Top 5 ngôi sao từng khoác áo cả MU và Man City
MU và Man City là hai đối thủ không đội trời chung của bóng đá Anh, nhưng trong quá khứ đã có rất nhiều cầu thủ tài năng từng thi đấu cho cả 2 đội bóng này.
1. Carlos Tevez
Tiền đạo người Argentina đã có những năm tháng tuyệt vời trong màu áo MU. Trong 2 mùa giải từ năm 2007 đến 2009, Tevez gặt hái được rất nhiều danh hiệu cao quý của bóng đá Anh cùng đội chủ sân Old Trafford. Đặc biệt, anh là nhân tố quan trọng trong chức vô địch Champions League mùa giải 2007/08 của MU.
Tuy nhiên, do MU và phía Tevez không tìm được tiếng nói chung về phí chuyển nhượng nên cầu thủ người Argentina đã bất ngờ chuyển sang đầu quân cho đại kình địch Man City vào hè 2009.
Sau 4 mùa khoác áo The Citizens, Tevez giành thêm một chức vô địch Ngoại hạng Anh mùa giải 2011/12 trước khi chuyển sang Juventus.
Tevez khiến fan MU căm ghét vì tấm biển “Fergie yên nghỉ nhé”
Video đang HOT
MU đã phải chi ra 17 triệu bảng để chiêu mộ Owen Hargreaves vào năm 2007. Trong 4 mùa giải khoác áo “Quỷ đỏ”, tiền vệ người Anh ra sân tổng cộng 39 trận và có 2 bàn thắng. Sự nghiệp của Hargreaves không mấy suôn sẻ khi anh liên tục phải nghỉ thi đấu do mắc phải những chấn thương.
Hè năm 2011, Hargreaves chia tay MU để chuyển đến Man City. Ngay lập tức nửa xanh thành Manchester giành được chức vô địch Ngoại hạng Anh sau 44 năm chờ đợi, nhưng đáng tiếc, Hargreaves không được nhận danh hiệu do chỉ chơi vỏn vẹn đúng 1 trận cho đội chủ sân Etihad ở mùa giải đó và anh quyết định giải nghệ vào năm 2012.
3. Andy Cole
Andy Cole có 8 mùa giải chơi cho MU trước khi chuyển đi vào năm 2001. Tại đây, anh giành tổng cộng 10 danh hiệu cùng “Quỷ Đỏ” và là đối tác ăn ý với Dwight York trên hàng công của MU. Sau khi rời sân Old Trafford, Andy Cole lần lượt khoác áo Blackburn Rovers (từ 2001 đến 2004), Fulham (2004/05) và Man City (2005/06). Mùa giải khoác áo The Citizens, Andy Cole có 23 lần ra sân và ghi 10 bàn thắng.
Là một trong những tượng đài tại sân Old Trafford, thủ thành người Đan Mạch đã có mọi danh hiệu cùng MU. Sau khi đoạt cú ăn 3 ở mùa giải 1998/99, Schmeichel chia tay MU để đến Sporting Lisbon.
Năm 2001, thủ môn huyền thoại người Đan Mạch trở lại giải Ngoại hạng Anh khoác áo Aston Villa. Và sau đó một mùa giải, Schmeichel chuyển đến chơi cho đại kình địch của MU là Man City. Tại đây, Peter Schmeichel thi đấu tổng cộng 31 trận, trong đó có 29 lần ra sân ở Ngoại hạng Anh.
5. Denis Law
Trong hơn 1 thập kỷ gắn bó với sân Old Trafford, cựu danh thủ người Scotland ghi tổng cộng 236 bàn sau 404 lần ra sân. Thành công vang dội nhất mà Law có được cùng “Quỷ đỏ” là chức vô địch cúp C1 mùa giải 1967/68.
Dù vậy, sau mùa giải 1972/73, chân sút số 1 từng được xưng tụng là “King of Old Trafford” bất ngờ gia nhập Man City, kình địch cùng thành phố với MU. Trong 2 mùa chơi cho Man City, Law đã ghi 21 bàn/44 trận tại Ngoại hạng Anh.
Denis Law là 1 trong 3 huyền thoại vĩ đại của MU được dựng tượng, bên cạnh Bobby Charlton và George Best.
Tượng Denis Law (người ở giữa), George Best (bìa trái) và Bobby Charlton
Solskjaer có hồi sinh thành công 'MU của Sir Alex'?
Có lẽ nhiều người dần nhận ra, Ole Solskjaer ngày một giống Sir Alex Ferguson, từ ngoại hình cho tới cách tư duy bóng đá.
Nhưng Man United liệu có thành công với phong cách cũ này không vẫn là một dấu hỏi.Trong thời đại bị ám ảnh quá mức về cái gọi là "DNA bóng đá" - cụm từ ám chỉ một ý tưởng mơ hồ nào đó về cách mà đội bóng nên chơi, MU là một trong số ít công khai sự thật đằng sau.
"DNA bóng đá của MU", theo nghĩa rộng nhất có thể, là một cam kết hướng tới thứ bóng đá tấn công trực diện, lao về phía trước liên tục như sóng biển. Đây là một triết lý liên quan nhiều đến mặt thế trận hơn là sở hữu bóng hay có những lớp lang đẹp mắt.
Đây là thứ Solskjaer muốn lặp lại trong 2 năm rưỡi cầm quyền ở Old Trafford, không chỉ để kéo người hâm mộ về phe mình hay cho cầu thủ cảm giác gắn kết như một tập thể, mà còn bởi ông thực sự tin vào hiệu quả của lối chơi này.
Premier League những năm qua bị thống trị bởi những HLV có kế hoạch chiến thuật phức tạp, với những trận đấu được triển khai bán tự động tạo nên một cỗ máy chiến thắng tàn nhẫn.
Trong khi đó, giống như người thầy Sir Alex, Solskjaer đề cao tính cá nhân, đòi hỏi những ngôi sao của mình tự giải quyết vấn đề ngay trong trận đấu. Giữa thứ bóng đá lý tưởng của Solskjaer và thực tế, vẫn còn đó khoảng cách về mặt chiến thuật.
Đó là lý do MU thường trông rất cùn trước những hàng phòng ngự số đông lùi sâu, trong khi Man City hay Liverpool sẽ luôn có những kế hoạch định sẵn để giải quyết thế trận kiểu này.
Đó là lý do Solskjaer loay hoay mãi với hàng tiền vệ của mình, thử nghiệm không biết bao nhiêu trường hợp để rồi mới rút ra cặp tương hỗ tạm ổn là Fred và Scott McTominay, đồng thời là bài học không thể để Pogba đá thấp.
Nhưng đó cũng là lý do vì sao MU lại chơi bay bổng như thế trong chiến thắng 5-1 trước Leeds ở ngày khai màn mùa giải mới. Cả 5 bàn thắng tại Old Trafford ngày hôm đó đều gợi nhớ lại tháng ngày vinh quang của Sir Alex: Những đường chuyền xuyên tuyến đầy ý đồ, cách dứt điểm không khoan nhượng cộng thêm sự tự tin của các tiền đạo. Bạn có thể dễ dàng tưởng tượng ra những người ghi bàn trước Leeds là Wayne Rooney, Robin van Persie, Ruud van Nistelrooy, Andy Cole hay chính bản thân Solskjaer.
MU dựa nhiều vào nỗ lực cá nhân của Pogba và Bruno
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Leeds là đối thủ ưa thich của MU phiên bản Solskjaer. Thầy trò Marcelo Bielsa là một trong số ít những đội bóng trung bình không chịu bán mình cho lối chơi tử thủ khi gặp các đại gia, mà vẫn kiên định với lối chơi pressing tầm cao 1 kèm 1.
Với những đối thủ kiểu này, một MU chú trọng vào việc chuyển đổi trạng thái giữa phòng ngự và tấn công sẽ dễ dàng thực hiện kế hoạch của mình. Leeds không chịu rút ra bài học nào từ thất bại 2-6 cũng tại chính Old Trafford này trong mùa trước, thế nên kết luận MU đã tiến bộ là hơi vội vàng.
Nhưng thắng là thắng, một chiến thắng với cách biệt lớn sẽ càng ý nghĩa. Solskjaer cần duy trì cái đà này trong đội bóng của mình bởi đó mới là phong cách cổ điển của MU. Sir Alex luôn xây dựng một đội bóng có sức mạnh tinh thần, áp đảo đối phương từ lúc ra sân và đi gieo rắc nỗi sợ hãi. MU của "Máy sấy tóc" không phải là ví dụ tiêu biểu của kế hoạch tác chiến đỉnh cao nhưng họ vẫn rất thành công, nếu không muốn nói là thành công ngoài sức tưởng tượng.
Solskjaer không phải là một thiên tài trên sa bàn, nhưng chắc chắn là một trong nhữngngười thành công nhất khi làm cầu thủ trong số những HLV hiện tại của Premier League. Từng ở trong một tập thể vô địch thực thụ, khi Solskjaer nói ông biết phải cần những tiêu chí gì để vô địch, chúng ta nên tôn trọng.
Vẫn giữ quan điểm cũ, MU của Solskjaer vẫn còn đầy hạn chế về mặt chiến thuật. Nhưng nếu họ thành công, thì sẽ thành công. Đến cuối tháng 9, chúng ta sẽ có một câu trả lời khá rõ ràng. Thầy trò Solskjaer sẽ lần lượt đối đầu Southampton, Wolves, Newcastle và West Ham ở Premier League. Đây là chuỗi trận maừ́ng viên vô địch nào cũng mong muốn nhưng MU không phải đội thích việc bị "buộc" phải cầm bóng tới 70%.
Báo Italy: Người đại diện rao bán Ronaldo cho Man City Thông tin mới nhất từ Italia cho biết siêu sao người Bồ Đào Nha đang được liên hệ với nhà đương kim vô địch Premier League. Theo Corriere dello Sport , người đại diện của Cristiano Ronaldo mới đây đã đánh tiếng tới Manchester City để thỏa thuận thương vụ trị giá 30 triệu Euro. Ronaldo chỉ còn lại 1 năm trong hợp...