Top 8+ lễ hội Mộc Châu mang đậm văn hoá truyền thống độc đáo
Lễ hội Mộc Châu là một nét văn hóa đặc sắc, mang đậm bản sắc độc đáo của các dân tộc Mộc Châu.
Lễ hội Hoa Ban độc đáo Mộc Châu
Thời gian: 5/2 âm lịch hằng nămĐịa điểm tổ chức: xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, thuộc Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu
Lễ hội hoa Ban được tổ chức cùng thời điểm với mùa hoa ban trắng Mộc Châu nở rộ. Với kinh nghiệm du lịch Mộc Châu của mình thì đây được xem là một trong những lễ hội Mộc Châu nổi tiếng và thu hút nhất tại Mộc Châu. Lễ hội hoa Ban Mộc Châu cũng chính là lễ hội cầu mưa, là ngày mà họ thể hiện tấm lòng tôn kính của nhân dân, và cũng là sự tri ân tới những công lao to lớn của các vị thần. Họ tổ chức lễ hội để cầu mong một năm no ấm, mưa thuận gió hòa, lứa đôi hạnh phúc, buôn lang luôn yên vui, đầm ấm.
Bên cạnh đó, lễ hội hoa Ban cũng là dịp để những chàng trai, cô gái gặp gỡ, hẹn hò. Nếu có dịp đến đây vào ngày tổ chức lễ hội du khách sẽ được ngắm nhìn những chàng trai, cô gái trong những bộ trang phục truyền thống, tặng nhau những bông hoa Ban trắng muốt, tham gia, chiêm ngưỡng những tiết mục văn nghệ, trò chơi, các cuộc thi hát giao duyên, tiếng khèn, tiếng sáo,…
Lễ hội hoa Ban Mộc Châu
Lễ hội cầu mưa truyền thống Mộc Châu
Thời gian: 15/2 âm lịch
Đối với người dân tộc Thái thì lễ hội cầu mưa là lễ hội Mộc Châu quan trọng nhất trong năm. Điều đặc biệt và đặc trưng nhất của lễ hội cầu mưa Mộc Châu đó chính là hình dáng của cây vạn vật, được trang trí bằng các loài chim khác nhau, con ve sầu được đan bằng nan tre và những cái lồng nhỏ đựng trứng gà, vỏ ốc, vỏ trai,… biểu trưng cho thiên nhiên hòa hợp với con người dân tộc Thái tại Mộc Châu.
Cũng như những lễ hội khác, lễ hội cầu mưa gồm 2 phần lễ và hội, phần lễ bao gồm những nghi thức cầu mưa được thầy cúng và người dân tộc Thái trong bản cùng tề tựu về và cầu nguyện, phần hội là những hoạt động văn nghệ, tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng và các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, tó má lẹ, đập mõ trâu, đi cà kheo,…
Lễ hội cầu mưa Mộc Châu
Tết độc lập Mộc Châu
Thời gian: từ 31/8 – 2/9
Tết độc lập Mộc Châu là một lễ hội Mộc Châu truyền thống đặc sắc được truyền từ đời này sang đời khác, và trở thành nét đẹp văn hóa vùng miền nổi tiếng. Vào dịp lễ hội, tất cả người H’Mông lại nô nức rủ nhau xuống trung tâm huyện vui ngày Tết độc lập để tỏ lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ, Chính phủ đã đem lại độc lập tự do cho đồng bào cả nước nói chung và người H’Mông nói riêng.
Bên cạnh đó, thời điểm diễn ra lễ hội chính là cơ hội để các chàng trai, cô gái tìm được ý trung nhân vừa ý của mình. Chính vì vậy mà trước thời điểm lễ hội khoảng vài tháng, người ta đã thấy những cô gái đến tuổi trăng tròn đang chuẩn bị váy áo cho những buổi tối đẹp nhất và có thể là hạnh phúc nhất của đời mình.
Vào đêm 31/8 và đêm 1/9 chính là thời điểm các tiết mục văn nghệ, giao lưu, thổi khèn, múa hát diễn ra rộn ràng cả núi rừng Mộc Châu. Các chàng trai, cô gái gặp nhau, trao nhau những điệu múa, lời ca cùng những câu ước hẹn, thề nguyền kết tóc se tơ, trọn đời yêu thương. Đến rạng sáng ngày 2/9 chính là tiết mục bắn pháo hoa chào đón Tết độc lập, và các chương trình lễ hội vẫn diễn ra cho đến hết đêm.
Hội thi giã bánh dày Tết độc lập Mộc Châu
Lễ hội truyền thống Hết Chá
Thời gian: 23/3 – 26/3 hàng nămĐịa điểm tổ chức: bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu
Lễ hội Hết Chá là một nét đẹp trong nền văn hóa tâm linh của người Thái, mang nhiều giá trị lịch sử, đậm đà bản sắc các dân tộc ở Mộc Châu. Đây là ngày mà người dân khắp vùng sẽ tổ chức sự kiện để bày tỏ lòng thành kính của mình đối với người cha nuôi là các thầy mo.
Lễ hội cũng bao gồm 2 phần lễ và hội. Phần lễ là để cho những người con nuôi nhận thầy mo làm người cha cứu chữa, rồi họ tỏ lòng kính trọng biết ơn với vị sứ giả đại diện cho thần linh đã cứu giúp sự sống của mình. Phần hội là từng điệu nhảy đặc sắc, trò chơi dân gian, thể hiện được một nét văn hóa vùng cao tràn đầy sức sống trước thiên nhiên hùng vĩ. Mỗi bước chân, từng cử chỉ, đều mô tả về các hình thái hoạt động thường ngày như làm nương, mở rẫy, trồng cây, săn bắn và hái lượm v.v…
Video đang HOT
Lễ hội Hết Chá Mộc Châu
Chợ tình cao nguyên Mộc Châu
Thời gian: từ 31/8 – 2/9Địa điểm tổ chức: cao nguyên Mộc Châu
Nhắc đến chợ tình thì chắc chắn ai cũng biết đây là nơi mà các chàng trai, cô gái gặp gỡ, hẹn hò, là nơi gửi gắm tình yêu đôi lứa. Du khách khi đến với chợ tình không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bộ trang phục truyền thống, mà còn được tham gia và tìm hiểu nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở Mộc Châu.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân như thi giã bánh dày, thi nấu cơm, tung còn, đi cà kheo, vật gậy, đánh tu lu, ném pao, trò chơi rồng ấp trứng…
Chợ tình cao nguyên Mộc Châu
Tết xíp xí của người Thái tại Mộc Châu
Thời gian: 14/7 âm lịch hàng năm
Tết xíp xí là một lễ hội Mộc Châu không thể thiếu trong năm của người Thái trắng ở Mộc Châu. Mâm lễ cúng trong Tết xíp xí của gia đình nào cũng buộc phải có thịt vịt bởi người dân quan niệm con vịt là giống ở nước, cúng thịt vịt để cho những cái xấu, cái hạn, những điều khó khăn, rủi ro sẽ theo con vịt đó trôi đi.
Người Thái Trắng gọi Tết xíp xí là tết xá tội, xá tội cho người sống. Người Thái Trắng dâng lễ vật nhằm tạ ơn ông chủ miếu đã che chở cho cuộc sống của bản làng được mạnh khỏe, may mắn; cầu các thần bỏ qua cho con cháu các lỗi đã lỡ mắc phải. Sau khi cúng xong, họ thường dùng chỉ buộc vào tay để lấy may. Qua ngày này, họ cởi chỉ buộc vào góc màn mình ngủ.
Tết xíp xí cũng là dịp để đồng bào bày tỏ lòng biết ơn đối với con trâu, con bò, công cụ sản xuất…, tất cả đều được tắm rửa, lau chùi sạch sẽ và được bày mâm cúng vía với các lễ vật, đặc biệt là thịt vịt, xôi nếp nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng. Tết, chủ nhà được ăn thì trâu bò cũng được liên hoan, chủ nhà nào cũng chuẩn bị sẵn cỏ non từ hôm trước để bồi dưỡng cho chúng. Sau khi cúng xong, trâu bò sẽ được chủ nhà bón xôi màu trộn muối, đổ chén rượu lên đầu lấy may.
Mâm lễ cúng trong Tết xíp xí
Ngày hội hái quả truyền thống tại Mộc Châu
Thời gian: vào khoảng tháng 5
Ngày hội hái quả Mộc Châu là hoạt động được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá mận Mộc Châu và tôn vinh những người trồng mận. Đây là một trong các lễ hội Mộc Châu được trông chờ nhất năm, ngày hội hái quả Mộc Châu được tổ chức hoành tráng, với những hoạt động hấp dẫn như: thi hái quả, trình bày quả và thưởng thức quả; thi giới thiệu và tìm hiểu kiến thức về quả mận hậu Mộc Châu; tổ chức vinh danh những người trồng mận tiêu biểu; hoạt động thể thao dân tộc, trò chơi dân tộc; thi cắm trại; trưng bày, triển lãm, giới thiệu về mận hậu; tham quan du lịch và dịch vụ hái quả; hoạt động giao lưu văn nghệ,…
Phần thi trình bày mận trong ngày hội hái quả Mộc Châu
Tết của người Mông tại Mộc Châu
Thời gian: 1 tháng bắt đầu từ ngày 30/11 âm lịchĐịa điểm tổ chức: Trên khắp các bản làng
Cũng giống như Tết cổ truyền của người Kinh, Tết của người Mông cũng được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo từ những ngày trước đó. Ngày 30, Người Mông cũng sẽ dọn dẹp sạch sẽ và trang trí nhà cửa. Nếu như trong mâm cỗ Tết của người Kinh không thể thiếu bánh chưng, bánh tét, thì mâm cỗ Tết của người Mông nhất định phải có bánh dày.
Người H’Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời – là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Khoảnh khắc Giao thừa của đồng bào Mông được tính bằng tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm 30 Tết, dù là gà nhà ai trong bản.
Những ngày đầu năm mới, đàn ông Mông thường dậy làm hết mọi việc thay phụ nữ, từ cho lợn gà ăn đến nấu cơm… bởi họ quan niệm rằng, con trai là trụ của gia đình nên tất cả mọi việc trong gia đình họ phải chịu trách nhiệm để giữ được truyền thống cho cả năm. Đến sáng mùng 1, mọi người đều ăn mặc đẹp và tập trung tại một điểm để cùng vui chơi hội Tết.
Từ ngày mùng 4, người Mông mới bắt đầu chơi Tết. Lúc này, nổi bật trong sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào là những gam màu rực rỡ của những chiếc áo, chiếc váy trên cánh đồng cải trắng ngút ngàn, là tiếng leng keng đồng bạc hoa theo bước chân thiếu nữ đi chơi xuân…
Người Mông ở đây còn có quan niệm rằng “Năm mới nếu có khách lạ đến chơi nhà dịp Tết sẽ gặp nhiều may mắn”. Bởi vậy, nếu có dịp đến Mộc Châu vào những ngày Tết cổ truyền, ngoài việc được hòa vào không khí vui tươi, những phong tục, nghi lễ và các chơi trò chơi dân gian độc đáo, bạn còn được những chủ nhà hiếu khách mời thưởng thức những món ăn ngon chỉ có trong ngày Tết, khi ra về còn được người Mông mùng tuổi cho 2 chiếc bánh dày do chính tay họ làm.
Trẻ em vui chơi ngày Tết của người Mông Mộc Châu
Top 8+ lễ hội Huế mang đậm văn hoá truyền thống độc đáo
Lễ hội Huế là một nét văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch tới khám phá.
Festival Huế
Thời gian: vào các năm chẵnĐịa điểm tổ chức: thành phố Huế
Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, lần đầu tiên vào năm 1992 và kéo dài đến nay. Ban đầu lễ hội có tên là Festival Việt-Pháp, đến năm 2000 thì đổi tên là Festival Huế. Đây là một sự kiện văn hóa lớn tôn vinh những giá trị truyền thống tại mảnh đất cố đô.
Mỗi lần tổ chức, Festival Huế lại có những chủ đề khác nhau như năm 2018 chủ đề là " Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản", năm 2020 chủ đề là: "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế luôn luôn mới". Tham gia lễ hội này, du khách sẽ có dịp được thưởng thức những màn biểu diễn cực kỳ hấp dẫn như biểu diễn nghệ thuật đường phố, ngâm thơ, các buổi trưng bày đầy màu sắc, hòa nhạc, chơi trống và xem các bộ phim lịch sử.
Festival Huế
Lễ hội áo dài Huế
Thời gian: trong thời gian Festival HuếĐịa điểm tổ chức: thành phố Huế
Lễ hội áo dài là một trong lễ hội Huế được mọi người mong chờ nhất. Đây là một chương trình đặc biệt trong mỗi kỳ Festival Huế. Mỗi khi lễ hội áo dài được tổ chức, các nhà thiết kế trên khắp đất nước đều tụ hội về Huế để tham gia.
Trình diễn tại lễ hội áo dài Huế
Du khách tham dự lễ hội sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vô vàn những chiếc áo dài độc đáo được thiết kế đa phong cách từ cổ điển đến hiện đại. Đặc biệt dưới sự trình diễn của những người mẫu chuyên nghiệp, những chiếc áo dài càng trở nên lộng lẫy khiến bạn khó có thể rời mắt.
Lễ hội điện Hòn Chén
Thời gian: mùng 2 -3 tháng 3 và mùng 8 - 10 tháng 7 âm lịch hằng nămĐịa điểm tổ chức: Điện Hòn Chén
Lễ hội điện Hòn Chén được tổ chức hai lần một năm nhằm thể hiện lòng biết ơn đến Thánh mẫu Thiên Y A Na - vị thần sáng tạo ra đất đai, cây cối, ... và dạy người dân cách trồng trọt. Tại lễ hội, các nghi thức được diễn ra hết sức long trọng bao gồm: Lễ cung nghinh Thánh mẫu hồi loan về điện, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, lễ phóng sinh - phóng đãng, ...
Lễ hội điện Hòn Chén
Nhưng có lẽ điểm nhấn của lễ hội nằm ở đám rước Thánh Mẫu vì nghi lễ này được cử hành trên những chiếc bằng (một phương tiện di chuyển trên mặt nước của người xứ Huế). Mỗi chiếc bằng đều có bàn thờ Thánh Mẫu, long kiệu do các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng cùng với các bà mang theo bình hương, ống trầu, bình trà, ... Nhờ có nét độc đáo này mà lễ hội Điện Hòn Chén được coi là lễ hội Huế về văn hóa dân gian trên dòng sông Hương, hằng năm thu hút rất nhiều du khách tới khám phá.
Hội vật làng Sình
Thời gian: ngày 10 tháng Giêng âm lịchĐịa điểm tổ chức: đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang
Tiếp theo trong danh sách lễ hội Huế độc đáo chính là hội vật làng Sình. Tính đến nay, lễ hội đã có hơn 200 năm tuổi nhưng mỗi lần tổ chức vẫn đều mang đậm giá trị văn hóa truyền thống.
Để thể hiện tinh thần thượng võ và sức khỏe của mình, các đô vật tham gia hội vật làng Sình muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ. Sau đó, sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng thi này, các đô vật phải vượt qua 1 đối thủ nữa mới lọt được vào chung kết. Người chiến thắng cuối cùng sẽ nhận được giải "Cạn" - một giải thưởng vô cùng danh giá với số tiền thưởng cũng khá lớn.
Bất cứ ai cũng đều có thể tham gia lễ hội này nên khi đến Huế vào khoảng ngày 10 tháng Giêng, nếu bạn tự tin về thể lực của mình thì hãy tham dự hội vật làng Sình nhé!
Hội vật làng Sình
Lễ hội cầu ngư Huế
Thời gian: ngày 12 tháng Giêng âm lịchĐịa điểm tổ chức: làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang
Khi du lịch Huế, bạn đừng bỏ lờ lễ hội cầu ngư được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Tuy nhiên, trước ngày hội chính, người dân đã bắt đầu cúng bái và chuẩn bị chu đáo cho lễ hội. Các nghi thức cúng tế được diễn ra long trọng, theo đúng quy trình với sự tham gia của hầu hết chủ thuyền. Phần hội gồm nhiều màn trình diễn, trò chơi hấp dẫn trên cạn mô tả quá trình đánh cá của ngư dân cùng với hội đua trải náo nhiệt trên đầm phá.
Lễ hội cầu ngư Huế
Cầu ngư là lễ hội Huế được tổ chức để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng đã có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Đồng thời, khi tổ chức lễ hội này, người dân địa phương cũng mong cầu một cuộc sống no ấm, đủ đầy, có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước.
Lễ hội Huế Bài Chòi
Thời gian: mồng 1 đến mồng 10 TếtĐịa điểm tổ chức: làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy
Hiện nay, Thanh Thủy Chánh là làng duy nhất của Thừa Thiên - Huế còn duy trì được hội bài chòi. Nét độc đáo của lễ hội này nằm ở sự sáng tạo và nhanh trí của người chơi: từ những câu ca dao xưa mà người rao bài có thể sáng tác ra vô vàn câu vè dí dỏm, điệu hò gần gũi, quen thuộc nhưng lại rất độc đáo.
Lễ hội Huế Bài Chòi từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân làng Thanh Thủy nói riêng và người Huế nói chung. Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu và giải trí trong những ngày đầu năm mới.
Hội bài chòi Huế
Hội đua ghe Huế
Thời gian: ngày 2/9 dương lịchĐịa điểm tổ chức: bờ Sông Hương trước trường Quốc Học
Là một người có kinh nghiệm du lịch Huế, chắc chắn bạn sẽ biết đến lễ hội đua ghe - lễ hội được người dân tổ chức để thể hiện niềm hân hoan, vui sướng vào mỗi dịp Quốc Khánh. Đối tượng tham gia lễ hội chủ yếu là nam - nữ thanh niên đến từ các phường, xã trong huyện và thành phố. Người tham gia sẽ được chia thành một độ cúng, 7 độ tiền và một độ phá (9 đội đua).
Lễ hội đua ghe Huế
Hội đua sẽ bắt đầu sau một hồi trống và được diễn ra trong không khí rất sôi nổi, hào hứng dưới sự cổ vũ nhiệt tình của người lớn tuổi và trẻ em. Đây là một trong những lễ hội Huế hết sức đặc biệt vì được tổ chức theo ngày dương lịch, dưới hình thức một môn thể thao rèn luyện tinh thần và sức khỏe.
Hội Minh Hương Huế
Thời gian: 14 - 16 tháng 7 âm lịch hằng năm
Địa điểm tổ chức: Làng Minh Hương, xã Điền Hải, huyện Phong Điền
Lễ hội Huế cuối cùng mà BestPrice muốn giới thiệu đến bạn là hội Minh Hương. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì lễ hội này được tổ chức tại làng Minh Hương, xã Điền Hải. Vì muốn tỏ lòng biết ơn của mình tới Thần Khai canh cũng như cầu mong một mùa đi biển an bình, ấm no nên người dân địa phương đã tổ chức lễ hội này hằng năm. Ngoài phần lễ tế diễn ra hết sức trang nghiêm, lễ hội cũng có nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn như đua thuyền, rước thuyền, ...
10 lễ hội Đà Nẵng độc đáo du khách không nên bỏ lỡ Cùng BestPrice khám phá 10 lễ hội Đà Nẵng nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích nhất ngay trong bài viết dưới đây nhé! Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng là một trong những lễ hội ở đà nẵng được nhiều du khách yêu thích nhất. Lễ hội do Uỷ ban nhân...