Tottenham thực dụng đến tàn nhẫn
Sẽ thật sai lầm khi giá thấp Tottenham. Họ cùng Man City là hai đội chưa thua ở Premier League mùa này.
Giành 4 chiến thắng trong 6 trận mở màn và chỉ kém một điểm so với đội đầu bảng, Tottenham đủ khiến tất cả phải dè chừng. Tuy nhiên, Spurs lại không được đánh giá cao trong cuộc đua vô địch.
Việc đặt Tottenham cạnh Man City được cho là khập khiễng khi “The Citizens” có màn thể hiện vượt trội hơn. Erling Haaland liên tục ghi bàn với 10 pha lập công chỉ sau 6 trận. Và tầm ảnh hưởng của Pep Guardiola luôn được coi là thước đo chuẩn mực cho mọi đội bóng.
Ngược lại, cách chơi có phần thụ động dưới thời Antonio Conte khiến Spurs bị nghi ngờ. Do đó, những chiến thắng của Tottenham thường bị gán cho cụm từ “thiếu thuyết phục”.
Cách chơi của Tottenham
Nhưng những gì Conte tạo dựng ở Spurs có bị đánh giá thấp? Dù từng dẫn dắt Chelsea đến danh hiệu Premier League năm 2017 với 93 điểm, liệu triết lý của nhà cầm quân người Italy có lạc hậu so với Guardiola?
Spurs biết cách thắng mà không cần tấn công dồn ép.
Spurs không hoàn toàn thống trị trận đấu. Ý đồ của Conte là tận dụng các pha chuyển trạng thái để gây sát thương, thay vì tìm cách phá vỡ hàng thủ đối phương bằng cách dồn ép thông qua việc kiểm soát lối chơi.
Conte đạt được điều này khi triển khai khối đội hình thấp hơn so với xu hướng chung của các đội bóng lớn. Họ hiếm khi dâng cao ép sân. Cách chơi này mời dụ đối phương tiến lên phía trước và đưa họ vào vị trí dễ bị phản đòn, trong khi đảm bảo đội hình luôn ở thế phòng ngự chắc chắn.
Thống kê phản ánh điều này. Tottenham gây áp lực chỉ 20,5% trên 1/3 phần sân đối phương (cao thứ 15 ở Premier League), 48,2% ở khu vực giữa sân (thứ 15 tại Premier League) và 31,3% ở khu vực gần hàng phòng ngự của họ (thứ 6 giải đấu).
Thời gian trung bình Tottenham thực hiện một pha pressing chỉ kéo dài 6,3 giây (thứ 15). Chuỗi lần pressing liên tiếp của Spurs cao nhất là 56 (thứ 19).
Có 22 lần họ để mất bóng khi tấn công (thứ 14 – chứng minh Spurs ép sân không quá vượt trội) và chỉ thu hồi bóng 19 lần trên 1/3 phần sân đối phương (thứ 19). Spurs cho phép đối thủ cầm bóng và luân chuyển bóng nhiều hơn (cao hơn 20%) so với “Big Six” Premier League.
Video đang HOT
Bản đồ nhiệt màu xanh dương cho thấy vị trí Spurs thường kiểm soát bóng vượt trội là ở phần sân nhà.
Với Tottenham, đừng chờ đợi những trận thắng dồn ép, “thuyết phục”. Màn trình diễn tốt của Spurs dựa trên những thông số khác.
Họ sở hữu số pha bứt tốc từ những tình huống phản công trực tiếp cao nhất (1,48) trong nhóm “Big Six” và đứng đầu Premier League về số pha tấn công trực tiếp (15). Tottenham làm điều này khi họ chủ yếu kiểm soát bóng ở phần sân nhà.
Chỉ Leeds để mất bóng từ những pha tấn công nhiều hơn Tottenham (35 lần), và Spurs xếp thứ 3 về tổng số lần thực hiện tình huống xây dựng lối chơi từ sân nhà (20). Đó là minh chứng Conte có chủ ý nhường sân, kéo đối thủ dâng cao và bất thình thình phản công ghi bàn.
Conte là bậc thầy trong cách triển khai này khi từng giành danh hiệu VĐQG với Inter, Juventus và Chelsea trước đó. Tuy nhiên, sự nghi ngờ vẫn xuất hiện dành cho Spurs.
Chiến thuật ở Premier League không ngừng được nâng cấp trong 5 năm kể từ khi Conte vô địch với Chelsea. Hệ thống cầm bóng và ép sân phức tạp trở nên phổ biến hơn, đặc biệt khi Pep Guardiola và Jurgen Klopp giúp Man City và Liverpool thống trị Premier League.
Lợi thế của Spurs
5 năm trước, phần lớn đối thủ của Chelsea chưa tìm ra cách chống phản công hiệu quả trong lúc kiểm soát lối chơi. Hiện tại, các đội có xu hướng chơi chậm lại, nhưng khả năng pressing tầm cao tăng mạnh.
Cách tiếp cận này tạo ra vấn đề cho Conte: Các đối thủ giờ thoải mái hơn dù được Spurs “mời dụ” giữ bóng. Họ ý thức hơn và sẵn sàng ngăn những pha phản công khi áp sát hàng thủ.
Sự thay đổi đồng nghĩa đội hình của Spurs bị đẩy lùi sâu hơn. Khi có bóng, Tottenham cũng không thể nhanh chóng tiến tới phần sân đối phương. Vì vậy, khả năng đối thủ mất bóng và bị phản công thấp hơn.
Conte biến Tottenham thành đội bóng đáng gờm.
Điều đó lý giải vì sao Tottenham nhiều thời điểm bị dồn ép. Đó là lúc Conte cần các tiền vệ trung tâm giỏi thoát pressing, len lỏi qua các khu vực giữa sân và đưa bóng nhanh lên phía trước.
Với Rodrigo Bentancur và Yves Bissouma, Conte có sự cân bằng phù hợp như cặp N’Golo Kante và Nemanja Matic trong quá khứ (lúc ông thầy người Italy còn dẫn dắt Chelsea – PV). Ở phía trên, Harry Kane và Son Heung-min hoạt động rộng, cơ động và luôn trong tư thế sẵn sàng để dứt điểm hoặc phối hợp chỉ bằng một hoặc hai đường chuyền.
Quan trọng hơn, Spurs của Conte có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt thể lực. World Cup 2022 diễn ra vào giữa mùa có thể vắt kiệt sức nhiều cầu thủ. Nhận thức được vấn đề này, Conte liên tục nhồi thể lực cho học trò ở chuyến du đấu hè. Ông chuẩn bị sẵn sàng khi tình huống này xảy ra.
Spurs là đội chạy quãng đường trung bình dài nhất từ đầu mùa (671,2 km). Việc tuyến giữa được bịt kín với số lượng cầu thủ đông đảo càng biến Tottenham trở thành một khối chắc chắn, khó bị phá vỡ.
Ngoài ra, Tottenham cũng cải thiện đáng kể hiệu suất ở cả 2 đầu sân. Kể từ khi Conte trở thành HLV trưởng Spurs, đội bóng này sở hữu những cú sút có chất lượng cao nhất (0,13 xG) đồng thời đối mặt với nhiều cú sút có chất lượng thấp nhất (0,08 xG) ở Premier League.
Trong chiến thắng 3-2 trước Man City mùa trước, Tottenham cho thấy họ nguy hiểm đến thế nào. Spurs trong tay Conte chơi chừng mực, rình rập nhưng đáng sợ. Họ thực dụng hơn khi sự chắc chắn được ưu tiên hàng đầu.
Với Conte, Tottenham có thể là ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu Premier League mùa này.
Điểm nhấn Ngoại hạng Anh vòng 2: Điên rồ derby London, Haaland nếm mùi khốc liệt
Loạt trận ở vòng 2 Ngoại hạng Anh cuối tuần qua đã mang đến cho người hâm mộ mọi cung bậc cảm xúc, trong đó phải kể đến cú sốc mang tên MU cũng như kịch tính trận derby London giữa Chelsea và Tottenham.
MU chìm sâu khủng hoảng
Thật khó để tìm thấy bất kỳ niềm tin nào từ các CĐV MU dành cho "Quỷ đỏ" ngay lúc này. Có lẽ, một số người hâm mộ MU lạc quan vẫn tin rằng trận thua 1-2 trước Brighton ở vòng 1 Ngoại hạng Anh chỉ là vạn sự khởi đầu nan dưới kỷ nguyên HLV Erik Ten Hag.
MU của Ronaldo thua trận thứ 2 liên tiếp ở Ngoại hạng Anh
Tuy nhiên, việc MU bị Brentford vùi dập 4 bàn không gỡ ở vòng 2 hôm 13/8 giống như tiếng chuông báo động về một cuộc khủng hoảng đang xảy ra. Ban lãnh đạo đội chủ sân Old Trafford thì đang túng quẫn trong vòng xoáy chuyển nhượng khi liên tục gặp bế tắc trên bàn đàm phán các mục tiêu. Và một tin xấu nữa cho MU khi nghiên cứu mới nhất của trang Morning Consult cho thấy Liverpool đã vượt qua "Quỷ đỏ" để trở thành câu lạc bộ bóng đá được biết đến nhiều nhất tại nước Mỹ.
Kịch tính derby London
Đúng như mong đợi, trận derby London giữa Chelsea và Tottenham không khiến người hâm mộ thất vọng với 4 bàn thắng. Chelsea hai lần dẫn trước nhưng đều bị Tottenham gỡ hòa, trong đó bàn thua thứ 2 của "The Blues" vào phút bù giờ 90 6.
HLV Tuchel và HLV Conte liên tục va chạm ngoài đường biên
Điểm nhấn của trận đấu tâm điểm này còn đến ở những pha va chạm bên ngoài đường biên. Sau khi Hojbjerg gỡ hòa 1-1 cho Tottenham ở phút 68, HLV Antonio Conte đã ăn mừng đầy khiêu khích hướng về phía ban huấn luyện Chelsea khiến HLV Thomas Tuchel nóng mặt. Hai HLV hàng đầu giải đấu lao vào nhau và suýt ẩu đả nếu không có sự can thiệp của các trợ lý, trong khi trọng tài chính Anthony Taylor tặng cho mỗi người 1 thẻ vàng cảnh cáo.
Bầu không khí căng thẳng của trận derby London kéo dài cả sau tiếng còi mãn cuộc. Khi làm thủ tục bắt tay sau trận, HLV Tuchel nắm chặt tay người đồng cấp Conte. Chiến lược gia người Italia lập tức nổi điên và hét vào mặt đối thủ. Hai HLV một lần nữa suýt lao vào đánh nhau nếu không có sự can ngăn của các trợ lý. Lần này, trọng tài Taylor quyết định rút thẻ đỏ với cả hai.
Haaland không phải là không thể ngăn cản
Erling Haaland, tiền đạo trị giá 51 triệu bảng của HLV Pep Guardiola, có lẽ đã bắt đầu cảm nhận được sự khắc nghiệt của Premier League. Chân sút người Na Uy chỉ có 8 pha chạm bóng trong chiến thắng 4-0 của Man City trước Bournemouth, mặc dù anh đã kiến tạo cho Ilkay Gundogan mở tỷ số.
Haaland đã cảm nhận được sự khốc liệt của Ngoại hạng Anh
Haaland được kỳ vọng sẽ là mảnh ghép hoàn hảo cho đội hình của HLV Pep Guardiola nhưng chiến lược gia người Tây Ban Nha chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian để giúp cầu thủ 22 tuổi thích nghi với phong cách chơi bóng ở giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh.
Arsenal ngày càng bản lĩnh
Arsenal giành chiến thắng thứ 2 liên tiếp ở Ngoại hạng Anh với 3 điểm trọn vẹn trước Leicester City trên sân nhà Emirates, nhưng tỷ số 4-2 dường như chưa đủ để lột tả hết màn trình diễn của đội bóng do HLV Mikel Arteta dẫn dắt.
Tất cả có vẻ suôn sẻ với Arsenal sau 2 pha lập công của Gabriel Jesus giúp "Pháo thủ" dẫn trước 2-0 ngay trong hiệp một, nhưng bàn phản lưới nhà của William Saliba ở đầu hiệp hai đã khiến không ít CĐV đội bóng thành London cảm thấy lo lắng.
Nhưng với sự cổ vũ cuồng nhiệt của số đông khán giả nhà trên khán đài sân Emirates mà HLV Arteta miêu tả là không giống bất cứ điều gì ông từng thấy trước đây, Arsenal đã nhanh chóng vực dậy tinh thần với bàn thắng tái lập cách biệt 2 bàn của Granit Xhaka trong vòng 2 phút. Chưa hết, Gabriel Martinelli điền tên lên bảng tỷ số đảm bảo chiến thắng cho "Pháo thủ" chỉ 1 phút sau khi James Maddison nhen nhóm hy vọng có điểm cho Leicester City.
MU lép vế trong 6 hàng công mạnh nhất Premier League Bộ ba tấn công của Man Utd gồm Marcus Rashford, Anthony Martial và Jadon Sancho có giá trị khiêm tốn trong nhóm các CLB hàng đầu Premier League. Cristiano Ronaldo nhiều khả năng rời MU trong hè này, do đó Anthony Martial sẽ được giữ lại để đá tiền đạo cắm. Mùa trước, Marcus Rashford, Martial và Jadon Sancho chỉ ghi tổng 8...