TP HCM bàn chuyện thu phí ôtô vào trung tâm
Để giảm ùn tắc khu nội đô Sài Gòn, cổng thu phí tự động sẽ được xây trên các tuyến đường ở quận 1, 3, 5, 10 và ôtô phải nộp 30-50.000 đồng khi vào trung tâm.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa làm việc với Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) – đơn vị đề xuất thu phí ôtô vào nội đô – để tái khởi động đề án này. Đây là một trong những giải pháp cấp bách để kéo giảm ùn tắc trên địa bàn thành phố năm 2017.
“Do đề án đã thực hiện cách nay nhiều năm nên lãnh đạo thành phố yêu cầu phải bổ sung, hoàn chỉnh lại để sớm trình UBND TP HCM xem xét”, đại diện Sở GTVT TP HCM cho biết.
Trong khi đó, trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc ITD Lâm Thiếu Quân cho biết so với đề án cũ, đề án mới cũng không có nhiều thay đổi. Có 2 vấn đề cần phải giải quyết nếu muốn triển khai đề án này là quy định pháp lý thu phí và hình thức chế tài như thế nào.
“Chính phủ chưa có quy định cụ thể về việc thu phí ôtô vào nội đô nên muốn triển khai thành phố phải báo cáo Trung ương. Ngoài ra, biện pháp chế tài người vi phạm cũng phải được bàn bạc kỹ lưỡng để tạo sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật”, ông Quân nói.
Khu vực thu phí được ITD đề xuất (bên trong đường màu đỏ).
Video đang HOT
Trước đó, hồi năm 2010 UBND TP HCM chấp thuận đề xuất của ITD về dự án tổ chức thu phí ôtô vào khu trung tâm. Hai năm sau đề án chính thức được trình UBND TP HCM nhưng sau nhiều cuộc họp nó bị ngưng.
Theo đề án lúc đó, 36 cổng thu phí tự động sẽ được xây xung quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh với quận 5, 10. Các tuyến đường này bao gồm: đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với đường CMT8) và tuyến đường Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Tại cổng sẽ lắp các thiết bị tính phí và camera chuyên dụng để nhận dạng các loại xe. Tổng mức đầu tư của toàn dự án khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó mua sắm thiết bị là hơn 1.000 tỷ.
Theo tờ trình, ITD đề xuất mức thu phí ôtô vào nội ô là 30.000 đồng một lượt đối với xe du lịch, 50.000 đồng với các loại xe còn lại và sẽ điều chỉnh tùy vào giờ cao điểm hay thấp điểm. Việc thu phí sẽ được thực hiện từ 6h đến 20h hàng ngày, trong vòng hai năm sẽ có thể hoàn vốn đầu tư.
Cũng theo đơn vị này, xe máy hiện là phương tiện đi lại chính của người dân thành phố với hơn 80% nên các giải pháp để hạn chế xe và thu phí xe máy trong thời điểm hiện nay là rất khó khả thi. Vì vậy, dự án thu phí ôtô vào trung tâm thành phố theo mô hình của Singapore là hoàn toàn hợp lý.
Hữu Công
Theo VNE
Nhiều đường ở Sài Gòn có thể thành một chiều
Để giảm ùn tắc vào giờ cao điểm, Sở Giao thông Vận tải TP HCM đề xuất tổ chức lại một số tuyến đường thành một chiều.
Kẹt xe trên đường Trường Chinh (quận 12), Ảnh: Hữu Công
Tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng mới đây, Sở Giao thông Vận tải đề xuất các tuyên đương Công Hoa, Trương Chinh, Hoang Văn Thu, Hai Ba Trưng, Pham Ngoc Thach, Trân Quôc Thao, Phan Văn Tri, Lê Quý Đôn... thanh môt chiêu.
Động thái này được Sở đưa ra do phần lớn các tuyến đường này co lượng xe đông, thường xuyên xảy ra ùn ứ vào giờ cao điểm, nguy cơ ùn tắc bất cứ lúc nào nếu co va quẹt, xe chết máy... Việc tổ chức lại giao thông sẽ làm giảm giao cắt, tăng khả năng thông hành so với việc tổ chức lưu thông 2 chiều (trên cùng mặt cắt ngang đường).
"Trước đây Sở cũng tổ chức lưu thông một chiều tại đường Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh... và giao thông ở đó được cải thiện rất tốt", đại diện Sở GTVT nói.
Đây chỉ là kế hoạch trong năm 2017 của Sở, để triển khai phải có thời gian khảo sát, đánh giá, xây dựng mô hình rồi lấy ý kiến phản biện của các nhà khoa học.
Phương án dự kiến tổ chức xe lưu thông một chiều các tuyến đường:
Đường Cộng Hòa - Trường Chinh - Hoàng Văn Thụ: Dự kiến tổ chức làm vòng xoay lớn, lưu thông một chiều theo hướng Trường Chinh Hoàng Văn Thụ Cộng Hòa.
Đường Phan Văn Trị - Lê Quang Định: Dự kiến đường Lê Quang Định lưu thông một chiều từ Phạm Văn Đồng đến Phan Văn Trị. Đường Phan Văn Trị lưu thông một chiều từ Lê Quang Định đến Phạm Văn Đồng.
Đường Hai Bà Trưng - Phạm Ngọc Thạch: Dự kiến đường Hai Bà Trưng lưu thông một chiều từ Công trường Mê Linh đến Võ Thị Sáu. Đường Phạm Ngọc Thạch thanh một chiều từ Võ Thị Sáu đến Lê Duẩn.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Xe máy được chạy vào làn ôtô của đại lộ đẹp nhất TP HCM Để giảm ùn tắc, một làn phần đường dành cho ôtô của đại lộ Phạm Văn Đồng sẽ "mở cửa" cho xe máy, từ ngày mai, trong giờ cao điểm Từ ngày 23/4, Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho phép xe máy đi vào một làn phần đường dành cho ôtô (làn trong cùng sát dải phân cách với đường cho...