Top những ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội nên đi lễ cầu may trong dịp đầu năm
Lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Trong dịp đầu năm, người Hà Nội thường có thói quen tìm tới những ngôi chùa linh thiêng để mong cầu những điều bình an, may mắn.
Lễ chùa dịp đầu năm với những gợi ý về chốn linh thiêng ở Hà Nội sẽ mang lại nhiều may mắn cho du khách.
Lễ chùa đầu năm tại chùa Quán Sứ
Lễ chùa đầu năm tại một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Hà Nội.
Chùa Quán Sứ nằm trên phố Quán Sứ từ lâu đã nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh. Ngoài ra đây còn là trụ sở của giáo hội Phật giáo Việt Nam, là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của giáo hội.
Bởi vậy trong ngày đầu năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Chùa Quán Sứ cũng là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ.
Lễ chùa đầu năm tại chùa Trấn Quốc
Được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đến, chùa Trấn Quốc được bình chọn là một trong 16 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. Chùa tọa lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên cảnh quan phong thủy hữu tình.
Lễ chùa đầu năm tại chùa Trấn Quốc.
Nổi tiếng linh thiêng về cầu tài, cầu lộc lại là danh thắng bậc nhất đất kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa kia thường là nơi để các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Ngày đầu năm, ngôi chùa này luôn tấp nập những du khách, phật tử đến lễ chùa và cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình mình.
Lễ chùa đầu năm tại chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh thu hút rất nhiều du khách mỗi dịp lễ chùa đầu năm.
Video đang HOT
Chùa Phúc Khánh tọa lạc trên phố Tây Sơn, Hà Nội. Nơi đây từ lâu đã là một địa chỉ tâm linh quen thuộc và nổi tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội. Phần bởi chùa có kiến trúc cổ kính, thanh tịnh, phần vì chùa nổi tiếng về dâng sao giải hạn đầu năm, thế nên ngay sau thời khắc giao thừa, rất đông người đã tới đây cầu may, hái lộc và xin quẻ cho một năm mới của bản thân và gia đình.
Lễ chùa đầu năm tại chùa Chùa Láng
Nằm trên phố chùa Láng, đây là cũng một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội và cả Việt Nam, gồm 198 pho tượng lớn nhỏ, tiêu biểu là tượng Lý Thần Tông (1128 – 1138) ngồi trên ngai vàng và pho tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn bên ngoài.
Vào những ngày đầu xuân, du khách thập phương nườm nượp về đây khói hương nghi ngút và lặng yên hưởng chút dư vị thanh bình hiếm hoi còn sót lại giữa lòng Hà Nội.
Chùa Láng-gợi ý điểm đến lễ chùa đầu năm.
Lễ chùa đầu năm tại chùa Hà
Chùa Hà là điểm đến cầu duyên và lễ chùa đầu năm nổi tiếng.
Chùa Hà từ lâu đã là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng về cầu tình duyên. Thế nên trong ngày đầu năm Chùa Hà được rất các bạn trẻ, nam thanh nữ tú đi lễ bên cạnh các cụ cao nên và người trung niên. Tòa phật điện của chùa Hà được bố trí theo nhiều lớp. Lớp cao nhất là ba pho Tam thế thường trụ diệu pháp thân, đại diện cho Đức Phật ở thì hiện tại, quá khứ và tương lai.
Lễ chùa đầu năm tại chùa Kim Liên
Lễ chùa đầu năm tại chùa Kim Liên.
Chùa Kim Liên nằm phía đông bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa có kiến trúc mang dáng vẻ cung đình. Toàn bộ cổng chùa được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu.
Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn… Đây là lối kiến trúc có từ thế kỷ 17 trở về trước và chỉ phổ biến ở Đàng Trong. Những ngày lễ Tết, đầu xuân năm mới, người dân lại tìm đến đây để cầu bình an, may mắn.
Lễ chùa đầu năm tại chùa Tứ Kỳ
Chùa Tứ Kỳ nằm tại số 8 đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, vị trí chùa nằm cạnh đường quốc lộ 1A. Chùa Tứ Kỳ không chỉ là một ngôi chùa Hà Nội nổi tiếng, mà nơi đây còn là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo. Chùa có thư viện với quy mô kinh sách, băng đĩa Phật giáo lớn nhất với 2.148 đầu sách và hơn 500 đầu băng đĩa. Nội dung bao gồm về Phật pháp căn bản, kinh tạng, luật, luận; tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông,…
Chùa Tứ Kỳ được nhiều khi khách ghé thăm dịp lễ chùa đầu năm.
Chùa Tứ Kỳ sở hữu khuân viên rộng rãi với quy mô bề thế gồm nhiều công trình được thiết kế độc đáo nhưng vẫn mang đậm những nét kiến trúc xưa cũ theo lối phong cách Việt Nam cổ. Chùa được quy hoạch tập trung theo chiều sâu bao gồm Cổng Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà bia, nhà dải vũ, tháp Phật và điện thờ Mẫu.
Trên đây là những gợi ý giúp bạn giải đáp thắc mắc đi lễ chùa ở đâu dịp Tết sắp tới. Hiện nay, do tình hình dịch bệnh nên các ngôi chùa tại Hà Nội hiện đang tạm đóng của để giữ an toàn trong mùa dịch. Mong rằng trong năm mới, khi dịch bệnh ổn định, các ngôi chùa sẽ được mở cửa trở lại. Chúc bạn có được những lựa chọn phù hợp để mong cầu một năm mới bình an may mắn và hạnh phúc cho gia đình và người thân của mình.
Tìm an nhiên chốn cổ tự linh thiêng
Bình Dương có nhiều ngôi chùa linh thiêng với nét cổ kính, bình yên và thanh tịnh. Tới đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo mà còn tìm thấy an yên giữa ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống.
Chùa Hội Khánh
Được xây dựng vào năm 1741, chùa Hội Khánh là một trong những ngôi chùa cổ có giá trị văn hóa, kiến trúc vào bậc nhất của vùng đất Nam Bộ. Ngôi chùa làm bằng gỗ, lớn nhất tỉnh Bình Dương, lưu giữ nhiều cổ vật hàng mấy trăm năm có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, mỹ thuật.
Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ bộ tượng gỗ mít sơn son thếp vàng Thập Bát La Hán, Thập Điện Minh Vương và hai bức phù điêu chạm hình 18 vị La Hán và các vị Bồ Tát với nhiều dáng vẻ khác nhau tạo nên một công trình kiến trúc tuyệt mỹ.
Chùa Hội Khánh hiện còn sở hữu kỷ lục về Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á do Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận tháng 5/2013. Từ năm 1983, chùa Hội Khánh là trụ sở của tỉnh Hội Phật giáo Bình Dương và cũng là Trường cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé từ năm 1995.Chùa Hội Khánh đã được xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 07/01/1993.
Địa chỉ: Đường chùa Hội Khánh, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một.
Chùa núi Châu Thới
Chùa núi Châu Thới là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ. Chùa tọa lạc trên núi Châu Thới cao 82m. Đường lên chùa có hai lối đi, có thể leo 220 bậc thang để lên chùa hoặc theo con đường nhựa dành cho xe máy và ô tô.
Điểm nổi bật trong lối kiến trúc của chùa là sử dụng các mảnh gốm sứ để trang trí, đắp các bức tranh mô tả sự tích của nhà Phật rất công phu và đẹp lộng lẫy... Ngoài nét kiến trúc tinh xảo, chùa núi Châu Thới còn là nơi có phong cảnh rất đẹp, sơn thủy hữu tình, xung quanh được bao bọc bởi rừng cây cổ thụ và dòng nước trong xanh tĩnh lặng.
Bên cạnh đó, chùa đang lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị. Chùa núi Châu Thới đã được công nhận là Di tích - Danh thắng cấp quốc gia vào ngày 21/4/1989.
Địa chỉ: phường Bình An, thành phố Dĩ An.
Chùa Thái Sơn - Núi Cậu
Chùa nằm lưng chừng sườn núi Cậu ở độ cao chừng 50m, thuộc hệ phái Bắc tông do Hòa thượng Thích Đạt Phẩm, thường gọi là thầy Sáu, xây dựng vào năm 1988, với khuôn viên trên 5 hecta. Đến năm 2003, Hòa thượng Thích Đạt Phẩm đã cho trùng tu thành ngôi chùa nguy nga, tráng lệ.
Qua hai cổng tam quan to lớn, vào đến sân chùa, bảo tháp Thái Sơn uy nghi 9 tầng cao 36m. Kế bên bảo tháp là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên, có cặp voi trắng hầu hai bên. Ngôi chánh điện được xây dựng khá quy mô.
Địa chỉ: xã Định An, huyện Dầu Tiếng, trong Khu du lịch sinh thái Núi Cậu - Hồ Dầu Tiếng.
Chùa Tây Tạng
Chùa Tây Tạng thuộc hệ phái Bắc tông do Thiền Sư Minh Tịnh (còn gọi là Hòa thượng Chơn Phổ - Nhẫn Tế) sáng lập vào năm 1928 với tên gọi Bửu Hương Tự. Năm 1937, thiền sư Minh Tịnh cho đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự.
Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa Tây Tạng có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa ở xứ sở Tây Tạng. Chánh điện ngôi chùa có cấu trúc hình khối vuông, ở giữa là ngôi bảo tháp và xung quanh là các tứ giác cao 15m. Ở tầng thượng nóc chùa có 5 điện thờ 5 vị gọi là "Ngũ trí Như Lai", là 5 vị Phật tối cao của Phật giáo Tây Tạng.
Ngôi chùa đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất".
Địa chỉ: Đường Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một
Những điểm ngắm mùa thu Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ Mùa thu Hà Nội rất đẹp nhưng không quá dài vì thế nếu bạn đang muốn tìm kiếm một điểm ngắm mùa thu Hà Nội thì hãy lưu ý vài gợi ý mà mình chia sẻ ở dưới nhé. Khi tiết trời nắng nóng của mùa hè qua đi, Hà Nội lại bắt đầu những ngày dịu mát, báo hiệu sự trở lại...