Top 5 NFT đắt nhất thế giới và vì sao chúng lại có giá cao đến vậy
Mời các bạn cùng xem qua top 5 NFT có giá đắt nhất trong lịch sử.
Non-fungible token (NFT) đã bắt đầu nở rộ trong thời gian gần đây. Đã có khá nhiều người đầu tư số tiền lớn vào NFT, khiến giá của chúng tăng vọt. Một số NFT nối tiếng được bán với giá lên đến hàng chục triệu USD. Giá trị của NFT đến từ sự độc nhất vô nhị và cho phép những nhà sáng tạo thu về lợi nhuận từ những tác phẩm của họ. Sau đây, mời các bạn cùng xem qua 5 NFT đắt giá nhất tính đến thời điểm bài viết nhé.
NFT là gì?
Nói sơ về NFT thì hiểu nôm na, đây là những chứng nhận kỹ thuật số (digital certificate) được liên kết với các vật phẩm kỹ thuật số độc nhất được ghi nhận trên blockchain. Mục đích của việc này là để xác minh tính xác thực của nó và cho phép người mua xác nhận chủ quyền của mình. NFT không thể bị sao chép, chia ra, hoặc thay thế; và chúng có thể đại diện cho bất kỳ thứ gì, từ tranh vẽ cho đến tiền tệ trong game. Không có 2 NFT nào là giống nhau cả, và chính vì sự độc nhất cũng như quý hiếm của nó mà giá trị của NFT có thể cao tận trời mây. Các bạn có thể đọc thêm về game NFT tại đây để hiểu rõ hơn nhé.
Pak’s “The Merge”: 91,8 triệu USD
Pak’s “The Merge” được bán cho một nhóm gồm 28.983 người mua với giá là 91,8 triệu USD vào tháng 12/2021, biến nó trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất từng được bán lúc tác giả vẫn còn sống. Lý do Pak’s “The Merge” được bán cho cả chục ngàn người là vì đợt đấu giá NFT này cho phép người mua sở hữu từng phần nhỏ của tác phẩm, với mức giá từ 575 USD cho mỗi phần.
Cứ mỗi 6 tiếng, giá bán của mỗi phần sẽ tăng 25 USD, khiến nhiều người muốn mua được nó càng sớm càng tốt. Tổng cộng đã có hơn 300.000 phần nhỏ của tác phẩm NFT này được bán ra, với tổng giá trị lên đến 91,8 triệu USD. Không một ai biết Pak – người nghệ sĩ đã tạo ra tác phẩm này – là ai, nhưng khả năng cao là Pak đã có 1 phen choáng váng vì không nghĩ sản phẩm của mình có giá cao đến như vậy. Ngoài ra, mức giá cao của The Merge một phần cũng đến từ sự nổi tiếng của Pak.
Beeple’s “ Everydays: The First 5000 Days”: 69,3 triệu USD
Tác phẩm Everydays: The First 5000 Days của họa sĩ Mike “Beeple” Winkelmann đứng ở vị trí thứ nhì trong bảng xếp hạng những NFT được bán với giá đắt đỏ nhất. Tác phẩm này được bán trong một buổi đấu giá vào ngày 11/03 tại nhà đấu giá (auction house) Christie. Đây cũng là lần đầu tiên có 1 nhà đấu giá lớn đứng ra bán NFT kỹ thuật số.
Kể từ năm 2007, Beeple đăng lên mạng mỗi ngày 1 tấm hình. NFT “Everydays” là một tổ hợp chứa hơn 5000 tấm ảnh mà Beeple đã tạo ra và chia sẻ trong 13 năm vừa qua. Đây cũng là minh chứng cho quá trình phát triển về công nghệ và khả năng hội họa của anh ta. Các bức hình trong “Everydays” mô tả lại nỗi ám ảnh và sợ hãi của xã hội đối với công nghệ. Với tác phẩm này, Beeple đã trở thành chủ nhân của tác phẩm đắt giá thứ 3 từng được bán ra tại buổi đấu giá khi tác giả vẫn còn sống.
Pak’s “Clock”: 52,7 triệu USD
Đôi lúc, số tiền kiếm được từ việc bán NFT không bỏ vào túi của tác giả đâu. Có nhiều NFT được bán vì mục đích từ thiện, bao gồm cả Pak’s “Clock”. Tác phẩm này được bán với giá lên đến 52,7 triệu USD (tương đương 16.953 ETH) vào tháng 2/2022. Nó mô tả một cái đồng hồ tượng trưng cho số ngày mà nhà sáng lập Wikileaks – Julian Assange – đã phải “bóc lịch” trong tù.
Đã có hơn 10.000 người đến từ một tổ chức gọi là AssangeDAO “bơm” tiền để mua Pak’s “Clock” nhằm ủng hộ Assange trên hành trình giành lấy tự do. Số tiền 52,7 triệu USD sẽ được dùng cho việc bào chữa của Assange, từ đó giúp ông có nhiều cơ hội được thả tự do hơn.
Beeple’s “HUMAN ONE”: 28,9 triệu USD
Họa sĩ NFT nổi tiếng này đã bán tác phẩm video NFT “HUMAN ONE” với giá là 28,9 triệu USD tại buổi đấu giá nổi tiếng của Christie vào tháng 11/2021. Bản thân NFT này được đựng bên trong cái hộp, và chính vì điều này đã khiến nó trở nên khác biệt.
“HUMAN ONE” hiện đang là tác phẩm NFT đắt giá thứ nhì của Beeple, đứng sau tác phẩm “Everydays: The First 5000 Days” nổi tiếng của anh ấy. “HUMAN ONE” được mua bởi Ryan Zurrer – một doanh nhân Thụy Sĩ.
LarvaLabs’ “CryptoPunk #5822″: 23,7 triệu USD
Bộ sưu tập CryptoPunk của LarvaLab đã và đang tạo tiếng vang trong cộng đồng NFT. Nhiều ảnh avatar trong này được bán với giá hàng triệu USD. Trong đó có 1 avatar tên là “CryptoPunk #5822″ được bán với giá lên đến 23,7 triệu USD vào tháng 2/2022. Người mua tác phẩm này là Deepak Thapliyal – CEO của Chain (công ty chuyên cung cấp dịch vụ blockchain và tạo dựng blockchain cho khách hàng).
Có một yếu tố quan trọng khiến “CryptoPunk #5822″ có giá cao đến như vậy, đó chính là thuộc tính (property) của nó. Trong bộ sưu tập CryptoPunk, avatar zombie và người ngoài hành tinh là những avatar hiếm nhất mà bạn có thể mua. “#5822″ là một avatar người ngoài hành tinh, và chính vì nó hiếm đến thế nên được rất nhiều người săn đón, khiến mức giá của NFT này cao chót vót đến như vậy.
Blizzard ra mắt game Warcraft mobile mới, rất may lần này không chọc tức fan
Warcraft Arclight Rumble là tựa game mobile mới được Blizzard cho ra mắt, và hầu hết người chơi đều có phản hồi tích cực về trò này.
Warcraft Arclight Rumble là tựa game mobile mới ra mắt của Blizzard. Nó có gameplay sở hữu nhiều nét tương đồng với trò Clash Royale đình đám, và rất may là nó không bị fan phản đối kịch liệt như hồi Blizzard giới thiệu Diablo Immortal. Nguyên nhân có lẽ là vì Arclight Rumble không được công bố trong sự kiện đình đám cùng với hàng loạt bom tấn khác của Blizzard, và nó không khiến fan cảm thấy rằng đây là một phiên bản thay thế cho tựa game mà họ đã trông đợi bấy lâu nay. Lần này, Arclight Rumble đúng nghĩa là một tựa game Warcraft dành cho nền tảng di động, không hơn không kém.
Trên diễn đàn Reddit thì có nhiều thành viên cho rằng đây chỉ là một trò mobile dùng để "hút máu" người chơi, nhưng ngoài nơi này ra thì những nơi còn lại có vẻ như khá là hứng thú với Arclight Rumble. Do mọi người không kì vọng quá nhiều vào tựa game này, cho nên Arclight Rumble đã có cơ hội để chứng minh bản thân mình. Nhiều người cho biết Arclight Rumble đã đạt đúng kỳ vọng và sẵn sàng chơi thử tựa game này xem xem nó vui tới đâu.
Phần lớn người chơi có thể chiến game mobile mọi lúc mọi nơi, cho nên đây là một miếng bánh béo bở cho thị trường châu Á và đang tiếp tục nở rộ tại Bắc Mỹ. Có thể các bạn chưa biết, nhưng game mobile còn kiếm được doanh thu nhiều hơn cả game PC và console vào năm 2020. Vì thế nên chuyện Blizzard thiết kế ra một tựa game mobile phù hợp với lối sống thường nhật của hàng tỷ người dùng điện thoại là một điều hợp lý, và phản hồi từ những người này là minh chứng cho điều đó.
Tóm tắt ý chính:
Warcraft Arclight Rumble là game mobile mới ra mắt của Blizzard với gameplay khá là giống trò Clash Royale đình đámRất may là Arclight Rumble không bị fan phản đối kịch liệt như hồi Blizzard ra mắt Diablo ImmortalMột phần là vì mọi người không kì vọng quá nhiều vào tựa game này, cho nên Arclight Rumble đã có cơ hội chứng tỏ bản thân mìnhNhiều người cho biết Arclight Rumble đã đạt đúng kỳ vọng và sẵn sàng chơi thử tựa game này
Game thủ chơi Nintendo Switch Sports sung sức đến mức phóng tay cầm bay thẳng vào TV Nintendo vừa mới ra mắt trò Switch Sports, và nó đã khiến cho nhiều màn hình phải... hi sinh anh dũng. Nintendo vừa mới ra mắt Switch Sports hồi cuối tháng 4/2022, và ký ức tuổi thơ với hệ máy Wii lại ùa về khi có nhiều game thủ tập thể dục quá hăng say, quăng luôn nguyên cái tay cầm vào TV...