TP HCM: 9 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết vì tự mua thuốc điều trị tại nhà
Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, trong 9 tháng đầu năm 2019, TP HCM có 9 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết gồm 2 trẻ em và 7 người lớn.
Trong đó, đáng lưu ý là hầu hết các trường hợp tử vong đều đến bệnh viện trễ, sau một thời gian tự mua thuốc điều trị bệnh tại nhà.
Các bác sĩ khuyến cáo, sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Do đó, mọi người trong vùng sốt xuất huyết lưu hành cần chủ động diệt lăng quăng và phòng tránh muỗi đốt; khi bản thân hoặc gia đình có người bị sốt cao đột ngột, có thể kèm theo nhức đầu, đau sau hốc mắt, hoặc có dấu hiệu xuất huyết… nên đến khám tại các bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán và điều trị đúng. Nếu được chỉ định điều trị ngoại trú, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, nếu thấy mệt nhiều, xuất huyết nhiều, đau bụng… phải đến ngay bệnh viện để được cấp cứu.
Ảnh minh họa
Trong tháng 9, TP HCM ghi nhận 8.128 ca bệnh sốt xuất huyết, tương đương với số ca trong tháng 8.
TP HCM đã triển khai 3 chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết theo chỉ đạo của Bộ Y tế gồm: Chiến dịch diệt lăng quăng kết hợp phun hóa chất diện rộng; Chiến dịch xử lý điểm nguy cơ và Chiến dịch Thanh niên xung kích vì cộng đồng không còn sốt xuất huyết. Thực tế cho thấy, trong tháng 9 vừa qua, dù trời mưa liên tục nhưng số ca bệnh sốt xuất huyết không tăng cao như trong tháng 9 hằng năm.
Ngành y tế thành phố khuyến cáo, để kiểm soát được tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết cần có sự tham gia cùng hành động của tất cả mọi gia đình, mọi ban ngành, đoàn thể. Hiệu quả của phòng bệnh sốt xuất huyết đến từ sự tự giác loại bỏ các ổ lăng quăng trong nhà, nơi làm việc, từ đó hạn chế nguy cơ phát sinh dịch sốt xuất huyết.
Mai Phương
Theo petrotimes
Phòng ngừa và điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong trong những trường hợp bệnh nặng mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời hoặc dùng thuốc không theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Video đang HOT
Phòng ngừa và điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh này sẽ không nguy hiểm nếu bạn biết cách phòng chống và khi nghi ngờ bị mắc bệnh cần phải thăm khám và theo dõi điều trị tại cơ sở y tế. Bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị tiêu diệt virus. Bệnh chỉ có thể phòng được bằng cách diệt muỗi và tránh muỗi đốt.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh có hai thể (sốt dengue và sốt xuất huyết dengue), xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa.
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) bằng cách:
Thả cá hoặc mê zô vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp...) để diệt bọ gậy (lăng quăng).
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần.
Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa (bình bông).
Sử dụng chất chống côn trùng và chống muỗi
Lắp đặt cửa chống muỗi
Cẩn thận với bệnh nhân sốt xuất huyết
Luôn ngủ màn ngay cả vào ban ngày và ban đêm
Che đậy bằng nắp thùng
Trồng cây đuổi muỗi
Đốt dầu long não
Chữa sốt xuất huyết bằng bài thuốc dân gian
Bai 1: Rau ma 20g, co mân trâu 20g, la huyêt du 20g, la côi xay 20g, co nho nôi sao chay 40g, săc đăc uông.
Bai 2: La côi xay, la bông ma đê (hoăc rau ma hoăc co mân trâu hoăc co tranh) môi thư 10 - 20g, co nho nôi tươi 30 - 40g (nêu khô thi 15 - 20g), trăc ba diêp sao đen 12g (hoăc la huyêt du hoăc hoa hoe 16g), săc uông trong ngay. Nêu co ban ngưa cho thêm rau sam 20g; nêu nhưc đâu, nôn, khat nươc cho thêm săn dây 20g; nêu đai tiên tao cho thêm mông tơi 20g hoăc rau sam 20g.
Bai 3: Lá cúc tần 12g, cỏ nho nôi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nêu không co thi thay băng kinh giơi sao đen 12g), sắn dây 20g (nêu không co thi thay băng la dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, săc vơi 600ml nước trong 30 phút, uống âm, chia 3 lần trong ngay.
Bai 4: Sinh đia 12g, mach môn 12g, hoa hoe 12g, huyên sâm 12g, co nho nôi khô 30g, săc vơi 3 bat nươc, cô lai con 1 bat chia uông 2 lân trong ngay. Dung tôt cho trương hơp co xuât huyêt dươi da, nôn hoăc đai tiêu tiên ra mau.
Bai 5: Rau diêp ca 100g, rau ngot 100g, co nho nôi 50g, rưa sach, vo vơi nươc sôi đê nguôi, chia uông nhiêu lân trong ngay.
Bai 6: Hanh thai (sâm cau) sao đen 20g, trăc ba diêp sao đen 16g, co nho nôi 12g, qua danh danh sao đen 8g, săc vơi 600ml nươc, cô lai con 300ml, chia uông 6 lân trong ngay. Dung tôt cho trương hơp sôt cao va đa co ban xuât huyêt.
Bai 7: Cỏ nho nôi 20g, la cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, săc vơi 600ml nước trong 30 phút, uông ấm chia 3 lần trong ngay.
Bai 8: Cỏ nho nôi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nêu không co thi thay băng la côi xay 12g), bông mã đề 16g (nêu không co thi thay băng la tre 16g, gừng tươi 3 lát, săc vơi 600ml nước sạch trong 30 phút, uông ấm, chia 3 lần trong ngay. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.
*** Những bài thuốc trên chi đươc dung đơn thuân cho sôt xuât huyêt đô I (người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết) và cấp độ 2 (người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài).
Vơi đô III va IV (bệnh nhân có biểu hiện sốc và sốc nặng) nhât thiêt phai sư dung cac biên phap cua y hoc hiên đai, cac bai thuôc nay chi co tac dung hô trơ điêu tri.
Điều trị sốt xuất huyết
Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết. Việc điều trị bao gồm việc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Có thể tự chăm sóc mình ở nhà dựa vào một số lời khuyên sau đây:
Với những trường hợp bị nhẹ có thể chăm sóc và điều trị tại nhà bằng cách cho người bệnh nằm nghỉ ngơi; bù nước qua đường uống, cho bệnh nhân uống nhiều nước, dung dịch Oresol, nước trái cây, nước dừa, nước ép để bổ sung vitamin C,...bởi vì đây là chất có vai trò quan trọng trong việc hồi phục cơ thể khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Loại vitamin này hỗ trợ trong việc sửa chữa, tăng trưởng và phát triển các mô bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vitamin C còn nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch bằng cách tăng cường kháng thể và sản xuất tế bào bạch cầu; ăn cháo, soup, sữa; chườm mát bằng nước ấm để hạ sốt; sốt cao trên 38,5 độ C cần cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn để giảm cơn đau và hạ sốt, không dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm nặng thêm tình trạng xuất huyết;
Thông thường sau 11 - 12 ngày, nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi.
Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị.
Với những trường hợp nặng (người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch), cần được điều trị tích cực và hỗ trợ truyền máu tại bệnh viện. Những trường hợp nặng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng như sốc, trụy mạch, xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết não... gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo thoidai
Điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý gì? Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, tránh dùng thuốc hạ sốt dồn dập quá liều. Ảnh minh họa Hỏi: Con gái tôi có những dấu hiệu đầu tiên về sốt xuất huyết, tôi cho cháu tự điều trị tại nhà. Mong bác sĩ tư vấn cách chăm sóc sao cho phù hợp....