Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuố.c chữa bệnh
Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuố.c Đông y.
Cuốn Những cây thuố.c và vị thuố.c Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi cung cấp thông tin về hàng trăm cây thuố.c. Trong đó có một số loại cũng là rau nấu canh quen thuộc của người dân.
Rau ngót còn gọi là bồ ngót, bù ngót, hắc diện thần thuộc họ thầu dầu. Cây mọc hoang và được trồng khắp Việt Nam để lấy lá nấu canh. Nếu làm thuố.c nên chọn những cây đã trồng từ 2 năm trở lên.
Trong 100g rau ngót có 169mg canxi, 2,7mg sắt, 123mg magie, 2,4g mangan, 65mg phốt pho, 25mg natri 25mg… và một số axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Theo Đông y, rau ngót tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, chữa sót nhau, tưa lưỡi.
Rau muống được chế biến thành nhiều món ăn hằng ngày. Ảnh: Ban Mai
Rau muống còn gọi là bìm bìm nước thuộc họ bim bìm. Cây mọc bò, ở nước hay trên cạn, thân rỗng, được trồng phổ biến ở khắp nước ta dùng làm rau ăn hằng ngày.
Trong rau muống có 92% là nước, hàm lượng muối khoáng rất cao và có nhiều loại vitamin C, B1, PP, B2.
Ngoài công dụng làm rau ăn sống, luộc, xào, rau muống còn được cho là làm mất tác dụng của những thuố.c đã uống, dùng để giải chất độc. Một số người dùng ghi nhận tác dụng nhuận tràng của loại rau này.
Theo nghiên cứu ở Philippines, trong ngọn rau muống có chất giống như insulin – cần cho người mắc bệnh tiểu đường. Rau muống giã nát được dùng trong bài thuố.c trị zona, sốt, khó thở.
Rau đay còn gọi là rau nhớt được trồng ở nhiều nơi để lấy lá non nấu canh ăn cho mát và nhuận tràng. Đây còn là cây công nghiệp cho sợi dệt. Trong lá có chất nhầy, tác dụng lợi sữa, chữa ho, táo bón và làm thuố.c bổ.
Nghiên cứu ở Ấn Độ ghi nhận chất dầu trong hạt rau đay giống như dầu hạt hướng dương. Chiết xuất từ hạt rau đay được đán.h giá có thể chữa bệnh tim.
Video đang HOT
Mồng tơi còn gọi là lạc quỳ, thuộc họ mồng tơi. Đây là cây dây leo, mọc cuốn có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, cây này mọc hoang hoặc được trồng ở hàng rào để lấy rau ăn. Người dân hái thân và lá mồng tơi vào mùa hạ và thu.
Trong mồng tơi có vitamin A, B3, chất nhầy, sắt. Sách cổ ghi nhận rau có tính hàn, lợi tiểu, chữa táo bón cho trẻ nhỏ, phụ nữ đẻ khó. Tại Trung Quốc có nơi dùng rau mồng tơi để giải độc.
Rau dền có nhiều loại với màu sắc khác nhau như dền cơm, dền gai, dền đỏ, thuộc họ na. Cây mọc phổ biến ở nhiều tỉnh có thể dùng lá nấu canh, lá và vỏ làm thuố.c. Người dân dùng vỏ cây sắc uống chữa kin.h nguyệ.t không đều, thiếu má.u, lá cây sắc uống chữa đau nhức tê thấp, vỏ cây tán bột hoặc ngâm rượu chữa sốt rét, làm thuố.c bổ.
Cải cúc còn gọi là rau cúc, tần ô, đồng hao, thuộc họ cúc. Cây được trồng khắp nơi chủ yếu làm rau ăn, số ít làm thuố.c (dùng tươi hoặc phơi khô trong mát). Người ta cho rằng cây có nguồn gốc châu Âu và phía bắc châu Á.
Trong cải cúc có tinh dầu thơm, nhiều vitamin B, lượng trung bình vitamin C, có thể dùng trong bài thuố.c trị ho lâu ngày, đau mắt, nhức đầu kinh niên, thổ huyết.
5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
Canxi là một chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng được cung cấp thông qua ăn uống vì cơ thể không thể tự sản xuất được.
Tuy nhiên không phải cứ ăn thực phẩm giàu canxi là đủ vì có một số thực phẩm có ảnh hưởng đến hấp thụ canxi trong cơ thể.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi trong cơ thể
Canxi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người. Nó là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông má.u.
Theo TS.BS Trần Thị Bích Nga, chuyên khoa Dinh dưỡng, cách bổ sung canxi là thông qua thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày hoặc dùng thuố.c bổ sung canxi. Cách an toàn và hiệu quả nhất là bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống bằng các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, lòng đỏ trứng, các loại sữa và chế phẩm từ sữa...
Lưu ý, nếu chế độ ăn có quá nhiều protein so với nhu cầu khuyến nghị sẽ làm cho cơ thể tăng nguy cơ thiếu canxi. Khẩu phần ăn có quá nhiều protein sẽ tăng đào thải canxi qua đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ sỏi thận. Nên hạn chế uống cà phê, rượu, muối... vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thụ canxi.
Ngoài ra, tính khả dụng sinh học của canxi có thể bị ảnh hưởng bởi oxalat và phytic có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Những chất này liên kết hoặc tạo phức với canxi và ngăn cản quá trình hấp thụ canxi khiến cơ thể không thể hấp thụ được.
Rau bina có hàm lượng canxi cao nhưng lại chứa nhiều oxalat.
2. Một số thực phẩm hạn chế sự hấp thụ canxi
Thực phẩm có hàm lượng oxalat cao
Thực phẩm có hàm lượng oxalat cao cản trở sự hấp thụ canxi vì nó liên kết với canxi và khiến cơ thể không thể hấp thụ được. Ví dụ, rau bina có hàm lượng canxi tự nhiên cao, là loại rau chứa nhiều canxi nhất trong tất cả các loại rau lá xanh với 260 mg canxi cho mỗi 1 cốc nấu chín nhưng nó cũng chứa nhiều oxalat, làm giảm khả dụng sinh học để cơ thể chỉ có thể sử dụng 5% hoặc khoảng 13 mg canxi.
Do đó chúng ta không nên phụ thuộc vào rau bina như một nguồn canxi chủ yếu vì hầu hết canxi trong nó sẽ không được cơ thể hấp thụ. Các loại rau khác có chứa oxalat như rau cải xanh, khoai lang...
Thực phẩm chứa nhiều acid phytic
Acid phytic có trong lớp vỏ cám của ngũ cốc nguyên hạt. Acid phytic liên kết với canxi và các khoáng chất khác khiến chúng không hòa tan và không hấp thụ được trong ruột. Sau đó, canxi sẽ thoát ra khỏi cơ thể mà không được hấp thụ.
Thực phẩm chứa nhiều muối
Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng muối cao có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi vì khi muối được bài tiết ra khỏi cơ thể nó sẽ kéo theo canxi. Do đó, nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm đóng gói và đóng hộp có hàm lượng muối cao để không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Uống quá nhiều caffeine
Caffeine trong cà phê, trà và các loại nước ngọt có gas hoạt động như một chất lợi tiểu nhẹ, do đó canxi có giá trị được bài tiết trước khi cơ thể có thể sử dụng nó.
Uống nhiều rượu
Uống nhiều rượu làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể vì rượu ảnh hưởng đến tuyến tụy và khả năng hấp thụ canxi và vitamin D của tuyến tụy. Nó cũng ảnh hưởng đến khả năng kích hoạt vitamin D của gan, cần thiết cho sự hấp thụ canxi.
Uống rượu thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng do chế độ ăn uống kém và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bị gián đoạn. Trong đó bao gồm vitamin A, kẽm, vitamin B như folate và các chất dinh dưỡng có liên quan nhiều hơn đến sức khỏe xương như canxi.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ rượu làm tăng quá trình tái hấp thu xương và làm giảm khả năng thúc đẩy quá trình hình thành và sửa chữa xương mới của cơ thể. Điều này dẫn đến suy giảm quá trình chuyển hóa tế bào xương và xương yếu hơn theo thời gian.
Nên cân đối nguồn thực phẩm giàu canxi từ động vật và thực vật.
3. Cách để cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất
Để cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi tốt nhất, chúng ta cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng nguồn thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hằng ngày.
Nên cân đối nguồn thực phẩm giàu canxi từ nguồn gốc động vật và thực vật. Không nên ăn chủ yếu canxi có nguồn gốc động vật vì nguồn canxi từ thực vật như rau lá xanh cũng được cơ thể hấp thụ rất tốt.
Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất như: vitamin C, D, E, K, magie... Đặc biệt là vitamin D vì vitamin D giúp điều hòa hàm lượng canxi trong má.u và xương, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Do đó, bên cạnh việc bổ sung thực phẩm giàu canxi, chúng ta cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin D như: hải sản, trứng, sữa... trong bữa ăn để cung cấp vitamin D. Trong khẩu phần ăn cần lưu ý có đủ dầu mỡ để vitamin D được hấp thụ qua đường tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời mỗi ngày nên dành ít nhất 10 - 20 phút để tắm nắng vào buổi sáng để giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin D qua da.
Đối với biện pháp bổ sung canxi qua thực phẩm, rất hiếm gặp các trường hợp thừa canxi trong má.u hay tích trữ thừa trong mô do tiêu thụ quá nhiều canxi do lượng canxi khi ăn vào dư thừa, canxi sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên đối với các trường hợp dùng thuố.c canxi liều cao, kéo dài sẽ khiến cơ thể tự giảm hấp thụ hoặc làm ảnh hưởng xấu đến các bệnh lý về mạch, gây sỏi thận, tăng canxi huyết và suy thận... Vì vậy cần lưu ý chỉ uống bổ sung canxi theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậ.u mô.n và trực tràng dưới bị dãn ra. Bệnh trĩ thường gặp ở người làm việc văn phòng, ít tập thể dục, chủ yếu sau 30 tuổ.i. Nhiều người đi khám trễ vì xấu hổ khiến bệnh biến chứng nặng. Bệnh trĩ nếu phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội;...