Toyota hạ sản lượng toàn cầu vì thiếu hụt một thứ từ Việt Nam
Toyota vừa công bố hạ 15% sản lượng toàn cầu trong tháng 11 vì thiếu chip bán dẫn nhưng sẽ tăng bù lại trong tháng 12 và quý I năm sau để đạt mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm tài khóa.
Theo Paultan, việc Toyota thiếu linh kiện trong giai đoạn tháng 9 tới 11 năm nay là do COVID-19 hoành hành tại Malaysia và Việt Nam nơi đặt cơ sở sản xuát của họ cũng như các đối tác cung ứng. Đây cũng là lý do vì sao Toyota buộc phải hạ sản lượng dự kiến trong năm tài khóa 2021 xuống 9 triệu xe (giảm 300.000 đơn vị).
Tuy nhiên theo Reuters, Toyota cũng đã gấp rút hối thúc các đối tác cung ứng đồng thời đẩy nhanh tiến độ khởi động lại dây chuyền sản xuất để bù đắp lại khoảng một phần ba sản lượng đã mất trong giai đoạn 4 tháng qua, một phần không nhỏ cũng nhờ chính khu vực Đông Nam Á nay đã kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả hơn.
Theo tính toán của thương hiệu Nhật, sản lượng từ tháng 12 năm nay tới tháng 3 năm sau của họ trên toàn cầu sẽ tăng 97.000 xe so với mức thông thường nhờ sự trở lại của các đối tác Đông Nam Á.
Video đang HOT
Nếu kế hoạch của Toyota được thực hiện thành công, họ sẽ tiếp tục là tập đoàn chịu thiệt hại ít nhất vì thiếu chip linh kiện.
Do thảm họa động đất tại Nhật Bản vào 2011, Toyota vốn đã trữ sẵn một lượng lớn linh kiện từ trước do lo sợ tình huống trên lặp lại và động thái này bất ngờ mang lại hiệu quả lớn giúp hãng tiếp tục duy trì sản xuất như bình thường (nhiều hơn các đối thủ khoảng 6 tháng) trước khi “cạn kho” vào tháng 8 qua.
Tình trạng thiếu chip bán dẫn ô tô có thể kéo dài sang năm 2023
Giám đốc điều hành Tập đoàn Daimler Ola Kllenius cho biết ngành công nghiệp ô tô có thể tiếp tục gặp phải tình trạng thiếu chip bán dẫn tới năm 2023.
Tình trạng thiếu chip bán dẫn ô tô có thể kéo dài sang năm 2023
Theo Auto News, trao đổi với giới truyền thông trước thềm diễn ra triển lãm ô tô Munich, CEO Daimler cho biết ô tô ngày càng phụ thuộc vào chip đối với mọi tính năng, từ quản lý động cơ bằng máy tính để tiết kiệm nhiên liệu đến các tính năng hỗ trợ người lái như phanh khẩn cấp. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của chip bán dẫn đối với ngành công nghiệp ô tô.
Ông Ola Kllenius cho biết tình trạng thiếu nguồn cung chip có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất vào năm 2022, nhưng tình hình có thể lạc quan hơn vào năm 2023.
Daimler gần đây tuyên bố rằng công ty dự kiến doanh số bán hàng trong quý thứ 3 của thương hiệu Mercedes-Benz thấp hơn đáng kể do tình trạng thiếu chip. Mặc dù tình trạng thiếu chip bán dẫn đang diễn ra song nhà sản xuất ô tô Đức vẫn hy vọng nguồn cung cấp chíp bán dẫn tự sản xuất sẽ được cải thiện trong quý IV/2021.
Trước đó, vào tháng 7/2021, Daimler cho biết sẽ chi hơn 40 tỷ euro vào năm 2030 để vượt Tesla trên thị trường xe điện. Nhà sản xuất ô tô Đức cho biết sẽ xây dựng 8 nhà máy pin trong nỗ lực đẩy mạnh sản xuất xe điện (EV) và từ năm 2025, các nhà máy sản xuất xe mới sẽ chỉ sản xuất EV.
Cuối tuần trước, General Motors cũng ra thông báo sự thiếu hụt chip bán dẫn buộc công ty phải tạm dừng sản xuất tại hầu hết các địa điểm lắp ráp trên khắp Bắc Mỹ trong tuần đầu tiên cuả tháng 9.
Nhiều nhà máy sản xuất ô tô của Toyota trên toàn cầu sẽ tạm dừng hoạt động từ tháng 9/2021 do thiếu chip bán dẫn
Một "ông lớn" khác của ngành công nhiệp ô tô thế giới là Toyota Nhật Bản cũng phải thông báo tạm dừng hoạt động từ tháng 9/2021 do thiếu hụt chip bán dẫn. Nhà sản xuất cũng dự báo sản lượng sẽ bị sụt giảm khoảng 40%.
Đến nay, các nhà sản xuất vẫn chưa biết đến khi nào tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn, chip điện tử mới được giải quyết.
Trước đó, ông chủ của nhà sản xuất chip Intel, Pat Gelsinger, cho biết điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng chip bán dẫn trên toàn cầu vẫn chưa đến. Ông chủ này dự đoán tình trạng thiếu hụt chip sẽ trở nên tồi tệ hơn trong "nửa cuối năm nay" thậm chí là "một đến hai năm tới" trước khi nguồn cung trở lại bình thường.
Khủng hoảng thiếu chip bán dẫn có thể kéo dài hết năm 2022 - Cơ hội cho thị trường xe cũ? Rohm Co - nhà sản xuất chip lớn của Nhật Bản cùng với các công ty trong ngành sản xuất chip như Infineon Technologies AG cảnh báo thiếu hụt nguồn cung ứng chip bán dẫn có thể sẽ kéo dài lâu hơn dự kiến, ít nhất là hết năm 2022. Công ty sản xuất chip Rohm Co. của Nhật Bản cho biết, các...