Top sai lầm của mẹ khi chăm con cảm cúm
Cha mẹ hãy cảnh giác, đừng phạm những sai lầm dưới đây khi chăm sóc con đang bị cảm cúm nhé!
Thời tiết giao mùa chính là thời điểm khiến các bé dễ bị cảm cúm. Nếu cha mẹ không tỉnh táo, cứ làm theo những lầm tưởng thu nhập từ phương pháp dân gian truyền miệng theo kinh nghiệm đẩu đâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi chăm con cảm cúm của một số bậc phụ huynh.
Sai lầm 1: Tự ra hiệu mua thuốc cảm cúm cho trẻ
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết các loại thuốc không cần kê toa, có thể dễ dàng mua ở ngoài hàng để giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho… không có hiệu quả với trẻ dưới 6 tuổi, thậm chí, tác dụng phụ của nó có thể làm hại bé yêu của bạn.
Tự ý mua thuốc điều trị cảm cúm có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn (Ảnh minh họa)
Nếu bé nhà bạn dưới 6 tuổi, hãy dùng thuốc có thành phần acetaminophen (thuốc giảm đau hạ sốt) hoặc ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid) dành riêng cho trẻ và giữ bé nghỉ ngơi, an toàn tại nhà là được.
Một vài nghiên cứu gần đây còn cho thấy, với trẻ trên 2 tuổi dùng mật ong trị ho còn tốt hơn việc cho bé uống các loại thuốc. Vì ngoài tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc mất ngủ, đau bụng, và phát ban, trẻ em còn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như tim đập nhanh, co giật, thậm chí tử vong nếu dị ứng hoặc uống quá liều thuốc.
Mỗi năm, ở Mỹ có khoảng 7.000 trẻ em dưới 11 tuổi phải điều trị tại phòng cấp cứu sau khi uống quá nhiều thuốc trị ho hoặc cảm cúm.
Video đang HOT
Sai lầm 2: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây cảm lạnh và cúm.
Điều trị cảm cúm cho trẻ bằng thuốc kháng sinh cũng giống như sử dụng thuốc nhỏ mũi để điều trị bệnh đau mắt. Vì thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, nhưng bệnh cảm lạnh và cảm cúm lại là do virus, một loại vi trùng tinh vi và hoàn toàn khác với vi khuẩn.
Thuốc kháng sinh chỉ trị vi khuẩn còn cảm cúm là do virus (Ảnh minh họa)
Hiểu lầm này dù đã được các bác sỹ giải thích thường xuyên nhưng vẫn có rất nhiều người hiểu lầm về nó và cho con dùng thuốc kháng sinh khi bé bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Thuốc kháng sinh không chỉ không hiệu quả với việc trị bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm, nó còn gây các tác dụng phụ như tiêu chảy và ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn gây bệnh có thể tiến hóa và kháng thuốc làm cơ thể bé dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm bệnh hơn.
Tốt nhất, cha mẹ hãy cho bé đến bác sỹ mà mua thuốc theo đơn để con nhanh khỏi bệnh.
Sai lầm 3: Cảm cúm với cảm lạnh là 1 bệnh
Có thể là khó để phân biệt tình trạng cảm cúm với cảm lạnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên biết rằng, cảm lạnh sẽ đến và đi mà không để lại bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào. Còn cảm cúm, nếu không được chữa trị đúng cách, bé yêu của bạn thậm chí có thể bị viêm phổi nặng rất nguy hiểm. Vì thế, nhận biết bé cảm lạnh hay cảm cúm để có hướng điều trị tích cực là điều mà các bậc cha mẹ cần biết:
- Cảm lạnh: thường xuất hiện từ từ. Dấu hiệu đầu tiên thường là đau, ngứa cổ họng, tiếp theo là hắt hơi và chảy nước mũi có chất nhầy, sau đó chất nhầy đặc lại, có thể chuyển sang màu xám, màu vàng, màu xanh lá cây… Triệu chứng phổ biến khác bao gồm ho, đau đầu nhẹ, chảy nước mắt, mệt mỏi nhẹ, và nghẹt mũi.
- Cảm cúm: sẽ đến nhanh và mạnh như một chiếc xe tải lao trên đường cao tốc. Các triệu chứng xuất hiện nhanh và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Các bé sẽ cảm thấy rất yếu, mệt mỏi, và đau nhức toàn thân. Bé có thể bị ho khan, chảy nước mũi, ớn lạnh, đau họng, sưng hạch, đau đầu nghiêm trọng, mắt, khó chịu… Bé không muốn ăn bất kỳ thứ gì. Ở trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi, cảm cúm có thể gây ra thêm các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa…
Nếu mẹ đang gặp khó khăn trong việc xác định bé bị cảm lạnh hay cảm cúm, hãy cho bé đi khám. Đôi khi phải làm xét nghiệm máu mới có thể xác định bé bị cảm lạnh hay cảm cúm.
Sai lầm 4: Tiêm vacxin phòng cúm cần cho người lớn hơn là trẻ em
Trên thực tế, việc tiêm vacxin phòng cúm là quan trọng với cả người lớn và trẻ nhỏ. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) của Mỹ khuyến cáo, chúng ta nên tiêm vacxin phòng cúm mỗi năm 1 lần (bắt đầu từ 6 tháng tuổi).
Cả người già và trẻ em đều cần tiêm vacxin phòng cúm mỗi năm 1 lần (Ảnh minh họa)
Trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ bị cảm lạnh hoặc cúm và khi đã bị, đối tượng này có nguy cơ cao bị các biến chứng liên quan đến cảm cúm nghiêm trọng như viêm phổi. Mỗi năm tại Hoa Kỳ, hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện với bệnh cúm. Vì thế, bố mẹ đừng thờ ơ với việc tiêm vacxin phòng cúm cho con mỗi năm nhé!
Sai lầm 5: Trẻ em đi nhà trẻ sớm dễ bị bệnh cảm lạnh hơn
Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng, cho trẻ đi lớp mẫu giáo quá sớm (giai đoạn trước hoặc sau 1 tuổi) có thể khiến bé dễ bị cảm lạnh hơn các bé được chăm sóc ở nhà. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của hơn 135.000 trẻ em ở Đan Mạch giai đoạn 1989 – 2004, nguy cơ nhiễm trùng ở những trẻ đi lớp mẫu giáo sớm đã giảm xuống đáng kể. Và sau một năm đi nhà trẻ, nguy cơ những đứa bé này bị bệnh cảm lạnh bằng với những bé được chăm sóc tại nhà.
Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Archives of Adolescent and Pediatric Medicine công bố năm 2002 cho thấy, những đứa trẻ đi lớp mẫu giáo sớm ít bị cảm lạnh hơn trong những năm sau (đến tận khi trẻ 13 tuổi). Đó là kết quả của việc các bé được tiếp xúc sớm với vi trùng có thể có sức đề kháng tốt hơn những trẻ được chăm sóc giữ gìn quá cẩn thận.
Theo Khám Phá
Hoa ngũ sắc - Thảo dược cho mũi xoang khi giao mùa
Từ lâu, trong dân gian, hoa Ngũ Sắc được coi là vị thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh viêm xoang. Hoa Ngũ Sắc không chỉ có tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng cấp và mạn tính mà còn tỏ ra khá hữu hiệu cho mũi xoang, nhất là trong thời điểm thời tiết giao mùa.
Viêm xoang là một bệnh lý phổ biến ở nước ta với tỷ lệ từ 15% đến 20% dân số bị mắc. Bệnh thường dai dẳng, khó chữa dứt điểm và thường gây ra các biến chứng như viêm thanh quản mạn tính, viêm nề ổ mắt, viêm mí, giảm thị lực, viêm tai giữa... khi không được điều trị kịp thời.
Do bệnh thường dai dẳng kéo dài nên để điều trị dứt điểm, người bệnh cần phải kiên trì dùng thuốc trong một thời gian dài, ít nhất là từ 3 đến 6 tháng, có nhiều trường hợp phải điều trị kéo dài tới vài năm. Vì vậy, các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng khuyên rằng: người bệnh nên sử dụng các loại thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên để đạt hiệu quả điều trị cao nhất lại an toàn và không có tác dụng phụ.
Cây Ngũ Sắc là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao từ 25cm - 50cm, có hoa nhỏ màu tím và xanh, mọc hoang ở khắp nơi, nhất là ở vùng nông thôn.
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây hoa Ngũ Sắc chứa khoảng 0,16% tinh dầu (so với dược liệu khô), hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có thành phần chủ yếu là ageratocromen, demethoxyageratocromen và precocen I, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống phù nề dị ứng trong cả đợt xoang cấp tính và mạn tính.
Ảnh minh hoạ: Hoa Ngũ Sắc hỗ trợ hiệu quả trong điều trị mũi xoang
Bên cạnh tác dụng chống viêm, Hoa Ngũ Sắc còn có tác dụng kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng, người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi. Nhờ vậy, những dịch mủ xanh, vàng còn tồn đọng trong lòng xoang và hốc mũi được thải loại ra ngoài.
Và để tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình điều trị, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm dạng xịt hoặc dạng dung dịch nhỏ mũi và các loại thuốc uống dạng viên nang được bào chế từ các vị thuốc nêu trên. Các dạng bào chế này không chỉ mang đến sự tiện lợi mà còn đảm bảo chất lượng do được sản xuất theo đúng quy trình và tiêu chuẩn chất lượng y tế.
Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý phòng và hỗ trợ điều trị bệnh bằng cách vệ sinh mũi thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, hạn chế ăn đồ cay, đồ lạnh...
Thanh Tuyền
Theo TNO
Những món cấm được ăn khi con bị ho Một số thực phẩm cho con ăn khi bị ho sẽ khiến bệnh tình của bé nặng thêm. "Trẻ bị ho và cảm cúm không nên ăn gì?" là câu hỏi trăn trở của cha mẹ khi các bé yêu ho dài ngày không dứt. Để bé nhanh khỏi và tránh các biến chứng, bố mẹ cần chú ý đến những cấm kị...