Total Recall: Liệu có vượt qua “dớp” ăn theo phim?
Những tựa game ăn theo phim từ trước đến nay luôn bị gán cho cái mác “tồi tệ” do chất lượng chúng mang lại thường không thể sánh bằng tác phẩm điện ảnh. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn tồn tại không thiếu những tựa game chất lượng được “bệ nguyên xi” từ những bộ phim bom tấn. Thế nhưng, tựa game được đề cập trong bài viết ngày hôm nay là một tựa game loại game kiểu bắn súng đi cảnh dễ chơi, nhưng cũng chẳng có gì đặc biệt để người ta nhớ đến.
Thật khó để tóm tắt toàn bộ câu chuyện của Total Recall, khi nó được kể ở 1 vài trang mở đầu truỵên tranh khó hiểu. Trong game, bạn là 1 gã vô danh đang cố gắng giải cứu đạo quân mà đã phục kích mình tại 1 nơi có tên là “Rekall Clinic”. NSX đã “quảng cáo” rằng bạn sẽ đóng vai Douglas Quaid và trò chơi sẽ diễn biến y như cốt truyện của bộ phim sắp ra mắt.
May thay, thể loại bắn súng đi cảnh cũng không yêu cầu cốt truyện có quá nhiều tình tiết. Tất cả việc bạn phải làm là tìm kiếm xung quanh, và giương súng bắn bất cứ vật gì động đậy. Khi bạn đã giết được tất cả các đối thủ ở 1 địa điểm, bạn sẽ được đưa tới màn chơi tiếp theo. Khi đến được màn cuối cùng, bạn sẽ có được 1 khoản tiền trong game, mà sau này có thể dùng để mua vũ khí, trang bị tốt hơn và giúp bạn thêm mạnh hơn.
Việc bắn nhau trong game khá vui nhộn. Quân địch không quá thông minh nhưng chúng cũng biết cách di chuyển và nấp sau những chỗ núp như để đem lại 1 chút thử thách. Bạn sẽ phải ẩn nấp và lần lượt hạ từng tên địch nguy hiểm &mdash mức độ nguy hiểm của từng tên được thế hiện bằng màu sắc của khẩu súng trên tay chúng, và nó cũng khá hữu ích sau này. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tự quản lí lượng đạn dược có phần hạn chế. Tốc độ game ban đầu có vẻ hơi chậm 1 chút và chỉ có 2 loại quân địch nhưng các tình huống chiến thuật ở mỗi cấp độ sẽ mang lại những phút giây giải trí không tồi chút nào.
Bối cảnh cũng là một yếu tố đáng xem xét. Môi trường của game sặc sỡ, có chiều sâu và giàu chi tiết. Các màn chơi sau này đã sử dụng rất tốt chiều sâu vốn có, đặt các mục tiêu ở các vị trí xa mà bạn sẽ phải zoom-in để tìm ra và hạ gục chúng.
Ngoài việc chiến đấu ra, Total Recall gây nản lòng người chơi khá nhiều. Mỗi nhiệm vụ đề xuất một loại vũ khí tương thích , nhưng nhiều loại chỉ có sẵn thông qua mua trong ứng dụng. “Nước tăng lực” làm tăng thêm thiệt hại mỗi lần tấn công của bạn không có nhiều tác động cho các hao tổn, và chúng ta thấy rằng áo giáp là 1 thứ hàng xa xỉ. Trò chơi này tương đối hào phóng về việc chi “tiền mặt” sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ và hạ gục các đối tượng, nhưng bạn sẽ nhanh chóng “đốt” hết số tiền vừa có và phải kiếm thêm khá nhiều ở những màn chơi sau.
Video đang HOT
Một điều gây khó chịu nữa là độ dài của tựa game. Hiện tại mới chỉ có 8 màn chơi được mở, và Jump Game hứa rằng sẽ mở thêm nhiều mức độ nữa khi mà bộ phim chính thức được công chiếu vào ngày 3/8/2012. Giải thích cho việc AI máy khá chậm chạp và có phần “ăn hại”, có thể viện đến lý do 8 màn chơi này mới chỉ là những màn “thử sức” ban đầu của tựa game.
Tuy nhiên, chính điều này cũng đã đặt ra những câu hỏi về phần còn lại của trò chơi. Liệu nó sẽ khó khăn hơn? Liệu rằng tựa game sẽ có thêm các loại quân địch mới và đa dạng? Hoặc phần kết của câu chuyện sẽ có ý nghĩa hơn? Các fan của bộ phim Total Recall có thể sẽ rất háo hức tìm hiểu, nhưng nó cũng hoàn toàn có thể là “cú chốt” tạo nên sự thất bại của tựa game đã trót một lần làm phật lòng game thủ. Hiện game được phân phối qua AppStore và Play Store với giá 0.99 USD.
Theo Game Thủ
Game online Việt càng ngày càng dễ, tốt hay xấu?
Ngày qua ngày, game online Việt càng dễ, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhiều game thủ, đặc biệt những game thủ của ngày xưa không thực sự thích điều này. Tuy nhiên, nhìn rộng ra, dễ chơi, vui vẻ đang là xu hướng chung của làng game thế giới chứ không chỉ riêng GO Việt. Chúng ta nên nhìn nhận sự dễ này như thế nào?
Game online Việt càng ngày càng dễ
Sự thật này không ai có thể chối cãi và không ai chối cãi làm gì cả: game Việt đang càng ngày càng quá dễ, ít thử thách, đánh đố game thủ hơn. Tất nhiên, tôi không nói đến những sự đánh đó kiểu như lỗi game, lỗi mạng hay những thứ như thế. Độ khó của game, ít nhất trong bài viết này, là những yếu tố yêu cầu game thủ đầu tư đầu óc và công sức để đạt được hay vượt qua.
Một ví dụ rất rất nổi tiếng và dễ để so sánh: Kiếm Thế và VLTK. Hai tựa game được coi là "anh em". Có nội dung khá giống nhau về cuộc chiến trong giới võ lâm trung quốc thời phong kiếm (tôi nhớ không nhầm thì cũng cùng thời luôn vì cả hai đều có chiến trường Tống Kim). Và bản thân tôi cũng là một game thủ gắn bó và cũng có chút thành tích trong cả hai game.
Là xu hướng chung của game thế giới
Thật ra, bạn không sai khi đánh giá game Việt đang ngày càng dễ hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn ra thế giới, có một xu hướng đáng giật mình: các game đang ngày càng dễ, thậm chí dễ đến mức kinh ngạc.
Thật ra tôi cũng không chơi nhiều game cho lắm. Nhưng cái sự dễ đi của game là điều thật sự quá rõ ràng. Lấy ví dụ, thời trước chơi Call of Duty 2, tôi trầy trật cả 2 3 tháng mới có thể gọi là "vượt qua được game". Còn bây giờ, mới chơi qua qua MW 3 trong chưa đến 1 tuần, tôi đã có thể hoàn thành game. Thật sự, game dễ hơn rất nhiều.
Ngay cách thời điểm bài viết này xuất bản chỉ khoảng 1h, tôi có hỏi bạn bè của mình, những người gắn bó lâu năm với thế giới game họ cũng cho một đáp án như vậy. Cảm giác chung của họ, ngay cả với một game đỉnh, sự hứng thú khám phá, tìm hiểu hay sự vui sướng đến phát điên khi "phá đảo" như cái cách mà trước đây họ có được với CoD 1 2, Ninja Gaiden hay xa hơn là Mario hay Contra.
Tại sao?
Có một điều bạn phải biết thế này, dù là game online Việt hay game ở đâu đi chăng nữa, mục đích cuối cùng vẫn là kiếm tiền. Cho dù họ có nói là muốn phục vụ người chơi, muốn cho ra mắt sản phẩm đỉnh nhất hay gì gì đó, mục đích cuối cùng vẫn là tiền. Mà doanh thu của hãng thì tính bằng công thức đơn giản:
Tổng doanh thu = Doanh thu/ đầu người x số gamer
Dễ hiểu, muốn tăng doanh thu phải tăng số tiền kiếm được trên mỗi người chơi hoặc tăng số lượng người chơi. Mà tăng giá game (tăng doanh thu/ người) thì số người mua sẽ giảm. Như vậy, cách tốt nhất là tăng số người chơi game. Mà muốn tăng người chơi game, cách đơn giản là làm game dễ, ai cũng có thể chơi, cũng có thể chiến thắng để họ tiếp tục chơi game thay vì tạo ra những sản phẩm khó nhằn. Một sự thật là dù ở Việt Nam hay nước ngoài, xu hướng lười đi của game thủ là rất rõ ràng. Chính vì thế, làm game dễ đi làm một giải pháp.
Rõ ràng, bài toàn cạnh tranh đã khiến tất cả các hãng game/ các studio game phải chạy theo chiều hướng này.
Game Việt chỉ đi theo xu hướng thế giới?
Đáng tiếc, câu trả lời là không. Cho dù cũng xu hướng dễ chơi nhưng cách tiếp cận của GO Việt rất khác. Tạm thời, tôi sẽ không bàn đến tính đúng sai.
GO Việt dễ bằng auto và sự thật là quá nhiều auto. Ai đời, auto tích hợp và game, được NPH hỗ trợ (bằng nhiều cách) lại có khả năng... vượt phụ bản (tương tự Dungeon)... Thật sự, auto khiến người chơi Việt lười và game chán đi rất nhiều. Cá nhân tôi thì không thể gắn bó được với một game trong 1 hoặc 2 năm nếu chỉ có mỗi việc bật auto như vậy.
Hay cái cách các NPH tăng rate (gold và exp) để cuốn hút game thủ thật... khó chấp nhận. Vẫn biết đây là cách nhanh nhất, dễ nhất và ít phải suy nghĩ nhất để tăng doanh thu nhưng hậu quả của nó là tuổi thọ game ngắn đi và thế giới game càng ngày càng chán.
Kết
Dễ đi không có nghĩa là chán đi, đó là sự thật. Nhưng cái cách GO Việt đang chọn là dễ đi và chán đi. Về mặt kinh doanh, đây có thể là những quyết định có lợi, nhưng về mặt lâu dài, nó có ảnh hưởng rất xấu đến thị trường.
Trong bài viết tới, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về câu chuyện cạnh tranh và sự dễ đi của GO Việt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Prince of Persia: Warrior Within Nhắc đến Prince of Persia, những người chơi game có tuổi sẽ nghĩ ngay đến chàng hoàng tử trắng toát từ đầu tới chân, nhảy nhót để vượt qua những cạm bẫy nguy hiểm trong ngục tối của lâu đài 8 bit. Những người không mấy hứng thú với thể loại phiêu lưu hành động sẽ nhớ đến bộ phim The Forgotten Sands...