Tốt với người ngoài, tàn ác với vợ con
Chú tôi rất được lòng người ngoài. Hình như ông cư xử đường hoàng lịch thiệp với tất cả, trừ vợ con.
Bà nội tôi sinh được 3 người con gồm bố tôi và 2 cô. Cả 2 cô đều lấy chồng là người gần nhà. Cô út theo chồng đi làm ăn xa rồi định cư luôn trong miền Nam, mấy năm mới về một lần. Cô lớn vẫn ở cùng nhà chồng, chỉ cách nhà bà nội tôi “một giậu mùng tơi”.
Chồng cô lớn hơn cô 2 tuổi. Chú là con út trong gia đình có điều kiện nhất xóm, nên từ hồi còn nhỏ đã nổi tiếng mải chơi, không nghe lời cha mẹ. Cuộc vui nào, hội làng nào cũng đều thấy chú tham dự từ đầu đến cuối. Chẳng hiểu duyên số thế nào mà cô tôi lại phải lòng chú.
Sau khi cưới, cô sinh liền 3 đứa con, mỗi đứa chỉ cách nhau 2 tuổi. Đứa con thứ 2 của cô chú bằng tuổi với tôi, nên từ nhỏ anh em đã cùng học, cùng chơi. Hồi nhỏ nó suốt ngày ăn ngủ ở nhà bà ngoại vì có tôi chơi cùng. Lớn lên vẫn vậy, nhưng lý do chính là nó “không muốn về nhà để đỡ phải chạm mặt bố”.
Thay vì yêu thương, nhiều người cha lại thường thể hiện rất hà khắc với các con (ảnh minh họa)
Sau khi lấy vợ, chú tôi xin được vào làm ở cơ quan nhà nước, dần dà thành cán bộ. Trái với hình ảnh nghịch ngợm ham chơi hồi trẻ, ở độ tuổi ngoài 50, ông lúc nào cũng xuất hiện rất bảnh bao, cư xử đường hoàng, lịch thiệp. Chú được lòng cả đồng nghiệp và người dân.
Cách chú đối với bên nhà ngoại cũng rất tốt. Đám cưới, đám giỗ, ngày lễ ngày tết không khi nào thiếu mặt chú. Từ việc đi mời rượu tiếp khách đến làm cỗ trong bếp chú đều chẳng ngại ngần. Lễ tết nào cũng sang chúc mừng chu đáo. Bà nội và bố tôi từng thốt lên: “Cô mày thế mà lại sướng!”.
Thế nhưng hình ảnh người cha qua lời kể của con chú hoàn toàn trái ngược. Nó than với tôi rằng, cứ hễ bố đi làm về là ông bắt đầu chửi rủa 3 đứa con, dù chẳng nguyên do gì. Nếu chẳng may đám con làm điều gì khiến chú không vừa ý, thì từng đứa một sẽ bị lôi ra đánh lằn mông. Từ bé, cả 3 đứa chưa bao giờ cảm nhận được tình yêu thương hay sự chăm sóc từ bố.
Video đang HOT
Cô tôi cũng chịu nhiều nỗi khổ. Sau khi chửi mắng lũ trẻ con, chú tiếp tục lôi cô ra để chì chiết, đay nghiến. Cô bị chồng xỉa xói: “Con đàn bà vô dụng, chỉ biết ăn bám. Ở nhà cơm nước với dạy con thôi mà không xong”.
Có lần chú đi tiếp khách về và say rượu, chú lôi cô ra chửi mắng, đánh đập giữa nhà. Bọn trẻ thương mẹ nên lao vào can ngăn, cũng bị chú đánh. Những vụ việc như thế ít được biết đến vì cô và bọn trẻ đều không được nói ra để “giữ thể diện”.
Bất kì việc gì trong gia đình đều do chú quyết định. Không ai có quyền can dự, cũng không được đóng góp ý kiến.
Cách đây 4 năm, cậu em tôi thi trượt đại học. Nó cầm tờ kết quả trên tay từ sáng mà tối mịt mới dám về nhà. Bố đánh đập, chửi mắng thậm tệ: “Mày là loại vô dụng như mẹ mày. Cút ra khỏi nhà tao, đi ra đường kia xem có sống được không”.
Em tôi lao ra khỏi nhà, một lúc sau cả nhà chết điếng khi có người báo tin em bị tai nạn trong lúc lao ra ngoài ấy. Nó không qua khỏi. Mẹ nó khóc ngất, bố nó cũng đau đớn quặn thắt.
Những tưởng sau biến cố mất con ấy, chú sẽ thay đổi. Nhưng ít tháng sau ngày em tôi mất, tới lượt thằng út nhà cô chú lại quanh quẩn bên nhà tôi cả ngày. Nó bảo: “Em không muốn về nhà, để đỡ phải chạm mặt bố”.
Tuổi nào cũng cần hôn thú
Sau 11 năm ly hôn, chị Hà gặp và yêu anh Hải. Họ làm tình nhân của nhau khi bước vào "mùa thu" đời người. Cuộc sống của họ không quá ràng buộc nhau, tự chủ tài chính, không vướng bận, khiến bao người ngưỡng mộ.
Cả hai sống cuộc sống giản dị, hướng thiện; ở đâu có họ, ở đó có niềm vui. Với chị Hà, đây là cuộc sống chị thật sự mơ ước, hoàn toàn trái ngược với cuộc hôn nhân trước.
Dù vậy, gia đình chị - từ ba mẹ tới các em, không ai muốn chị sống "kiểu đó", ý nói chẳng đâu vào đâu, tình yêu không có gì ràng buộc thì sớm muộn cũng tan rã.
Họ gặp nhau vào "mùa thu đời người" (Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock)
Mỗi lần nhà chị Hà có hiếu, hỷ, anh Hải đều có mặt, là cánh tay đắc lực cho gia đình. Nhưng dù anh có xông xáo cỡ nào cũng không được ghi nhận. Ba mẹ chị Hà cho rằng, dù con gái ông bà đã ngoài 50, vẫn cần có giấy chứng nhận kết hôn hoặc người lớn đôi bên gặp mặt, nói chuyện, như thế mới là tôn trọng gia đình ông bà, chứng tỏ anh Hải thực lòng với con gái ông bà.
Chị Hà thì nghĩ, chị và anh Hải đơn giản là nương tựa lúc xế chiều. Nếu ra mắt gia đình đôi bên thì thể nào cũng bị gắn trách nhiệm, mà chị thì không đủ khả năng làm dâu. Câu chuyện làm dâu ở cuộc hôn nhân trước cũng là một phần nguyên nhân đổ vỡ của chị và chồng cũ. Giờ nghe nói chuyện kết hôn, Hà sợ. Cho nên, dù yêu anh Hải 5 năm, chị chỉ muốn làm tình nhân mà thôi. "Làm tình nhân thì không được sống chung" - ba chị "chốt" thế.
Thấy người thân ngày càng "quăng" anh Hải sang bên, Hà buồn lắm. Chị nghĩ đơn giản, chỉ cần tình yêu là đủ, tuổi sắp về hưu thì kết hôn làm gì nữa. Chị tự nhủ phải dành thời gian sống cho bản thân. Nhưng với anh Hải, giấy chứng nhận kết hôn là "tấm giấy thông hành" để anh chính thức trở thành thành viên gia đình chị Hà, chẳng qua lâu nay thấy chị quá sợ "cành cong" nên anh chiều theo ý chị.
Được "ba vợ" mở lời, anh thuyết phục chị Hà, họ nắm tay ra phường đăng ký kết hôn, ba mẹ chị Hà lập tức xem anh như chàng rể. Anh Hải giờ đã có tiếng nói trong gia đình vợ. Tờ giấy hôn thú xác định anh là người nhà. Những cuộc họp gia đình, những bí mật riêng tư đều được người thân bên vợ "bật mí"... Đặc biệt, ba mẹ chị Hà rất vui khi con gái họ có người bạn đời chia sẻ ở tuổi xế chiều.
Dù bạn già hay trẻ, khi sống chung, đó không chỉ là mối quan hệ giữa 2 người, không thể tách rời gia đình đôi bên. Làm gì có lợi cho bản thân thì phải đặt niềm vui của người thân vào, ấy còn là đạo hiếu.
Đành rằng nhiều đôi sống với nhau không hôn thú mà bền bỉ, hạnh phúc, cũng như những đôi dù "có giấy" vẫn lục đục, bất hạnh; nhưng tốt nhất cứ theo pháp luật mà sống, đó là phương châm của anh Hải.
Có những người phụ nữ vì sợ làm dâu nên không dám kết hôn (Ảnh mang tính minh họa - PressFoto)
Chung sống không cần cưới chưa hẳn đã hay. Đọc báo, thấy những cụm từ "Sống với nhau như vợ chồng", "Ông A "cặp" bà B sống chung nhiều năm", "Vợ chồng hờ"... anh Hải nghe cứ như họ đang nói mình. Đã có nhiều cái kết buồn khi sống chung mà không kết hôn. Không kết hôn, kiểu gì cũng thiệt thòi, bất tiện.
Hôn nhân là ràng buộc, nhưng ràng buộc đâu phải là bám lấy nhau, xét nét nhau mà là cùng nhau sinh con đẻ cái, có trách nhiệm với nhau trong mọi mặt đời sống, là yêu đương và cả ghen tuông.
Xét cho cùng, người già hay trẻ, kết hôn cũng đều có lợi, được gia đình công nhận, có pháp luật chở che. Lúc trước chị Hà phớt lờ, vẫn là những lý do ích kỷ: người trẻ mới cần hôn thú, chớ chị và anh Hải già rồi, không con chung, tài khoản ai nấy giữ, kết hôn làm gì cho phiền phức ra...
Đăng ký kết hôn giúp 2 con người đường đường chính chính đến với nhau (Ảnh mang tính minh họa - Freepik)
Chị Hà vì sợ làm dâu nên không dám kết hôn. Điều này anh Hải cam kết chiều theo ý chị, bởi vì điều kiện anh chị giờ đã khác, những gì chị không mong muốn, họ sẽ cùng nhau thương lượng. Nếu có người biết anh Hải vào tuổi 60, chị Hà ngoài 50 mà còn đăng ký kết hôn chắc tưởng anh chị... rảnh, nhưng mỗi người mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh.
Anh đã được chạm vào tờ hôn thú sau nhiều năm thuyết phục vợ, chị Hà cũng giải tỏa được nhiều nỗi niềm. Vì yêu, anh chị đã đường đường chính chính đến với nhau.
Chồng đi kinh doanh bên ngoài, tôi ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng, được 3 năm anh về đòi ly hôn khiến tôi bật cười Cưới nhau không lâu thì tôi có bầu, chồng đi làm ăn xa nhưng mẹ chồng vẫn hết lòng chăm sóc tôi. Tôi cũng hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Tôi và chồng quen nhau khi tôi vừa mới tốt nghiệp cấp ba. Tôi không thi đỗ đại học nên ở lại quê làm công việc kinh doanh bình thường....