Top cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Nhóm bất động sản chiếm gần phân nửa mã tăng
Trong tuần 28/11-2/12, nhóm bất động sản gây chú ý với 12/30 mã lọt top 10 tăng mạnh nhất trên 3 sàn.
Trong đó, HoSE ghi nhận 4/10 mã, HNX là 7/10 mã, UPCOM 1/10 mã.
Nhóm bất động sản gây ấn tượng trong tuần giao dịch đầu tháng 12. Ảnh: Trọng Hiếu.
Chốt phiên giao dịch tuần 28/11 – 2/12, VN-Index tăng 108,55 điểm (tương đương 11,17%) đạt 1.080,01 điểm. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp chỉ số chính tăng điểm và đã tăng 23,6% kể từ mức thấp nhất 873,78 điểm thiết lập ngày 16/11/2022.
Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 18.336 tỷ đồng, tăng 78,5% so với tuần trước đó, 68% so với trung bình 5 tuần và 44,7% so với trung bình 20 tuần trước.
Nhóm bất động sản là tâm điểm trong tuần giao dịch vừa qua với tỷ trọng giá trị giao dịch tăng 29,87% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp. Ngoài ra, chỉ số cổ phiếu bất động sản cũng tăng 4,11% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này tiếp tục có cầu vào mạnh.
Tuy nhiều mã phục hồi tốt, song nhóm bất động sản vẫn nằm trong top các mã giảm điểm 1 năm qua. Điều này là do nhiều cổ phiếu lớn giảm điểm, như: NVL (-72,72%), PDR (-77,57%), PHX (-76,89%), DIG (-67,76%), CEO (-47,87%), VHM (-28,47%).
Xét riêng tuần qua, nhóm bất động sản gây chú ý với 12/30 mã lọt top 10 tăng mạnh nhất trên 3 sàn, trong đó HoSE ghi nhận 4/10 mã; HNX là 7/10 mã; UPCOM 1/10 mã.
SÀN HOSE
Tăng mạnh nhất sàn HoSE tuần qua là VOS của CTCP Vận tải biển Việt Nam khi dạt 39,61%.
Trong quý III/2022, VOS ghi nhận doanh thu thuần 712 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng hơn 154 tỷ đồng, giảm 17%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VOS ghi nhận doanh thu đạt 1.805 tỷ đồng (tăng 87% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 566 tỷ đồng (tăng 38%), tương đương vượt 15% mục tiêu doanh thu năm và vượt 45% chỉ tiêu lãi cả năm.
Theo giải trình, Vosco cho biết mặc dù thị trường vận tải diễn biến phức tạp nhưng mặt bằng giá cước được duy trì tương đối tốt, thị trường tàu container cũng khởi sắc hơn so với cùng kỳ nên 2 tàu container hoạt động hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong quý 3 và 9 tháng đầu năm, công ty còn có thêm doanh thu từ 2 tàu dầu sản phẩm Đại An và Đại phú.
Đứng ở vị trí thứ 2 là mã APG của CTCP Chứng khoán APG với 4 phiên tăng trần liên tiếp, qua đó đạt mức tăng 39,5%.
Đáng chú ý, HoSE ghi nhận 4 mã bất động sản thuộc top 10 mã tăng mạnh là DRH ( 39,47%), ITA ( 39,37%), HQC ( 39,35%), DIG ( 38,85%). Ngoài ra, một số mã địa ốc cũng có mức tăng tiệm cận top 10 trên HoSE là TDC ( 38,43%), DXG ( 38,39%), LDG ( 34,11%), TLD ( 32,07%)….
Ở chiều ngược lại, top 1 giảm mạnh trên sàn HoSE là IBC (-30,04%). Mới đây, IBC đã có văn bản giải trình về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp. Theo đó, IBC cho rằng giá cổ phiếu giảm do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế cũng như những tác động của bối cảnh vĩ mô.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IBC đã giảm 9 phiên liên tiếp (trong đó có 7 phiên giảm hết biên độ). Tính ra, IBC đã giảm gần 52% sau gần nửa tháng giao dịch.
Bên cạnh đó, top 10 mã giảm mạnh ghi nhận HPX (-7,64%). Qua đó, đánh dấu tuần thứ 2 liên tiếp nằm trong top. Ở tuần 21-25/11, HPX giảm 29,61%.
SÀN HNX
HNX ghi nhận 7/10 mã bất động sản lọt top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất, cụ thể đó là: L14 ( 59,9%), CEO ( 59,42%), AAV ( 48,72%), API ( 47,92%), IDJ ( 45,83%), BII ( 44,44%), PVL ( 43,48%).
Ở chiều ngược lại, SDU (-33,97%) và VNT (-18,49%) là những mã giảm mạnh nhất trên HNX.
SÀN UPCOM
Trên sàn UPCOM, PCF ( 71,43%) và L12 ( 70,57%) là những mã tăng mạnh nhất tuần qua. Ở chiều ngược lại, CFV (-49,88%), NJC (-47,66%) giảm mạnh nhất.
Góc nhìn chuyên gia: Nhà đầu tư không nên "FOMO", có thể chốt lời một phần danh mục
Theo ông Nguyễn Anh Khoa, nhà đầu tư nên xác định rõ các điểm cắt lỗ và chốt lời, tuân thủ kỷ luật và hạn chế sử dụng đòn bẩy để đề phòng những biến động bất thường có thể xuất hiện.
Từ trái sang phải ông Nguyễn Anh Khoa, ông Đinh Quang Hinh
Thị trường chứng khoán Việt Nam nối dài mạch phục hồi, tuần 28/11-2/12 ghi nhận mức tăng tới 108,55 điểm lên 1.080,1. Tâm lý tích cực của nhà đầu tư cá nhân trong nước được củng cố khi khối ngoại đã mua ròng gần 20 nghìn tỷ từ đầu tháng 11 đến nay. Khối ngoại với sự tham gia của Fubon ETF đã có tuần mua ròng kỉ lục trên sàn HOSE trong năm 2022 với giá trị đạt 9.181 tỷ đồng.
Dù đã hồi mạnh gần đây, P/E trailing của VN-Index vẫn ở mức 11,x tương đương vùng đáy các giai đoạn khủng hoảng trong quá khứ. Nhiều Bluechips hiện đang giao dịch quanh giá trị sổ sách, thậm chí một số cái tên còn có P/B dưới 1 lần.
Vậy diễn biến thị trường tuần tới sẽ thế nào, chúng tôi đã có trao đổi với một số chuyên gia tài chính về góc nhìn trong tuần giao dịch 5/12-9/12.
Xu hướng mua ròng của khối ngoại chưa chấm dứt, VN-Index tiếp tục diễn biến tích cực trong tuần tiếp theo
Theo quan sát của ông Nguyễn Anh Khoa - Trưởng phòng Phân tích Chứng khoán Agriseco, việc chỉ số chính hồi phục nhanh trong các tuần gần đây có sự hỗ trợ từ dòng tiền khối ngoại. Số liệu của FiinGroup cho biết khối ngoại đã tham gia mua ròng gần 20.000 tỷ đồng trong 4 tuần gần nhất, tập trung vào các cổ phiếu trong nhóm VN30. Điều này giúp tâm lý thị trường bình ổn trở lại sau quãng thời gian xuất hiện tình trạng bán giải chấp chéo xuất hiện và giúp kích thích phần nào dòng tiền của khối nhà đầu tư nội, thể hiện qua việc khối tổ chức trong nước và tự doanh đã mua ròng khoảng 2.800 tỷ trong 4 tuần qua.
Do đó, ông Khoa dự báo đà hồi phục của thị trường vẫn có thể tiếp diễn trong những tuần đầu tháng 12 do xu hướng mua ròng của khối ngoại vẫn chưa dừng lại. Bên cạnh đó, định giá thị trường cũng đã về mức khá hấp dẫn để có thể tích luỹ cổ phiếu trong trung-dài hạn và hiện tại các chỉ báo kỹ thuật về xu hướng ngắn hạn và trung hạn đều đã đảo chiều tăng giá.
Quan sát đồ thị kỹ thuật , VN-Index đã hình thành mô hình cây nến Hammer xanh rút chân từ vùng 875-900 điểm và đóng cửa cao nhất tháng, cùng với thanh khoản cao hơn trung bình 3 tháng cho thấy lực cầu áp đảo và đã hấp thụ gần như toàn bộ lực bán trước đó. Một điểm đáng chú ý là mặc dù chỉ số đã hồi phục mạnh từ đáy, song lực cầu vẫn tiếp tục xuất hiện, thể hiện qua khối lượng giao dịch liên tục vượt mức 1 tỷ cổ phiếu và đưa chỉ số lấy lại xu hướng tăng giá ngắn hạn và trung hạn.
Như vậy, vị chuyên gia từ Agriseco cho rằng diễn biến chỉ số trong tháng 12 sẽ có xu hướng tích cực trong các tuần đầu của tháng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên lưu ý một số rủi ro thị trường vẫn còn hiện hữu như mặt bằng lãi suất đang duy trì ở mức cao dẫn tới sự dịch chuyển dòng vốn sang các kênh đầu tư có tính an toàn cao hơn.
Ngoài ra, một số sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng tới thị trường như thời điểm FED công bố lãi suất điều hành (rạng sáng 15/12), đáo hạn hợp đồng phái sinh (15/12) hay các quỹ ETF tiến hành chốt danh mục Quý 4 (16/12). Đồng thời, áp lực chốt lời có thể xuất hiện khi chỉ số tiến tới các vùng điểm số cao hơn trong thời gian ngắn. Vì vậy, ông Khoa dự báo VN-Index sẽ dao động trong vùng 975-1.160 điểm trong tháng 12.
Trên quan điểm của vị chuyên gia, nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp hồi phục của VN-Index để cơ cấu danh mục, ưu tiên nắm giữ các mã đang được thu hút dòng tiền khối ngoại . Bên cạnh đó có thể tiếp tục nắm giữ và mua vào tại các nhịp điều chỉnh của thị trường đối với các cổ phiếu đầu ngành đã giảm sâu từ vùng đỉnh.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nên xác định rõ các điểm cắt lỗ và chốt lời trước khi giao dịch, tuân thủ kỷ luật và hạn chế sử dụng đòn bẩy để đề phòng những biến động bất thường có thể xuất hiện.
Một số nhóm ngành cần được ưu tiên lựa chọn trong tháng 12 bao gồm:
(1) Nhóm cổ phiếu liên quan chủ đề Đầu tư công do kỳ vọng sẽ được đẩy mạnh để tạo động lực tăng trưởng kinh tế năm 2023.
(2) Nhóm bán lẻ, dịch vụ với kỳ vọng lợi nhuận Quý 4/2022 tăng trưởng mạnh mẽ trên nền tăng trưởng thấp của cùng kỳ năm 2021, đồng thời mùa lễ Tết năm nay tới sớm có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân.
(3) Nhóm phân bón với vụ cao điểm Đông Xuân sắp tới.
(4) Nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong đó ưu tiên vào các ngân hàng quốc doanh do tỷ trọng vốn hóa lớn trong rổ chỉ số và mặt bằng định giá đã về vùng hấp dẫn.
VN-Index hướng tới vùng kháng cự 1.125-1.140 điểm, nhà đầu tư chuyển sang trạng thái sẵn sàng chốt lời
Nhận định về thị trường tuần qua, ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường VNDIRECT đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến một tuần giao dịch bùng nổ về cả điểm số lẫn thanh khoản. Tiếp nối đà hồi phục từ tuần trước, chỉ số VN-Index đã liên tiếp tạo "gap" cũng sự tăng mạnh về giá trong 3 phiên đầu tuần.
Diễn biến tâm lí tích cực của thị trường có thể được lí giải bởi những thông tin tích cực về vĩ mô liên tiếp trong tuần như (1) Chủ tịch Fed đã chính thức xác nhận sẽ làm chậm lại đà tăng lãi suất trong kì hợp sắp tới, (2) Các tín hiệu rõ ràng hơn cho việc Trung Quốc có thể sớm mở cửa trở lại và (3) NHNN chính thức phân bổ lại dư địa tăng trưởng room tín dụng cho một số ngân hàng để hỗ trợ các DN trong thời điểm cuối năm.
Vị chuyên gia tới từ VNDirect cho rằng xu hướng dòng vốn ngoại sẽ vẫn duy trì tích cực trong tuần tới khi tỷ giá trong nước hạ nhiệt và quỹ Fubon ETF tiến hành giải ngân sau khi gọi vốn lần thứ tư. Do đó, ông Hinh kỳ vọng chỉ số VN-Index duy trì xu hướng tăng điểm trong tuần tới và hướng tới vùng kháng cự 1.125-1.140 điểm. Đồng thời, thị trường có thể rung lắc mạnh do hoạt động chốt lời gia tăng ở vùng kháng cự này.
Về chiến lược giao dịch, thị trường đã ghi nhận đà phục hồi mạnh 20% từ đáy, do vậy nhà đầu tư không nên mua đuổi "FOMO" mà chuyển sang trạng thái sẵn sàng chốt lời một phần , hiện thực hóa lợi nhuận khi chỉ số VN-Index hướng tới vùng kháng cự mạnh 1.125-1.140 điểm. Nhà đầu tư cũng nên duy trì tỷ trọng margin ở mức vừa phải để hạn chế rủi ro danh mục tổng thể.
Đối với giao dịch dài hạn, nhà đầu tư vừa trải qua cơ hội tuyệt vời để xây dựng danh mục đầu tư khi chỉ số VN-Index có 3 tuần giao dịch dưới ngưỡng 1.000 điểm. Sau tuần tăng điểm mạnh vừa rồi, định giá của nhiều cổ phiếu đã không còn quá hấp dẫn, do đó cơ hội giải ngân sẽ chọn lọc hơn so với giai đoạn chỉ số VN-Index ở dưới ngưỡng 1.000 điểm. Thêm vào đó, ông Hinh cho rằng dòng tiền sẽ hướng tới những cổ phiếu cơ bản tốt trong những ngành ngân hàng, chứng khoán, điện, nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công mà đà phục hồi chưa theo kịp đà tăng vừa qua của thị trường.
'Chứng khoán đang trong nhịp hồi tích cực' Dù chỉ số VN-Index có tuần tăng tốt nhất kể từ năm 2009, tuy nhiên các chuyên gia chứng khoán nhìn nhận đây vẫn là sóng hồi, nhà đầu tư cần cẩn trọng, nên duy trì tỷ trọng margin ở mức vừa phải để hạn chế rủi ro danh mục, và/hoặc sẵn sàng chốt lời một phần. TTCK đang trong nhịp hồi tốt,...