Top 8+ lễ hội Huế mang đậm văn hoá truyền thống độc đáo
Lễ hội Huế là một nét văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch tới khám phá.
Festival Huế
Thời gian: vào các năm chẵnĐịa điểm tổ chức: thành phố Huế
Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, lần đầu tiên vào năm 1992 và kéo dài đến nay. Ban đầu lễ hội có tên là Festival Việt-Pháp, đến năm 2000 thì đổi tên là Festival Huế. Đây là một sự kiện văn hóa lớn tôn vinh những giá trị truyền thống tại mảnh đất cố đô.
Mỗi lần tổ chức, Festival Huế lại có những chủ đề khác nhau như năm 2018 chủ đề là ” Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế 1 điểm đến 5 di sản”, năm 2020 chủ đề là: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế luôn luôn mới”. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ có dịp được thưởng thức những màn biểu diễn cực kỳ hấp dẫn như biểu diễn nghệ thuật đường phố, ngâm thơ, các buổi trưng bày đầy màu sắc, hòa nhạc, chơi trống và xem các bộ phim lịch sử.
Festival Huế
Lễ hội áo dài Huế
Thời gian: trong thời gian Festival HuếĐịa điểm tổ chức: thành phố Huế
Lễ hội áo dài là một trong lễ hội Huế được mọi người mong chờ nhất. Đây là một chương trình đặc biệt trong mỗi kỳ Festival Huế. Mỗi khi lễ hội áo dài được tổ chức, các nhà thiết kế trên khắp đất nước đều tụ hội về Huế để tham gia.
Trình diễn tại lễ hội áo dài Huế
Du khách tham dự lễ hội sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vô vàn những chiếc áo dài độc đáo được thiết kế đa phong cách từ cổ điển đến hiện đại. Đặc biệt dưới sự trình diễn của những người mẫu chuyên nghiệp, những chiếc áo dài càng trở nên lộng lẫy khiến bạn khó có thể rời mắt.
Lễ hội điện Hòn Chén
Thời gian: mùng 2 -3 tháng 3 và mùng 8 – 10 tháng 7 âm lịch hằng nămĐịa điểm tổ chức: Điện Hòn Chén
Lễ hội điện Hòn Chén được tổ chức hai lần một năm nhằm thể hiện lòng biết ơn đến Thánh mẫu Thiên Y A Na – vị thần sáng tạo ra đất đai, cây cối, … và dạy người dân cách trồng trọt. Tại lễ hội, các nghi thức được diễn ra hết sức long trọng bao gồm: Lễ cung nghinh Thánh mẫu hồi loan về điện, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, lễ phóng sinh – phóng đãng, …
Lễ hội điện Hòn Chén
Nhưng có lẽ điểm nhấn của lễ hội nằm ở đám rước Thánh Mẫu vì nghi lễ này được cử hành trên những chiếc bằng (một phương tiện di chuyển trên mặt nước của người xứ Huế). Mỗi chiếc bằng đều có bàn thờ Thánh Mẫu, long kiệu do các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng cùng với các bà mang theo bình hương, ống trầu, bình trà, … Nhờ có nét độc đáo này mà lễ hội Điện Hòn Chén được coi là lễ hội Huế về văn hóa dân gian trên dòng sông Hương, hằng năm thu hút rất nhiều du khách tới khám phá.
Thời gian: ngày 10 tháng Giêng âm lịchĐịa điểm tổ chức: đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang
Tiếp theo trong danh sách lễ hội Huế độc đáo chính là hội vật làng Sình. Tính đến nay, lễ hội đã có hơn 200 năm tuổi nhưng mỗi lần tổ chức vẫn đều mang đậm giá trị văn hóa truyền thống.
Để thể hiện tinh thần thượng võ và sức khỏe của mình, các đô vật tham gia hội vật làng Sình muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ. Sau đó, sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng thi này, các đô vật phải vượt qua 1 đối thủ nữa mới lọt được vào chung kết. Người chiến thắng cuối cùng sẽ nhận được giải “Cạn” – một giải thưởng vô cùng danh giá với số tiền thưởng cũng khá lớn.
Bất cứ ai cũng đều có thể tham gia lễ hội này nên khi đến Huế vào khoảng ngày 10 tháng Giêng, nếu bạn tự tin về thể lực của mình thì hãy tham dự hội vật làng Sình nhé!
Hội vật làng Sình
Lễ hội cầu ngư Huế
Video đang HOT
Thời gian: ngày 12 tháng Giêng âm lịchĐịa điểm tổ chức: làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang
Khi du lịch Huế, bạn đừng bỏ lờ lễ hội cầu ngư được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Tuy nhiên, trước ngày hội chính, người dân đã bắt đầu cúng bái và chuẩn bị chu đáo cho lễ hội. Các nghi thức cúng tế được diễn ra long trọng, theo đúng quy trình với sự tham gia của hầu hết chủ thuyền. Phần hội gồm nhiều màn trình diễn, trò chơi hấp dẫn trên cạn mô tả quá trình đánh cá của ngư dân cùng với hội đua trải náo nhiệt trên đầm phá.
Lễ hội cầu ngư Huế
Cầu ngư là lễ hội Huế được tổ chức để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng đã có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Đồng thời, khi tổ chức lễ hội này, người dân địa phương cũng mong cầu một cuộc sống no ấm, đủ đầy, có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước.
Lễ hội Huế Bài Chòi
Thời gian: mồng 1 đến mồng 10 TếtĐịa điểm tổ chức: làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy
Hiện nay, Thanh Thủy Chánh là làng duy nhất của Thừa Thiên – Huế còn duy trì được hội bài chòi. Nét độc đáo của lễ hội này nằm ở sự sáng tạo và nhanh trí của người chơi: từ những câu ca dao xưa mà người rao bài có thể sáng tác ra vô vàn câu vè dí dỏm, điệu hò gần gũi, quen thuộc nhưng lại rất độc đáo.
Lễ hội Huế Bài Chòi từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân làng Thanh Thủy nói riêng và người Huế nói chung. Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu và giải trí trong những ngày đầu năm mới.
Hội bài chòi Huế
Hội đua ghe Huế
Thời gian: ngày 2/9 dương lịchĐịa điểm tổ chức: bờ Sông Hương trước trường Quốc Học
Là một người có kinh nghiệm du lịch Huế, chắc chắn bạn sẽ biết đến lễ hội đua ghe – lễ hội được người dân tổ chức để thể hiện niềm hân hoan, vui sướng vào mỗi dịp Quốc Khánh. Đối tượng tham gia lễ hội chủ yếu là nam – nữ thanh niên đến từ các phường, xã trong huyện và thành phố. Người tham gia sẽ được chia thành một độ cúng, 7 độ tiền và một độ phá (9 đội đua).
Lễ hội đua ghe Huế
Hội đua sẽ bắt đầu sau một hồi trống và được diễn ra trong không khí rất sôi nổi, hào hứng dưới sự cổ vũ nhiệt tình của người lớn tuổi và trẻ em. Đây là một trong những lễ hội Huế hết sức đặc biệt vì được tổ chức theo ngày dương lịch, dưới hình thức một môn thể thao rèn luyện tinh thần và sức khỏe.
Hội Minh Hương Huế
Thời gian: 14 – 16 tháng 7 âm lịch hằng năm
Địa điểm tổ chức: Làng Minh Hương, xã Điền Hải, huyện Phong Điền
Lễ hội Huế cuối cùng mà BestPrice muốn giới thiệu đến bạn là hội Minh Hương. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì lễ hội này được tổ chức tại làng Minh Hương, xã Điền Hải. Vì muốn tỏ lòng biết ơn của mình tới Thần Khai canh cũng như cầu mong một mùa đi biển an bình, ấm no nên người dân địa phương đã tổ chức lễ hội này hằng năm. Ngoài phần lễ tế diễn ra hết sức trang nghiêm, lễ hội cũng có nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn như đua thuyền, rước thuyền, …
10 lễ hội Đà Nẵng độc đáo du khách không nên bỏ lỡ
Cùng BestPrice khám phá 10 lễ hội Đà Nẵng nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích nhất ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng là một trong những lễ hội ở đà nẵng được nhiều du khách yêu thích nhất. Lễ hội do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008. Hàng năm, vào dịp tháng 3, hoặc ngày kỷ niệm thành phố Đà Nẵng giải phóng, hay dịp lễ 30/4 - 1/5, bên bờ sông Hàn du khách có thể tham gia lễ hội này. Đây là một lễ hội lớn, với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài cuộc thi bắn pháo hoa, lễ hội còn có nhiều hoạt động khác như: Các cuộc triển lãm tranh, lễ hội ẩm thực, hay những đêm nhạc lớn,... Đến với lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, bạn không chỉ được hòa mình vào không khí sôi động, mãn nhãn với những màn pháo hoa vô cùng ấn tượng, mà còn được thưởng thức các món ẩm thực hấp dẫn và hòa mình vào đêm nhạc hội đặc sắc.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng
Nếu bạn có ý định du lịch Đà Nẵng đầu năm hãy sắp xếp đi vào tháng 2 âm lịch. Đến Đà Nẵng vào thời điểm này nhất định bạn phải tham gia lễ hội Quán Thế Âm. Lễ hội được tổ chức từ năm 1960 tính đến nay đã được 60 năm. Hằng năm, cứ vào 19/2 âm lịch người dân xứ Đà Thành cùng du khách thập phương lại nô nức kéo về động Hoa Nghiêm, thuộc khu du lịch Ngũ Hành Sơn để dự lễ Phật.
Lễ hội Quán Thế Âm cũng là dịp cho các phật tử mười phương dâng lòng thành kính cầu bình an, hạnh phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa. Lễ hội mang một nét văn hóa đặc trưng của người dân Đà Nẵng, góp phần xây dựng truyền thống dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng
Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày bao gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội.
Phần lễ gồm: Lễ rước sáng được ban tổ chức bắt đầu từ tối 18/2 (âm lịch), Lễ khai kinh bắt đầu từ sáng sớm ngày 19, Lễ Trai đàn chẩn tế, tiếp đến là lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm, cuối cùng là lễ rước tượng Quán Thế Âm.
Kết thúc phần lễ chuyển sang phần hội, phần hội được kéo dài vào các ngày sau. Tổ chức nhiều hoạt động thể thao-văn hóa, các trò chơi dân gian như ném còn, hát tuồng, điêu khắc, thả đèn hoa đăng,...
Lễ hội cầu ngư
Trong các lễ hội ở Đà Nẵng, chắc chắn không thể không kể tới lễ hội cầu ngư. Lễ hội độc đáo này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được tổ chức vào ngày 14/1 - 16/1 âm lịch hàng năm, mang đậm giá trị văn hóa của ngư dân vùng biển. Đây là dịp để người dân nơi đây thể hiện lòng biết ơn với các bậc tiền nhân, khát vọng cuộc sống bình yên, cầu một năm mưa thuận gió hòa, đánh bắt thuận lợi.
Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng gồm phần lễ với các nghi thức truyền thống và phần hội với những trò chơi dân gian, thi văn nghệ, thể thao. Bên cạnh đó, còn có những hoạt động giới thiệu, trưng bày về nghề ngư nghiệp, những sản phẩm mà chính tay người dân nơi đây làm ra rất độc đáo. Tất cả tái hiện một không gian văn hóa sống động, hấp dẫn đối với du khách.
Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng
Lễ hội làng An Hải
Nói đến các địa điểm du lịch ở Đà Nẵng không thể bỏ qua làng An Hải thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng với lễ hội đặc trừng của làng. Lễ hội làng An Hải tổ chức xuyên suốt trong 1 tuần ngay từ ngày đầu năm mới, bắt đầu từ ngày mồng 1 và kết thúc vào mùng 7 tháng Giêng hằng năm. So với các lễ hội khác ở Đà Nẵng thì lễ Hội làng An Hải chia ba ngày từ mùng 1 đến mồng 3 để thực hiện các nghi thức cúng dàng, từ mồng 4 đến hết mùng 7 dành chủ yếu cho phần hội nhưng cũng không quên xen kẽ phần lễ để du khách thập phương có thể đến lễ bái.
Phần lễ chia ra các nghi thức tế lễ khác nhau do các trưởng tộc, tiền bối trong làng chủ trì, cùng nam thanh nữ tú rước lọng, rước cờ. Lễ tết lần lượt từ chủ tế, bồi tế, học trò gia lễ,...Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của làng An Hải như: đua thuyền tứ linh, đấu vật, dồi bòng,...Nếu như du khách đến làng An Hải dự lễ hội không nên bỏ lỡ lễ hội đua thuyền tứ linh bởi đây là lễ hội lớn nhất trong năm của làng.
Lễ hội làng An Hải - Quảng Ngãi
Lễ hội rước mục đồng
Lễ hội rước mục đồng được tổ chức hằng năm ở làng Phong Lệ, Thôn Phong Nam, Xã Hòa Châu, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đây là lễ hội ở Đà Nẵng được nhiều khách du lịch yêu thích bởi ý nghĩa đặc trưng của nó, là lễ hội đầu tiên cho trẻ chăn trâu ở Việt Nam. Lễ hội rước Mục Đồng được tổ chức vào 2 ngày cuối tháng 3 âm lịch, bắt đầu từ chiều 29 và kết thúc vào cuối ngày 30/3.
Lễ hội được ra đời mang ý niệm sâu sắc cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cỏ tốt tươi, mùa màng bội thu. Cái tên mục đồng thể hiện một nét riêng của lễ hội. Khách du lịch đến tham dự không chỉ được chiêm ngưỡng lễ bái, linh vật của làng mà còn được chiêm ngưỡng các cô bé, cậu bé nô đùa dưới đồng ruộng.
Trẻ chăn trâu tham gia lễ hội rước mục đồng
Lễ hội làng Túy Loan
Nếu các bạn đi du lịch Đà Nẵng tự túc hãy sắp xếp đến tham gia lễ hội làng Túy Loan. Đình Làng Túy Loan thuộc xã Hòa Phong, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng được bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử quốc gia từ đầu năm 1999.
Đình làng Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền của làng. Hàng năm, người dân nơi đây tổ chức lễ cúng tế vào 2 ngày mồng 9, mồng 10 tháng Giêng. Phần lễ gồm lễ rước sắc phong, dâng hương tế Đình tưởng nhớ các vị tiền hiền năm xưa có công gây dựng và sáng lập làng Túy Loan. Phần hội tổ chức các trò chơi dân gian đầu năm như: thi gói bánh tét, kéo co, nhảy sạp,...
Lễ rước kiệu đình làng Túy Loan - Đà Nẵng
Dòng sông chảy qua làng lấy tên là sông Túy Loan, kết thúc phần lễ các nam thanh trai tráng trong làng chia theo các thôn, xóm tổ chức đua thuyền trong tiếng reo hò của người dân trong làng. Nếu đến đây tham gia lễ hội thực khách du lịch sẽ được tìm hiểu nhiều hơn về món mì Quảng nổi tiếng và biết được nguồn gốc của món mì này.
Lễ hội làng Hòa Mỹ
Làng Hòa Mỹ thuộc phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm nhằm nhắc nhở con cháu đời sau về truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Cũng như các lễ hội khác, hội làng Hòa Mỹ chia làm 2 phần: Phần lễ bao gồm các nghi thức cổ truyền như lễ vọng và lễ hội kỵ chính thức. Phần hội kết hợp phần lễ mang nội dung, văn hóa cổ truyền có hiện đại có hòa quyện vào nhau nhịp nhàng. Các trò chơi, hoạt động được tổ chức cho tất cả các thế hệ trong làng như chạy việt dã cho các thanh niên trai tráng, thi cắm hoa cho chị em phụ nữ, thể dục dưỡng sinh cho các cụ già....
Lễ hội làng Hòa Mỹ
Không phân biệt tuổi tác, không phân biệt già trẻ, mọi người cùng đổ về đây dự lễ hội góp phần tạo nên một màu rất riêng biệt của làng Hòa Mỹ. Lễ hội này chỉ tổ chức trong một ngày, vì vậy, nếu bạn đến Đà Nẵng mà không vào dịp lễ hội của làng Hòa Mỹ thì có thể ghé thăm đình làng để tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa nơi đây.
Lễ hội đua thuyền
Lễ hội đua thuyền được xem là nét đẹp văn hóa của Đà Nẵng. Cứ tới tháng Giêng mỗi năm, người dân khắp mọi miền lại nô nức đổ về bên bờ sông Hàn để tham gia cổ vũ lễ hội đua thuyền. Lễ hội được tổ chức với mục đích cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, sung túc ấm no của người dân sống dựa lưng vào sông nước.
Đây là lễ hội có quy mô lớn, không chỉ có sự tham gia của thành phố Đà Nẵng mà còn có các đội đua từ khắp các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Huế, Quảng Nam,...Có tất cả 20 đội tham gia, những chiếc thuyền rồng được trang trí đẹp, bắt mắt với nhiều màu sắc khác nhau.
Lễ hội đua thuyền trên sông Hàn
Lễ hội đua thuyền không chỉ mang lại không khí đầu năm mới thịnh vượng, hưng phấn mà còn là cơ hội giao lưu văn hóa giữa các làng, các tỉnh thành khác nhau. Hội đua thuyền là một trong những lễ hội lớn tổ chức mỗi năm ở Đà Nẵng thu hút lượng lớn người hưởng ứng và tham gia, góp phần làm đậm thêm bản sắc dân tộc và văn hóa người Việt.
Các lễ hội ở Bà Nà Hills
Một trong những nơi nên đi ở Đà Nẵng mà bạn chắc chắn nên ghé tới đó là Bà Nà Hills. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp tựa chốn tiên cảnh, những công trình kiến trúc độc đáo tạo nên không gian tựa "trời Âu thu nhỏ", nhiều trò chơi giải trí hấp dẫn, nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi các lễ hội vô cùng đặc sắc như:
- Lễ hội hoa: Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, lễ hội được tổ chức vào tháng 2 đến tháng 3 hằng năm. Cứ vào dịp này du khách tấp nập kéo về núi Bà Nà để ngắm hoa và chiêm ngưỡng những kiệt tác của thiên nhiên.
- Lễ hội hóa trang Carnival: Kết hợp với lễ hội hoa là lễ hội hóa trang Carnival. Thuận theo sắc đẹp và sự tinh túy của đất trời, lễ hội hóa trang được mở ra với những giai điệu sôi động, những bộ trang phục sặc sỡ nhiều màu sắc.
Lễ hội hóa trang Carnival - Bà Nà Hills
- Lễ hội mùa Đông: Nhắc đến lễ hội dường như tổ chức vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm. Nhưng đến với Bà Nà Hills bạn được tham gia các lễ hội suốt 4 mùa. Lễ hội mùa Đông diễn ra vào dịp giáng sinh, đến với Đà Nẵng dịp này, nhất là Bà Nà Hills bạn được đắm chìm trong không khí giáng sinh đầy màu sắc. Với những cây thông Noel khổng lồ, được nghe những giai điệu của mùa lễ giáng sinh.
Ngoài ra các bạn có thể hòa mình vào lễ hội rượu vang Pháp, lễ hội Bia B'estival, lễ hội hóa trang Halloween,...
Hội sách Hải Châu
Bên cạnh những lễ hội truyền thống, Đà Nẵng cũng đem tới cho du khách một lễ hội khá thú vị đó là hội sách Hải Châu. Thời gian diễn ra hội sách từ ngày 16 đến 21 tháng 4 dương lịch (tuy nhiên thời gian có thể thay đổi do điều kiện và sự sắp xếp của ban tổ chức). Hội sách Hải Châu có quy mô lớn, với trên 200 gian hàng lớn nhỏ, kết hợp với 60 đơn vị bao gồm nhà xuất bản, nhà phát hành và các nhà sách lớn.
Hội sách mở ra tạo điều kiện cho các bạn đọc, yêu sách, thích đọc sách có cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức, văn hóa. Hoặc chương trình mua sách giảm giá, sẽ có những ưu đãi lớn cho khách hàng tại 3 ngày cuối cùng của hội sách. Địa điểm diễn ra hội sách ở khu vực bờ Tây sông Hàn, các bạn có thể tìm đến khu vực đối diện trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, và công viên vườn tượng APEC.
Hội sách Hải Châu
Giữa Đắk Nông nghe đại ngàn hát Thành phố này không chỉ khoác lên mình vẻ xa hoa, hào nhoáng mà còn đó là những công trình kiến trúc cực kỳ độc đáo. Đắk Nông hiện nổi lên với cơn sốt đất vì khí hậu ôn hòa, giá đất còn tương đối rẻ. Nhưng Đắk Nông hoàn toàn không chỉ có thế. Núi lửa Krông Nô - Ảnh: Thanh Hải...