Toshiba Memory đổi thương hiệu thành Kioxia
Bộ phận kinh doanh bộ nhớ Toshiba Memory đã theo bước nhiều doanh nghiệp khác phải đổi tên, sau khi Toshiba Corporation không còn làm chủ quản.
Toshiba Memory sẽ bắt đầu đổi tên thành Kioxia kể từ ngày 1.10 – Ảnh: AFP
Theo Neowin, nhiều doanh nghiệp của Toshiba đã hoạt động kém hiệu quả trong vài năm qua, đặc biệt là khi công ty dính vào vụ bê bối tài chính lớn hồi năm 2015. Kể từ đó, một số bộ phận của công ty đã được bán, bao gồm Toshiba Memory phát triển các công nghệ bộ nhớ flash NAND.
Ban đầu Toshiba Memory dự kiến sẽ được bán cho Western Digital vào năm 2017, nhưng cuối cùng bộ phận này được mua lại bởi một tập đoàn do Bain Capital quản lý vào năm ngoái. Do Toshiba Corporation không còn tồn tại nữa nên việc đổi thương hiệu như trong thông báo mới nhất là điều không quá bất ngờ.
Video đang HOT
Cụ thể, từ ngày 1.10 năm nay, Toshiba Memory và tất cả các bộ phận của công ty trên toàn thế giới sẽ được đổi tên thành Kioxia. Tên này dựa vào từ tiếng Nhật là “kioku”, hay “bộ nhớ”, trong khi theo tiếng Hy Lạp là “axia”, hay “giá trị”.
Stacy J. Smith, chủ tịch điều hành của công ty cho rằng đây là bước tiếp theo trong quá trình phát triển của công ty nhằm nâng cao vị thế của mình ở vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp bộ nhớ. Sử dụng “bộ nhớ” làm điểm khởi đầu, Kioxia sẽ hợp tác với các công ty để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của cuộc sống hằng ngày, khiến thế giới trở nên thú vị hơn và mang lại giá trị lâu dài cho xã hội.
Điều này có nghĩa là thương hiệu Toshiba đang dần trở nên ít thấy hơn đối với công chúng. Trước đó, bộ phận máy tính của Toshiba (chủ yếu thuộc sở hữu của Sharp) đã đổi thương hiệu thành DynaBook – mặc dù sự thay đổi này chưa được áp dụng ở mọi nơi.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc thâu tóm cty làm màn hình cho Apple của Nhật
Bơm 232 tỷ yên (2,1 tỷ USD) vào Japan Display, nhà sản xuất màn hình của Nhật Bản cho Apple, Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp này.
Trước đó, các nỗ lực hỗ trợ tài chính công của Nhật Bản đã thất bại trong việc giúp Japan Display giảm sự phụ thuộc vào Apple, công ty thời gian qua đã bán không được tốt các sản phẩm iPhone khiến Japan Display lao đao.
Thỏa thuận mới này giúp cho những người mua lại số cổ phiếu của quỹ INCJ, một quỹ đầu tư do Chính phủ Nhật đứng đằng sau, trở thành các cổ đông chính của công ty sản xuất màn hình, với 49,8% cổ phần và điều này cũng chấm dứt các nỗ lực cuối cùng của Chính phủ Nhật Bản trong việc ngăn chặn các nhà sản xuất màn hình cuối cùng của nước này rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhóm bên mua, bao gồm nhà sản xuất màn hình phẳng Đài Loan TPK Holding, tập đoàn đầu tư Trung Quốc Harvest Group, sẽ bơm 80 tỷ yên để mua lại cổ phiếu và trái phiếu của Japan Display.
Japan Display chấp nhận đánh đổi để được cứu trợ
INCJ cũng tham gia việc cứu trợ bằng cách hoán đổi khoản nợ tương đương 75 tỷ yên sang cổ phiếu của công ty này và tiếp tục gia hạn một khoản nợ lớn khác lên tới 77 tỷ yên cho công ty.
Sau thỏa thuận này, số cổ phần của INCJ tại Japan Display giảm từ mức 25,3% xuống còn 12,7%. Tuy nhiên, thỏa thuận này khả năng vẫn có thể bị xem xét lại nếu bị coi là ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Hoa Kỳ trong bối cảnh Washington đang xiết chặt lại các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.
Japan Display và đối thủ của họ - Sharp từng thống trị về công nghệ màn hình. Tuy nhiên, những năm gần đây, cả hai đều chật vật cạnh tranh với các đối thủ châu Á linh hoạt hơn.
Đầu những năm 2000, Hàn Quốc và Đài Loan nhanh chóng giành quyền kiểm soát thị trường, thông qua những khoản đầu tư khổng lồ. Thị phần của Nhật Bản nhanh chóng giảm xuống chỉ còn 20%.
Năm 2012, chính phủ Nhật thông qua quỹ đầu tư nhà nước INCJ đã hợp nhất bộ phận màn hình LCD của Sony, Toshiba và Hitachi thành Japan Display với niềm hy vọng đây sẽ là chìa khóa để khôi phục vị thế của Nhật trong thị trường màn hình. Họ đã xây dựng một cơ sở hiện đại ở tỉnh Chiba. Tuy nhiên, đã quá muộn cho ông vua một thời.
Chính phủ Trung Quốc đổ tiền tấn cho các công ty nội đầu tư vào sản xuất hàng loạt. Giá tấm nền LCD rớt nhanh sau đó, khiến doanh thu của Japan Display ngày càng giảm. Cùng với đó, họ còn phải cạnh tranh về quy mô sản xuất mà thực sự thì không thể lại được với Trung Quốc.
Theo đất việt
Trung tâm thương mại Takashimaya của Nhật dùng giải pháp CRM của FPT Software, Toshiba Takashimaya Việt Nam là chi nhánh nước ngoài đầu tiên của tập đoàn Takashimaya triển khai ứng dụng trên thiết bị di động cho các khách hàng do FPT Software và Toshiba triển khai. Ngày 19/7, công ty Takashimaya Việt Nam, công ty phần mềm FPT (FPT Software) và công ty giải pháp kỹ thuật số Toshiba ra mắt hệ thống quản lý...