Top One chính thức ‘gục ngã’ với khoản lỗ 16 tỷ đồng năm 2019
Sau nhiều năm cầm cự với lợi nhuận chỉ hàng trăm triệu đồng, năm 2019, CTCP Phân phối Top One (UPCoM: TOP) chính thức “gục ngã” khi báo lỗ gần 16 tỷ đồng.
Trong năm qua, Top One ghi nhận 40 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm mạnh 41% so năm 2018. Tuy nhiên giá vốn cũng chiếm tới 39 tỷ đồng khiến Top One chỉ thu về 729 triệu đồng lãi gộp, giảm 67%.
Trong khi đó, chi phí bán hàng tăng vọt 157% lên hơn 1,3 tỷ đồng và chi phí quản lý cũng tăng vọt từ 1,2 tỷ lên tới 15,5 tỷ đồng.
Thu không đủ bù chi, Top One báo lỗ gần 16 tỷ đồng năm 2019, trong khi năm 2018 vẫn có lãi cầm cự ở mức 284 triệu đồng.
Video đang HOT
Cổ phiếu TOP của Phân phối Top One đang giao dịch trên UPCoM tại mức giá bèo bọt 700 đồng/cp chốt phiên 16/1, giảm 93% kể từ khi lên sàn chứng khoán.
Tính tới tháng 3/2019, cổ đông lớn của TOP chỉ có cá nhân ông Nguyễn Hữu Khá với 9,34%.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Đạt Phương huy động 300 tỷ trái phiếu khi đang đối mặt dư nợ vay cao ngất
Đạt Phương (DPG) lỗ gần 30 tỷ trong quý 3, mới chỉ hoàn thành 2% kế hoạch năm 2019. Tuy nhiên mới đây, công ty này đã "mạnh dạn" huy động 300 tỷ trái phiếu.
CTCP Đạt Phương (DPG) đã thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu năm 2019 cùng phương án vay vốn, bảo lãnh tại Vietinbank - chi nhánh Nam Thăng Long.
Chi tiết, Công ty dự kiến phát hành riêng lẻ trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo với giá trị tối đa 300 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng kể từ ngày chào bán. Lãi suất đợt trái phiếu lần này tối đa 11,5%/năm, lãi cụ thể do Chủ tịch HĐQT quyết định tại thời điểm phát hành dựa trên tình hình thực tế. Kỳ tính lãi 6 tháng/lần.
Tài sản đảm bảo là số cổ phần đang lưu hành và tự do chuyển nhượng của DPG, thuộc sở hữu của bên thứ 3 là Thành viên HĐQT, ban lãnh đạo cũng như người nội bộ Công ty, đảm bảo giá trị tài sản đảm bảo luôn ít nhất bằng 150% tổng giá trị trái phiếu phát hành dự kiến.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DPG của Đạt Phương trải qua 2 đợt sóng mạnh, 9 tháng ghi nhận mức tăng 54% thị giá lên 45.150 đồng/cp. Hiện, Đạt Phương đang khai thác dự án tại khu vực Hội An - Quảng Nam.
Dù cổ phiếu tăng nóng, Đạt Phương thậm chí báo lỗ 30 tỷ trong quý 3, luỹ kế 9 tháng chỉ thực hiện 2% chỉ tiêu năm.
Bất động sản là lĩnh vực đối mặt với rất nhiều rủi ro, đặc biệt từ chính sách trước chủ trương ngày càng siết chặt từ cơ quan Nhà nước. Chưa kể, với những doanh nghiệp kể trên dòng vốn không quá lớn, tài sản ghi nhận tỷ trọng cao tại các khoản phải thu, hàng tồn, dòng tiền không quá dồi dào... là những điểm cần lưu ý để đầu tư.
Với DPG, do những tham vọng lớn, Công ty hiện vẫn đang đối mặt với dư nợ vay cao ngất. Trong kỳ báo cáo kinh doanh mới đây, chi phí tài chính Công ty khá lớn (chủ yếu chi phí lãi vay) với 53,4 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước đã khiến Đạt Phương thua lỗ. Hiện tại, nợ phải trả của Đạt Phương lên tới 4.087 tỷ đồng, chiếm 80% tổng nguồn vốn công ty, trong đó nợ vay chiếm 2.513 tỷ đồng.Đà giảm doanh thu của Đạt Phương diễn ra trên tất cả các mảng kinh doanh chính như xây dựng, bán điện, bán hàng hóa, vật tư.
Lãi gộp trong kỳ của Đạt Phương chỉ đạt 35,2 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp ở mức khá thấp 13,4%, trong khi quý 3/2019 biên lãi gộp công ty lên tới 20,3%.
Dung Hoàng
Theo antt.nguoiduatin.vn
Quốc Cường Gia Lai thoát lỗ ngoạn mục nhưng vẫn nợ gần 3 nghìn tỷ từ dự án Phước Kiển CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) báo lãi ròng trong quý 3/2019 gấp 26 lần so cùng kỳ nhờ tiền từ bồi thường hợp đồng. Quý 3/2019 lỗ thuần hơn 8 tỷ đồng Doanh thu thuần trong kỳ của Quốc Cường Gia Lai gần 116 tỷ đồng, tăng 40% so quý 3/2018. Trong đó, doanh thu bất động sản hơn 72 tỷ...