Top cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng 11: Quán quân thuộc về một mã tăng 166%, hàng loạt cổ phiếu bất động sản bứt phá mạnh
Trong bối cảnh thị trường trồi sụt và liên tục “dò đáy”, nhiều cái tên “tranh thủ” ngược dòng bứt phá mạnh mẽ với mức tăng khá ấn tượng, thậm chí “tăng bằng lần” chỉ trong 1 tháng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tháng giao dịch tương đối khởi sắc. Sau nửa đầu tháng 11 ghi nhận những rung lắc mạnh, chỉ số VN-Index chạm sát vùng 910 điểm và quay đầu hồi phục, 5 phiên cuối tháng chứng kiến chỉ số chính tăng tốc để về đích tại mức điểm cao nhất tháng nhờ lực cầu bắt đáy được kích hoạt. Kết phiên 30/11, VN-Index đạt 1.048,42 điểm, tương ứng tăng 20,48 điểm (2%). Thậm chí, nếu so với vùng đáy tháng 911,9 điểm (phiên 15/11), chỉ số chính của TTCK Việt Nam đã bật tăng tới gần 137 điểm chỉ trong vòng nửa cuối tháng 11.
Trong bối cảnh thị trường trồi sụt và liên tục “dò đáy” kéo theo hàng loạt cổ phiếu diễn biến không mấy khả quan, nhiều cái tên “tranh thủ” ngược dòng bứt phá mạnh mẽ với mức tăng khá ấn tượng, thậm chí “tăng bằng lần” chỉ trong 1 tháng.
Trên sàn HoSE, dẫn đầu với mức tăng mạnh nhất trong tháng là cổ phiếu TGG của Louis Capital với tỷ lệ 31,73%. Đại diện khác của nhóm tài chính là APG cũng có mức tăng ấn tượng 22,6% so với chốt phiên tháng trước.
Video đang HOT
Đáng chú ý, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE còn có sự đóng góp đáng kể từ bộ ba họ Vingroup là VIC, VRE và VHM tương ứng mức tăng lần lượt là 26%, 24% và 21%. Tâm điểm của top 10 phải kể tới nhóm cổ phiếu Bất động sản và xây dựng, chiếm tới 7 vị trí. Ngoài ra, STB của Sacombank cũng chiếm vị trí thứ 7, tăng 24% so với chốt phiên cuối tháng 10 và là đại diện duy nhất của nhóm ngân hàng tại bảng xếp hạng.
Chiều ngược lại, PDR của Bất động sản Phát Đạt là cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE (-69%) so với tháng trước. Song song, NVL của Novaland cũng ghi nhận mức giảm mạnh thứ 2 tới gần 67%. Số lượng phiên giảm giá của bộ đôi này lên tới gần 20 phiên giao dịch, trong đó có tới 17 phiên giao dịch cả 2 cái tên này cùng giảm kịch biên độ.
Đồng thời, hàng loạt những cái tên khác thuộc nhóm Bất động sản cũng diễn biến không mấy tích cực HPX (-65%); LEC (-32%);…Top 10 mã cổ phiếu giảm giá mạnh nhất đều có tỷ lệ giảm trên 29%.
Trên sàn HNX , về chiều tăng mạnh, đứng đầu là BDB, một doanh nghiệp bán sách tăng tới 43% chỉ sau 1 tháng. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu Bất động sản Xây dựng vẫn diễn biến khá tích cực với nhiều đại diện tăng mạnh như L14, CEO và L43 với mức tăng tương ứng 41%, 35% và 34,6%. Top tăng mạnh trên sàn HNX đều có mức tăng ấn tượng trên 28%.
Trái lại , cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HNX gọi tên NRC của Tập đoàn Danh Khôi với mức giảm 51%. Hàng loạt cổ phiếu khác có mức giảm hơn 40% như VC2, SIC, PGN, KKC. Top giảm mạnh nhất trên HNX trong tháng 11 còn có PMP, MST, TKC, NBW, V12 đồng loạt giảm từ 35% đến 39%.
Trên sàn UpCOM , dẫn đầu đà tăng mạnh không chỉ trên sàn UpCOM mà còn trên cả thị trường là cổ phiếu XDH của Đầu tư xây dựng Dân dụng Hà Nội. Từ mức giá 11.900 đồng chốt phiên tháng trước, cổ phiếu này bật tăng 166% lên mức 31.600 đồng/cp chốt tháng 11. Với nhiều phiên tăng trần liên tiếp cùng với biên độ giao dịch trên UpCOM là 15%, XDH dễ dàng ghi nhận mức tăng tính bằng lần trong tháng 11.
Ngoài ra, 2 cổ phiếu khác là DM7 và BMD cũng đứng top tăng mạnh thị trường với mức tăng trên 100%. Cùng nhóm ngành hàng tiêu dùng như DM7, nhiều mã khác hoạt động rất khả quan trong tháng như GTD của Giầy Thượng Đình tăng 88%; BMG của May Bình Minh tăng 77%; VBH của Điện tử Bình Hòa cũng có mức tăng 69%;… Mặt khác, Cấp thoát nước Cần Thơ (mã CTW) cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng với tỷ lệ tăng 89%.
Tại chiều giảm , cổ phiếu SHX dẫn đầu đà giảm với tỷ lệ 67%, theo sau BMN cũng giảm tới 64% so với tháng trước. Những đại diện giảm giá trên UpCOM có mức giảm mạnh nhất toàn sàn trên 46%, nhiều cổ phiếu giảm hơn nửa thị giá còn có PJS, VHH.
Saigon Cargo Services (SCS) sắp trả cổ tức 2.500 đồng/cp
Với hơn 97 triệu cổ phiếu đang lưu hành, SCS sẽ thanh toán tổng cộng 243 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Ngày 12/12 tới đây, CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (Saigon Cargo Services, mã CK: SCS) sẽ chốt danh sách tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền mặt cho cổ đông. Tỷ lệ chi trả là 25%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 2.500 đồng. Thời gian chi trả vào ngày 29/12/2022.
Với hơn 97 triệu cổ phiếu đang lưu hành, SCS sẽ thanh toán tổng cộng 243 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Cơ cấu cổ đông tại Saigon Cargo Services ghi nhận CTCP Gemadept (GMD) là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ hơn 34 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 35% vốn), ngoài ra cổ đông lớn thứ 2 là TCT Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nắm giữ gần 14 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 14,3% cổ phần. Do đó, GMD sẽ nhận về hơn 85 tỷ đồng và ACV nhận về gần 35 tỷ đồng tiền trả cổ tức đợt này.
Về tình hình kinh doanh, luỹ kế 9 tháng đầu năm, SCS ghi nhận doanh thu đạt 655 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 527 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 21% so với cùng kỳ. Năm 2022, công ty lên kế hoạch tổng doanh thu 960 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 668 tỷ đồng. Như vậy, qua 9 tháng đầu năm, SCS đã hoàn thành được gần 73% mục tiêu tổng doanh thu và 79% mục tiêu về lợi nhuận.
Tính đến hết 30/9, tổng tài sản của SCS tăng 20% lên 1.693 tỷ đồng, trong đó các khoản tiền và tương đương tiền đạt gần 62 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 518 tỷ đồng.
Trên thị trường, thị giá SCS đang dừng ở mức 71.200 đồng/cp, tương ứng giảm 26% so với đỉnh hồi cuối tháng 4. Nếu tính từ đầu năm, cổ phiếu này giảm khoảng 16%, song vẫn khả quan hơn mức giảm 31% của thị trường chung.
VN-Index tăng mạnh nhất trong gần 7 tháng, chứng khoán Việt Nam "vô địch" Châu Á Mức tăng 4,22% cũng đưa VN-Index trở thành chỉ số tăng mạnh nhất Châu Á trong phiên 2/12. Thậm chí, chứng khoán Việt Nam còn đi ngược xu hướng giảm của nhiều thị trường lớn trong khu vực. Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên giao dịch đầy khởi sắc, đặc biệt trong phiên chiều. Dòng tiền ồ ạt đổ vào...