Toyota, Renault, Mitsubishi thất thu nặng vì Covid-19
Doanh số quý I/2020 nói chung và tháng 3/2020 nói riêng của các thương hiệu ô tô Toyota, Renault hay Mitsubishi đều sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của Covid-19.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hãng xe trên thế giới ‘thất thu’
Doanh số bán hàng của Toyota giảm 20% trong tháng 3
Toyota Motor Corp. cho biết sản lượng và doanh số bán ô tô toàn cầu trong tháng 3/2020 đều giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, sản lượng ô tô toàn cầu của hãng trong tháng 3 giảm 20,6% so với cùng kỳ năm trước, xuống 640.973 chiếc. Trong khi đó, doanh số bán hàng giảm 23,8% xuống còn 681.510 chiếc, bao gồm cả doanh số bán ô tô của công ty con Daihatsu Motor Co. và công ty con sản xuất ôtô tải Hino Motor Ltd.
Tính riêng tại khu vực châu Á, doanh số bán ra của hãng không bao gồm Nhật Bản trong tháng 3 giảm 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 171.028 chiếc. Trong khi đps. doanh thu tại khu vực Bắc Mỹ của công ty đã giảm 37%, xuống còn 155.552 chiếc.
Doanh thu của hãng Renault giảm 19,2% trong quý I
Video đang HOT
Hãng sản xuất ô tô Renault của Pháp thông báo doanh thu quý I vừa qua đã giảm 19,2%, xuống còn 10,3 tỷ euro (khoảng 10,97 tỷ USD). Hãng này cũng cho biết còn quá sớm để đưa ra đánh giá tác động của dịch Covid-19.
Trong giai đoạn từ tháng 1-3/2020, hãng Renault cho biết doanh số bán xe tại Nga cao hơn so với thị trường “quê nhà” khi mà nhu cầu tại châu Âu sụt giảm mạnh.
Renault hiện có nguồn dự trữ thanh khoản – tính đến hết tháng 3, ở mức 10,3 tỷ euro, thấp hơn 5,5 tỷ euro so với cùng kỳ năm trước.
Renault dự kiến sẽ cập nhật cho các nhà đầu tư về chiến lược của hãng để tăng cường quan hệ liên minh với hãng sản xuất ôtô Nissan của Nhật Bản vào trung tuần tháng 5 tới. Cùng với đó, hãng sẽ đưa ra báo cáo cụ thể về kế hoạch cắt giảm chi phí cũng như kế hoạch mua sắm chung.
Mitsubishi Motors giảm 7,2% trong sản xuất so với năm ngoái
Mitsubishi Motors đã công bố số liệu cho năm tài chính 2019-2020. Lần đầu tiên sau 3 năm, Tập đoàn Mitsubishi Motors đã báo cáo sự sụt giảm về sản xuất, doanh số bán hàng và xuất khẩu.
Trong năm tài chính 2019-2020, Mitsubishi Motors đã sản xuất 1.337.399 xe, bao gồm cả xe chở khách và xe thương mại, kém hơn 103.828 xe so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cũng khiến Mitsubishi Motors giảm 7,2% trong sản xuất toàn cầu so với năm ngoái. Trong số 1.337.399 xe Mitsubishi được sản xuất từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2020, có 620.676 xe được sản xuất tại Nhật Bản, 716.723 xe được chế tạo bên ngoài, bao gồm cả Philippines.
Mitsubishi Motors cũng báo cáo rằng việc sản xuất xe đã giảm mạnh trong 6 tháng qua. “Sản xuất ở nước ngoài cũng đã đi xuống trong 5 tháng qua. Ngay cả doanh số thị trường “quê nhà” Nhật Bản đã trượt dốc kể từ tháng 10 năm 2019″, báo cáo của hãng cho biết.
Bên cạnh việc suy giảm do đại dịch Covid-19, Mitsubishi Motors cũng báo cáo rằng việc sản xuất của hãng tại Nhật Bản trong tháng 3/2020 đã tăng 14,3% và xuất khẩu tăng 8,9% so với tháng 3/2019.
Công nghiệp ô tô Đông Nam Á đang vận hành chỉ với 30% công suất
Việc hàng loạt các nhà máy lớn trong khu vực phải đóng cửa khiến năng suất của ngành công nghiệp ô tô khu vực chỉ vận hành được 30% công suất.
Một chiếc Honda Civic tại triển lãm ô tô Bangkok năm 2019, chưa biết liệu triển lãm định kỳ này có diễn ra năm nay đúng lịch trình? Ảnh: Reuters
Thái Lan cũng như nhiều nước Đông Nam Á hoàn toàn không cưỡng chế các nhà máy lắp ráp ô tô phải ngừng hoạt động để phòng dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều đó đã không ngăn cản Toyota Motor - nhà sản xuất ô tô hàng đầu của đất nước này, đóng cửa 3 nhà máy lắp ráp ô tô cho đến ngày 17/4/2020, theo Nikkei Asia.
Mitsubishi Motors và Isuzu Motors, hai thương hiệu xếp thứ nhì và ba tại Thái Lan về doanh số, cũng đã tạm ngưng sản xuất.
10% tổng sản phẩm quốc nội Thái Lan là từ ngành công nghiệp ô tô và sản xuất gần một nửa trong tổng số 4,15 triệu xe của toàn Đông Nam Á.
Sản xuất đình đốn trong khoảng 2 - 3 tuần của tháng 3 sẽ là "cú trời giáng" về kinh tế, khiến doanh số ô tô Thái Lan đã giảm 17%.
Sau Thái Lan, Indonesia là nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai trong khu vực với khoảng 1,3 triệu xe mỗi năm.
Trong khi danh sách nhà máy đóng cửa có tên Honda Motor, đến nay Toyota và Mitsubishi cũng đã bắt đầu cắt giảm sản lượng. Tập đoàn Toyota đang chờ đợi các số liệu thống kê chi tiết về đơn đặt hàng trước khi quyết định có nên đóng cửa dây chuyền sản xuất hay không.
Nếu Indonesia yêu cầu ngừng hoạt động toàn quốc đối với hoạt động của nhà máy, sản lượng của Toyota tại Đông Nam Á sẽ giảm xuống thực tế bằng không.
Tại Việt Nam, Toyota, Honda và Ford Motor đều đã ngừng sản xuất, Malaysia cũng tương tự và thêm 2 nhà sản xuất nội địa Perodua và Proton cùng cảnh ngộ.
Đông Nam Á chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng ô tô toàn cầu. Tình hình hiện nay cho thấy năng suất của ngành công nghiệp ô tô khu vực này chỉ vận hành được 30% công suất.
Sự suy thoái sẽ có tác động nặng nề nhất đối với các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, do mức đầu tư rất lớn của họ trong khu vực. Chỉ riêng tại Thái Lan, các hãng xe Nhật Bản chiếm tới 90% cổ phần trong các liên doanh.
Mitsubishi sản xuất 350.000 xe tại Thái Lan mỗi năm, chiếm một phần tư sản lượng toàn cầu của hãng này, và khu vực Đông Nam Á cũng giúp thương hiệu này thu được lợi nhuận cao nhất (48,2 tỷ yên) so với tất cả các thị trường khu vực khác.
Tập đoàn Isuzu xem Thái Lan là cơ sở sản xuất lớn nhất của mình ở nước ngoài và tạo ra khoảng 30% doanh thu ở châu Á.
Bài học từ Vũ Hán cho thấy việc đóng cửa các nhà máy ô tô ở Đông Nam Á có thể sẽ kéo dài khoảng 2 tháng, sau đó quá trình hồi phục trở lại sớm hay muộn là do chính sách của từng nước cũng như cách thức mà từng hãng xe lấy lại được "những gì đã mất" do Covid-19.
Lam Anh
Toyota và Mitsubishi tạm ngừng sản xuất tại Thái Lan Báo chí Thái Lan đưa tin, Toyota và Mitsubishi thông báo tạm ngừng hoạt động hàng loạt nhà máy tại Thái Lan do dịch bệnh Covid-19. Nhà máy lắp ráp xe Mitsubishi trong KCN Laemchabang Industrial Estates ở tỉnh Chon Buri Cụ thể, vào ngày 30/3/2020, Toyota Motor Thái Lan thông báo, theo kế hoạch điều chỉnh sản xuất của công ty do...