thức cao của cả nước nhưng mức độ thâm dụng lao động ít kỹ năng tại đây trung bình đến 60% trong 6 ngành công nghiệp lớn, đặc biệt là chế biến lương thực thực phẩm, da giầy và dệt may.

Thâm dụng lao động phổ thông đến từ các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long tạo ra một trách nhiệm xã hội lớn cho TP HCM. Thời gian qua, giãn cách kéo dài đã bộc lộ các vấn đề về lưu trú, nơi ở không an toàn và an sinh xã hội.

“Giai đoạn sắp tới, TP HCM phải từng bước ổn định các vấn đề cơ sở hạ tầng xã hội cho người lao động và từng bước tái cấu trúc các ngành công nghiệp theo hướng thâm dụng công nghệ và thâm dụng lao động có kỹ năng theo hướng đổi mới và sáng tạo”, chuyên gia này khuyến nghị.

PGS.TS Vũ Tuấn Hưng cũng chỉ ra rằng, vấn đề lao động của TP HCM cần nhìn nhận ở điểm tích cực là thời gian qua, khi một lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường, lực lượng lao động có tay nghề và trình độ cao đang dôi dư khá lớn.

“Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thành lập mới lẫn những doanh nghiệp muốn nâng cấp chất lượng nhân lực của mình. Lực lượng lao động này chính là một nguồn lực để phục hồi và phát triển cho thành phố giai đoạn tới”, ông Hưng lưu ý.

Thị trường trong nước: Kích cầu để hỗ trợ sản xuất

Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội giảm so với tháng 4-2021, song tính chung 5 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng khá.

Để thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh kích cầu nội địa, xúc tiến thương mại... khi điều kiện cho phép, nhằm hỗ trợ sản xuất phát triển.

Thị trường trong nước: Kích cầu để hỗ trợ sản xuất - Hình 1

Tháng 5-2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 46,61 nghìn tỷ đồng. Trong ảnh: Người dân mua thực phẩm tại Trung tâm thương mại Savico Megamall (quận Long Biên). Ảnh: Nguyễn Quang

Đơn hàng trực tuyến tăng từ 10% đến 30%

Từ cuối tháng 4-2021, dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ghi nhận tại các siêu thị, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm được cung ứng đầy đủ, song lượng khách mua vắng hẳn. Chị Lê Thu An (chung cư 17T1 đường Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy) cho biết: "Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên tôi hạn chế đến siêu thị và chuyển sang dịch vụ mua sắm trực tuyến để bảo đảm an toàn. Đến nay, tôi đã quen với hình thức mua sắm tiện lợi này".

Theo Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce Nguyễn Thị Phương, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên trung tâm thương mại, siêu thị vắng khách hơn. Thay vào đó, người tiêu dùng chọn đặt hàng trực tuyến, sử dụng dịch vụ "đi chợ hộ" để hạn chế đến nơi đông người. Trong tháng 5 vừa qua, lượng khách đặt mua hàng qua các ứng dụng trực tuyến của VinMart đã tăng khoảng 30% so với tháng 4.

Tương tự, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH BRG Retail và Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Nguyễn Thái Dũng thông tin, trong tháng 5-2021, lượng khách đặt hàng qua ứng dụng BRG Shopping tăng từ 10% đến 20% so với tháng 4-2021. Còn theo Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, lượng khách đặt hàng trực tuyến tăng đáng kể, tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm.

Tình trạng mua sắm thưa thớt cũng diễn ra tại nhiều chợ truyền thống. Bà Nguyễn Thị Yến, kinh doanh gia cầm tại chợ Thành Công (quận Ba Đình) cho biết, do các nhà hàng phải đóng cửa nên lượng tiêu thụ gia cầm giảm từ 40% đến 50%. Tương tự, bà Lê Hải, tiểu thương kinh doanh thịt lợn tại chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) chia sẻ, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên nhiều khách hàng gần đây đã sử dụng dịch vụ đi chợ trực tuyến thay vì đi chợ truyền thống, nên lượng khách đến chợ mua sắm cũng giảm mạnh.

Triển khai nhiều giải pháp

Thị trường trong nước: Kích cầu để hỗ trợ sản xuất - Hình 2

Nhiều người tiêu dùng chọn mua hàng bằng hình thức trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Đỗ Tâm

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đánh giá, trong 1 tháng dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư, các mặt hàng thiết yếu tại Hà Nội được bảo đảm đầy đủ, giá cả ổn định. Tuy nhiên, lượng khách mua sắm, sử dụng dịch vụ tiêu dùng cũng giảm hẳn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5-2021 giảm 7% so với tháng 4-2021 (đạt khoảng 46,6 nghìn tỷ đồng), trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm 4% (đạt 32,6 nghìn tỷ đồng).

Theo bà Trần Thị Phương Lan, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thành phố tiếp tục kiên định "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, thời gian tới, ngành Công Thương Hà Nội sẽ tập trung triển khai 43 sự kiện lớn để kích cầu nội địa, tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn năm 2021; 15 nội dung lớn của "Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội" năm 2021, khi điều kiện cho phép. Sở cũng vận động các doanh nghiệp đưa ra nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực, góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" kết hợp với đề án "Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024". Các hoạt động liên kết vùng, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố được thúc đẩy, góp phần ổn định thị trường, cân đối cung - cầu hàng hóa, hạn chế tổn thất trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài ra, thành phố tiếp tục thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các phương thức kinh doanh hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế số và bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đồng hành cùng thành phố, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce Nguyễn Thị Phương cho biết, hệ thống VinMart và VinMart thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại nhiều mặt hàng thiết yếu. Điển hình, hệ thống đang triển khai giảm giá 15% - 50% cho sản phẩm vải thiều Bắc Giang, gạo ST 24 Thái Hồng, nước mắm Nam Ngư cá cơm tươi, dầu ăn... Tương tự, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung thông tin, không chỉ tăng lượng hàng dự trữ, hệ thống Co.opmart chủ động phối hợp với các nhà cung cấp luân phiên giảm giá, khuyến mại để chia sẻ áp lực chi tiêu với người tiêu dùng. "Mới đây, đơn vị đã phối hợp với các nhà cung cấp để tiếp tục giảm giá từ 20% đến 50% cho 10.000 sản phẩm thiết yếu trên toàn bộ hệ thống phân phối", bà Nguyễn Thị Kim Dung cho hay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'Sự thật clip 'chồng đưa vợ đi cấp cứu bị CSGT giữ xe, mặc kệ 30 phút'
07:02:26 25/01/2025
3 người tử vong ở nhà máy xi măng: Nghệ An chỉ đạo khẩn3 người tử vong ở nhà máy xi măng: Nghệ An chỉ đạo khẩn
14:23:40 25/01/2025
Ngày đầu nghỉ Tết có 27 người tử vong vì tai nạn giao thôngNgày đầu nghỉ Tết có 27 người tử vong vì tai nạn giao thông
21:54:07 25/01/2025
Chuyển công an điều tra vụ xe con chặn xe khách trên cao tốcChuyển công an điều tra vụ xe con chặn xe khách trên cao tốc
07:02:50 25/01/2025
Người đàn ông cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi từ tầng 3 xuống đất tử vongNgười đàn ông cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi từ tầng 3 xuống đất tử vong
08:53:21 25/01/2025
Nam thanh niên hít xà đơn trên metro Bến Thành - Suối Tiên gây phản cảmNam thanh niên hít xà đơn trên metro Bến Thành - Suối Tiên gây phản cảm
16:18:29 25/01/2025
Tập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuộtTập trung mọi nguồn lực cấp cứu cho 32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột
09:17:26 26/01/2025
Tai nạn liên hoàn trên đường về quê đón Tết, 2 người tử vongTai nạn liên hoàn trên đường về quê đón Tết, 2 người tử vong
18:45:44 25/01/2025

Tin đang nóng

Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật nàyNgười đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này
20:35:14 26/01/2025
Xót xa hình ảnh đào, quất Tết đổ la liệt sau trận gió mạnh khi không khí lạnh tràn về: Tiểu thương khóc ròngXót xa hình ảnh đào, quất Tết đổ la liệt sau trận gió mạnh khi không khí lạnh tràn về: Tiểu thương khóc ròng
18:17:16 26/01/2025
Bức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻBức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻ
19:54:40 26/01/2025
Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"
23:31:41 26/01/2025
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm quaMột Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm qua
20:31:47 26/01/2025
Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"
19:29:53 26/01/2025
Song Hye Kyo lộ khoảnh khắc nhan sắc kém lung linh, da mặt lão hóa không chống lại được tuổi tácSong Hye Kyo lộ khoảnh khắc nhan sắc kém lung linh, da mặt lão hóa không chống lại được tuổi tác
19:14:53 26/01/2025

Tin mới nhất

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.
Ô tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành khách

Ô tô lật xuống ruộng trong đêm, người dân đập cửa giải cứu hành khách

22:11:48 26/01/2025
Tiếng động mạnh lúc rạng sáng khiến nhiều người xã Nghĩa Long, Nghĩa Đàn, Nghệ An choàng tỉnh và phát hiện xe khách lật dưới ruộng, họ đã phá cửa kính, bắc thang đưa hành khách bị mắc kẹt ra ngoài.
Huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bố

Huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi lên rẫy cùng bố

21:51:29 26/01/2025
UBND xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đang huy động hơn 60 người tìm kiếm 2 cháu nhỏ mất tích khi đi lên rẫy cùng bố.
Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

21:23:20 26/01/2025
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Nguyễn Du) là điểm bán cây cảnh lớn nhất thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những ngày qua, sức mua tại điểm bán này chậm hơn so với các năm trước. Ảnh: T.L
Tang tóc nơi gia đình các công nhân gặp nạn tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

Tang tóc nơi gia đình các công nhân gặp nạn tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

07:54:59 26/01/2025
Những ngày cận Tết, không khí tang thương bao trùm các gia đình có công nhân tử vong do tai nạn lao động tại nhà máy xi măng ở huyện Anh Sơn, Nghệ An.
Nguyên nhân sự cố khiến 3 người tử vong tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

Nguyên nhân sự cố khiến 3 người tử vong tại nhà máy xi măng ở Nghệ An

18:42:18 25/01/2025
Trong quá trình vệ sinh trong lò Silo tại nhà máy xi măng Sông Lam 2, 3 công nhân không may gặp tai nạn ngạt khí, dẫn đến tử vong trong ngày làm việc cuối năm Giáp Thìn.
Thanh Hóa: Kiến nghị khởi tố công ty may chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Thanh Hóa: Kiến nghị khởi tố công ty may chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

16:20:20 25/01/2025
Chậm đóng bảo hiểm cho người lao động, Công ty cổ phần may Vạn Hà ở Thanh Hóa đã bị đơn vị bảo hiểm đề nghị công an khởi tố hình sự.
TP.HCM: Phát hiện bộ xương nam giới trong khu dân cư Phú Xuân

TP.HCM: Phát hiện bộ xương nam giới trong khu dân cư Phú Xuân

14:31:51 25/01/2025
Ngày 25.1, Công an H.Nhà Bè (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan truy tìm danh tính nạn nhân, điều tra vụ phát hiện mộtbộ xươngngười bên trongkhu dân cưPhú Xuân.
Tai nạn trên cầu Rạch Miễu, một phụ nữ tử vong

Tai nạn trên cầu Rạch Miễu, một phụ nữ tử vong

14:21:27 25/01/2025
Khi lưu thông từ Tiền Giang qua Bến Tre, xe máy của chị T. bất ngờ va chạm với xe khách. Cú tông trực diện làm người phụ nữ tử vong tại chỗ.
Vụ cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi lầu tử vong: Âm tính với ma túy

Vụ cầm dao xông vào tiệm vàng rồi rơi lầu tử vong: Âm tính với ma túy

12:12:53 25/01/2025
Ngày 25/1, Cơ quan chức năng Đắk Lắk xác nhận, đã bàn giao thi thể của người đàn ông tử vong sau khi nhảy từ tầng 3 của một tiệm vàng xuống đất, cho gia đình mai táng.
Vật vờ chờ đợi ở bến xe đến nửa đêm để về quê ăn Tết

Vật vờ chờ đợi ở bến xe đến nửa đêm để về quê ăn Tết

07:47:58 25/01/2025
Lo ngại tình trạng kẹt xe vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người mang theo cả vali đến nơi làm việc để kịp ra bến xe rời TPHCM tối 24/1.
Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

Ô tô cháy đỏ rực khi đỗ bên đường ở Lâm Đồng

07:41:41 25/01/2025
Chiếc xe đang đỗ bên đường ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bốc cháy. Lửa bùng dữ dội khiến cả khu phố náo loạn.

Có thể bạn quan tâm

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Hậu trường phim

23:52:51 26/01/2025
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - Bộ tứ báo thủ - không nặng đô như Mai và có thể thua về doanh thu.
MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

Sao việt

23:49:58 26/01/2025
MC Thảo Vân và NSND Công Lý vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp sau khi chia tay. Cả hai thoải mái trò chuyện, chụp ảnh cùng nhau.
Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Sao châu á

23:44:55 26/01/2025
Mỹ nhân phim Sex is Zero Song Ji Hyo gần đây trở thành chủ đề được quan tâm tại Hàn khi cô xuất hiện với dáng vẻ khác lạ tại một chương trình thực tế.
Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Lạ vui

23:43:14 26/01/2025
Rắn Himalaya DiCaprio sở hữu lớp vảy màu đồng, đầu ngắn, nhiều răng. Đây là loài bò sát có khả năng sinh tồn ở độ cao gần 1.900 m.
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim châu á

23:41:57 26/01/2025
Tại Việt Nam, chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim đã lập tức vượt mặt hàng loạt bom tấn để chiếm vị trí top 1 trên BXH series truyền hình được xem nhiều nhất Netflix.
Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Tv show

23:28:31 26/01/2025
Trong cuộc trò chuyện với MC Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung đã có những trải lòng về chặng đường làm nghệ thuật, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn sau scandal.
Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Nhạc việt

23:19:55 26/01/2025
Cường Seven và Trọng Hiếu chọn chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 làm sân khấu trình diễn đầu tiên sau khi công bố ra mắt nhóm Sx7.
Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Sao thể thao

22:29:39 26/01/2025
Lần này, cú hat-trick đầu tiên trong màu áo Real Madrid giúp đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trên sân của Valladolid thuộc vòng 21 La Liga hôm 26/1,
Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Thế giới

21:35:26 26/01/2025
Dự kiến, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot do Đức triển khai ở Ba Lan để bảo vệ trung tâm hậu cần của Ukraine sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ ngày 27/1.
Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Người Hà Nội chen chân làm đẹp trước ngày đón Tết

Netizen

20:24:46 26/01/2025
Trong ngày nghỉ Tết đầu tiên, các tiệm làm móng (nail), spa, salon tóc ở Hà Nội đều đông đúc khách đến tân trang sắc đẹp. Tiệm nail của chị Dung Nguyễn (quận Cầu Giấy), luôn trong trạng thái bận rộn, người làm gần như không có thời gian...