Top game iPhone khó nhất mọi thời đại
Không thể phủ nhận những game iPhone dưới đây đã làm biết bao game thủ như muốn nổ tung, quăng máy điện thoại đi vì mức độ khó điên đảo của nó
Tuy nhiên, giống như câu thành ngữ “No pain, no gain”, những thách thức ấy đã tạo nên sức hút của game, và một khi bạn đã chinh phục được nó, bạn sẽ cảm thấy rất tự hào và sung sướng.
1.DoDonPachi Resurrection
“Dodonpachi Resurrection” là phiên bản sequel của “Dodonpachi Daioujoi” trên hệ PS2. Trong “Dodonpachi Resurrection”, người chơi dường như không có lúc ngơi tay giữa “mưa bom bão đạn” cùng vô số kẻ thù và những con trùm khổng lồ với kích thước quá khổ so với màn hình của iPhone.
Trong phiên bản game dành riêng cho hệ điều hành iOS, game thủ chỉ cần chọn lựa phi thuyền và bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. Cơ chế tính điểm trong game gồm 2 thanh điểm khác nhau: thanh điểm M ở góc trái màn hình sẽ tự động tăng lên khi bạn tránh được đòn tấn công của đối phương sát nút, trong khi thanh điểm S sẽ tăng lên khi bạn tiêu diệt liên tiếp nhiều kẻ thù. Với việc kết hợp hài hòa 2 thanh điểm này, người chơi sẽ đạt được điểm số rất cao.
2.League of Evil
“League of Evil” mang đến cho người chơi cảm giác quen thuộc với đồ họa kiểu cổ điển, nhưng cũng rất hấp dẫn với nội dung và cấp độ khác hẳn. Người chơi sẽ điều khiển một điệp viên hay một người máy đô con đang trên đường tiêu diệt những nhà khoa học xấu xa. Nhiệm vụ chính của các bạn là vượtqua một khu vực đầy rẫy những kẻ xấu cùng với các tháp pháo, chướng ngại vật, gai góc, lưỡi cưa và búa rìu rải rác khắp nơi.
Trải qua các phiên bản của trò chơi từ phiên bản thứ nhất với nền đồ họa pixel và phần âm nhạc chiptune, hiện tại game đã ra mắt phiên bản thứ 3 với phong cách retro ấn tượng.
3.Tilt to Live
Video đang HOT
“Tilt to Live” dựa hoàn toàn vào cơ chế cảm ứng gia tốc của iPhone. Trong game nhiệm vụ của người chơi là né tránh các chấm màu đỏ và tìm đến những mục tiêu màu vàng. Game có nhiều phần thưởng và vũ khí để đóng băng kẻ thù hoặc thổi bay tất cả chướng ngại vật. Số lượng chấm đỏ dày đặc với nhiều biến thể sẽ khiến người chơi như lạc trong ma trận chấm đỏ.
4.Solipskier
Với những đường cong còn dốc hơn dãy Alps, bạn chắc chắn sẽ lao xuống vực thẳm hàng triệu lần trước khi biết cách nắm bắt các điều khiển trong game sao cho chính xác. Với tựa game này, thay vì điều khuyển người trượt tuyết như thông thường, bạn sẽ phải điều chỉnh chính những làn tuyết dưới đất để luôn đảm bảo nhân vật luôn được an toàn trượt tiến về đích. Bên cạnh đó, bạn cũng phải lưu ý những cánh cổng dẫn đến đường đi sai hoặc dài hơn nhằm mục đích đánh lừa bạn.
5.The Impossible Game
Ngay từ cái tên “The Impossible Game” đã khiến game thủ phải chùn bước về độ khó. Nhiệm vụ của bạn là chạm vào màn hình để đưa khối vuông màu cam tránh những hình tam giác và nhảy qua các hình vuông đen. Tuy đồ họa cực đơn giản nhưng những khối hình màu sắc cứng đầu này thực sự khiến đa số người chơi sau khi “mất mạng” hàng chục lần đều phải ngao ngán.
Theo VNE
In Fear I Trust Siêu phẩm hay chỉ là thứ tầm thường
Chúng ta hãy cùng đến với 1 tựa game di động đi theo con đường kinh dị đúng nghĩa từ khi 2 từ này xuất hiện, In Fear I Trust.
The Room 2 thực sự đã mang lại 1 làn gió mới vô cùng đặc biệt cho ngành công nghiệp game di động nói chung cũng như thể loại giải đố kinh dị nói riêng. Không xét đến đặc điểm của các câu đố, nếu bạn ấn tượng với môi trường bí ẩn pha lẫn chút kinh dị của The Room 2 thì chắc chắn sẽ muốn để ý đến 1 cái tên đang gây bàn cãi thời gian gần đây, In Fear I Trust.
1.Thông tin
Tên game: In Fear I Trust
Nhà phát hành: Chillingo Ltd
Ngày phát hành: 23 tháng 1 năm 2014
Nền tảng: iOS, Android
2.Gameplay
Về cơ bản, In Fear I Trust là 1 trong số những tựa game giải đố kinh dị đang tràn lan ngoài thị trường nhưng cách mà nhà sản xuất thể hiện khả năng dọa nạt người chơi cũng như cách khắc họa môi trường đã làm nó trở nên nổi bật hơn. Trong game bạn sẽ vào vai nhân vật bị nhốt trong 1 bệnh viện quân sự của Nga, không nhớ gì về việc tại sao mình lại có mặt ở đây và phải tìm đường thoát ra khỏi căn nhà bỏ hoang đầy ám ảnh và rùng rợn này qua việc giải các câu đố.
In fear I Trust khá đặc biệt khi đã "hào phóng" cho bạn thưởng thức tựa game dưới góc nhìn người thứ nhất qua cơ chế điều khiển khá đơn giản và dễ sử dụng như hầu hết mọi tựa game FPS khác. Tất cả những gì bạn cần là 2 cần điều khiển, 1 cho góc nhìn và 1 cho hướng di chuyển. Điều này tạo cảm giác khá thoải mái và không có chút gò bó như cảm giác mà The Room 2 mang lại. Bạn có thể tương tác với các đồ vật cũng như câu đố bằng cách chạm vào màn hình.
Càng trải nghiệm tựa game, bạn càng cảm nhận được tính ma quái của nó. Có thể nói In Fear I Trust đã làm rất tốt trong việc tạo ra bầu không khí ám ảnh suốt chặng đường đi của nhân vật chính và đây là 1 ví dụ điển hình cho 1 tựa game kinh dị đánh thẳng vào mặt tâm lý chứ không chỉ đơn giản là các trò hù dọa làm người chơi giật mình. Bất cứ ánh nhìn thoáng qua hay 1 âm thanh ngẫu nhiên nào In Fear I Trust đều mang lại cho bạn cảm giác không an toàn.
Để giải các câu đố 1 cách dễ dàng hơn, tựa game cung cấp cho người chơi 1 chế độ gọi là "Nhìn về quá khứ". Đúng như tên gọi của nó, khi chế độ này được kích hoạt, bạn sẽ có khả năng thấy được những sự việc đã từng xảy ra trong quá khứ cũng như thu thập thông tin cần thiết, những gợi ý để bạn có thể giải được các câu đố. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng nó nhiều quá bởi nó sẽ phá vỡ liên kết không - thời gian, gây ảnh hưởng âm thanh và hình ảnh, cuối cùng bạn sẽ chết.
3.Đồ họa và âm thanh
Đồ họa của In Fear I Trust thực sự không có gì để bàn cãi khi môi trường được xây dựng quá tuyệt vời, phù hợp tuyệt đối với chủ đề của game cũng như tạo cảm giác u ám gây ám ảnh người chơi. Các đồ vật, câu đố đều rất chi tiết, hầu như không tồn tại điểm trừ nào đáng kể.
Âm thanh của tựa game thì không được hoàn hảo như vậy khi thỉnh thoảng vẫn xảy ra lỗi mất tiếng và nếu muốn sửa, bạn chỉ có cách là restart tựa game.
4.Tổng kết
Nhìn chung, In Fear I Trust sở hữu 1 gameplay độc đáo cũng như cốt truyện có chiều sâu, hấp dẫn người chơi nhưng điều tuyệt vời nhất chính là bầu không khí ám ảnh mà bạn được trải nghiệm. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có 1 số điểm trừ như tốc độ di chuyển của nhân vật khá chậm và các câu đố khá khó thực hiện nếu bạn chơi trên những thiết bị màn hình nhỏ như iPhone.
Theo VNE
Đánh giá The Room Two, đỉnh cao "hack não" game thủ Chúng ta hãy cùng đến với tựa game giải đố đình đám thời gian qua, The Room Two.Vào năm 2012, làng game di động thế giới đã chào đón 1 bom tấn giải đố 3D mang trong mình yếu tố bí ẩn đầy hấp dẫn, hạ gục vô số game thủ hardcore. Sau 1 năm, nhà phát hành Fireproofs Game đã mang cái...