Toyota tạm ngừng phát triển nhà máy mới
Tập đoàn sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota Motor quyết định tạm ngừng xây lắp nhà máy mới trong 3 năm tới, một sự thay đổi so với chiến lược phát triển nhà máy mới gần như hàng năm trước đây.
Hôm 6-1, tờ nhật báo kinh doanh Nikkei đưa tin, nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới này sẽ tập trung vốn đầu tư cho các nhà máy hiện có, tạm ngừng xây mới nhà máy cho tới năm 2015, tuy nhiên những dự án nhà máy đã được duyệt vẫn được triển khai.
Toyota chuẩn bị chính thức công bố một kế hoạch quản lý mới trong vài tháng tới nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cắt giảm chi phí.
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản này đang có khoảng 50 nhà máy sản xuất, lắp ráp ở nước ngoài và gần 30 nhà máy tại quê nhà.
Hồi tháng 12 vừa qua, Toyota thông báo bán được khoảng 9,7 triệu chiếc xe trên toàn cầu, con số có thể giúp hãng vượt qua các đối thủ General Motors và Volkswagen trở lại là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.
Năm nay, Toyota đặt mục tiêu tiêu thụ 9,91 triệu chiếc ô tô.
Theo Tiền Phong Online
Bên trong nhà máy sản xuất siêu xe 1,7 triệu USD
Ngoài thời gian chế tạo gầm và động cơ, để hoàn thiện mỗi chiếc Aston Martin One-77 cần thêm 4 tuần lắp ráp thủ công.
Mang đầy tham vọng của Aston Martin, One-77 chắt lọc những gì tinh túy nhất của hãng xe Anh quốc. Sự đặc biệt, sang trọng thể hiện bằng nội thất lấp đầy kim loại quý hiếm họ bạch kim, thứ chỉ xuất hiện trên các loại đồng hồ đeo tay sành điệu. Với vô số vẻ đẹp ở các ý tưởng thiết kế và cách thể hiện, One-77 giá 1,75 triệu USD, đắt gấp 3 lần Zagato V12. Là dự án quan trọng và đắt đỏ nhất của hãng xe Anh quốc, khu vực lắp ráp One-77 được đặt cách xa nhà máy chính ở Gaydon.
Không gian làm việc bao chùm bởi màu trắng tinh khiết, không hề có sự hỗn loạn hay robot, chỉ có 7 trạm công nhân lắp ráp thủ công để tạo ra tên tuổi Aston Martin One-77.
Video đang HOT
Kẹp giữ một chi tiết nội thất trong lúc chờ keo khô.
Thân và khung gầm sơn trước công đoạn lắp ráp.
Quá trình lắp ráp đòi hỏi sự cẩn trọng đến từng chi tiết nhỏ.
Ghế của mỗi chiếc One-77 được chế tác theo đặc điểm riêng của khách hàng.
Ngoài thời gian chế tạo gầm và động cơ, để hoàn thiện mỗi chiếc Aston Martin One-77 cần thêm 4 tuần lắp ráp thủ công.
Xe được nâng lên hoặc hạ thấp xuống để công nhân làm việc an toàn và hiệu quả.
Quá trình lắp ráp được bắt đầu bằng việc ghép nối các phần tử quan trọng nhất, thân liền khối làm từ sợi carbon do Multimatic sản xuất, động cơ V12 dung tích 7,2 lít của Cosworth, công ty đã từng phát điện động cơ cho xe đua F1. Thân chiếm nửa giá trị xe đòi hỏi phải việc chế tác tỉ mỉ và công phu. Nếu suôn sẻ nó sẽ được 6 công nhân hoàn thành trong 3 tuần. Nhưng nếu có ai đó làm hỏng một trong các bước (cắt, mài, khử trùng...) ở bất kỳ điểm nào trong giai đoạn dựng hình, cấu trúc tổng thể sẽ bị loại bỏ và công việc bắt đầu lại từ đầu.
Công đoạn ghép phần khung phía trước.
Khung lắp ráp và kiểm tra lần cuối tại Canada, sau đó chuyển tới Coventry Prototype để gắn vỏ. Vùng hông mở rộng, hốc hút gió trước cắt tinh tế, gương hậu ngoài trồi ra từ cửa. Công đoạn kéo dài 2 tuần kết thúc bằng việc mạ đen. Gầm và thân tiếp tục được chuyển tới trụ sở Aston Martin để sơn.
Công nhân gắn bảng điều khiển trung tâm kiểu "thác nước" và làm từ gỗ quý.
Trạm công nhân đầu tiên thực hiện công việc ghép nối "mê cung" các loại dây và đường ống nhiên liệu. Công đoạn hàn miếng cách nhiệt, tấm lót ống nhiên liệu được thực hiện ở trạm thứ 2. Trạm thứ 3 trở nên hấp dẫn hơn khi các cụm chi thiết vị con được gắn chặt với nhau bằng bu-lông. Vô số các loại công tắc, mặt đồng hồ, chất liệu bọc ghế cấu thành nội thất. Hệ thống truyền lực gắn kết bằng trục các-đăng bằng 20 bu-lông ở bước thứ 5. Ở trạm 6, quá trình lắp ráp tạm nhường chỗ cho việc điều chỉnh hệ thống treo. Dù việc cài đặt này có thể thích hợp 90% phong cách lái xe, nhưng sẽ có một nhân viên Aston Martin bay tới gặp khách hàng, và điều chỉnh lại hệ thống cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng người. Công đoạn lắp ghép cuối cùng được thực hiện ở trạm thứ 7 với bánh xe 20 inch, lốp Pirelli P Zero Corsa 235 mm, 335 mm phía sau.
Khu vực gắn đèn pha.
Phanh trước sử dụng 6 xi-lanh và phanh sau dùng 4 xi-lanh. Quá trình kiểm tra mô phỏng để đảm bảo ABS, hệ thống điều khiển lực kéo, và phần tử hệ thống truyền lực làm việc một cách bình thường, đồng thời cũng đảm bảo rằng không có nước và không khí lọt vào car-bin.
Một chiếc One-77 sau khi hoàn thành.
One-77 nằm trên mâm xoay trong công đoạn kiểm tra sơn.
Đây là hình ảnh đầu tiên của chiếc One-77 mà người mua sẽ nhìn thấy.
Cho đến nay chỉ có 10 chiếc One-77 tới tay khách hàng châu Á và Trung Đông. Số xe nằm trong đơn đặt hàng là 66 chiếc. Còn một xe duy nhất chưa có người mua.
Thế Hoàng
Ảnh: Jalopnik
Theo VNE
Bridgestone vào VN Hãng chế tạo lốp lớn nhất Nhật Bản là Bridgestone cho biết sẽ thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn để phụ trách các vấn đề sản xuất và bán hàng tại Việt Nam vào tháng 2/2012. Một sản phẩm của hãng chế tạo lốp Bridgestone. (Nguồn: Internet) Theo thông cáo báo chí của Bridgestone, công ty Bridgestone Vietnam...