Top 5 doanh nghiệp lãi tăng bằng lần trên sàn có gì?
Trong số các doanh nghiệp báo lãi trên sàn, nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng bằng lần trong quý III/2019.
Top 5 doanh nghiệp lãi bằng lần trên sàn có gì? Nguồn: Kido Foods
Theo dữ liệu thống kê của FiinPro đến ngày 06/11, toàn thị trường (UPCoM, HNX và HoSE) có 847 doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý III/2019, trong đó có 371 doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng so cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng rất nhiều lần về lãi sau thuế so với quý III/2018.
Top 5 doanh nghiệp tăng trưởng lãi mạnh nhất toàn thị trường. Nguồn: FiinPro.
Ghi nhận mức tăng trưởng đột biến nhất trên sàn về lãi sau thuế trong quý III/2019 là CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (HoSE: PTC) với khoản lãi hơn 44 tỷ đồng, gấp rất nhiều lần mức 30 triệu cùng kỳ 2018.
Tuy nhiên, việc đem lại lợi nhuận đột biến không đến từ hoạt động kinh doanh mà đến từ hoạt động tài chính.
Video đang HOT
Công ty cũng giải trình về kết quả đột biến trong quý III/2019, do Công ty có thay đổi danh mục đầu tư, bán một số mã cổ phiếu đã đầu tư năm 2018 dẫn đến doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, trong quý III/2019, Công ty đã mua lại toàn bộ trái phiếu nên giảm được chi phí lãi trái phiếu đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
PTC là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng các công trình bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và sản xuất các sản phẩm từ nhựa,…Tuy nhiên, nguồn lực lại tập trung vào hoạt động đầu tư chứng khoán kinh doanh, cho vay và đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
Đối với khoản mục tài sản ngắn hạn, phần lớn nguồn tiền của PTC được dồn vào mảng đầu tư chứng khoán kinh doanh và cho vay.
Cơ cấu tài sản ngắn hạn của PTC (VND). Nguồn: PTC.
Trong khi PTC lấn sân “đánh chứng”, cho vay làm lãi thì CTCP Vinam (HNX: CVN) lại “sống nhờ công ty con”.
Với mức lãi sau thuế hơn 17 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 230 triệu trong quý III/2018, CVN đứng thứ hai trong danh sách các Công ty tăng trưởng lãi mạnh nhất trong quý III/2019 ( xét theo % tăng trưởng).
CVN cho biết doanh thu trong quý III/2019 tăng mạnh do các công ty con của CVN đẩy mạnh công tác bán hàng. Ngoài ra, trong kỳ Công ty cũng kiểm soát tốt các loại chi phí, từ đó tăng lãi sau thuế so với cùng kỳ 2018. Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019, CVN không trình bày cụ thể các khoản đầu tư vào Công ty con.
Trong khi đó, CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO (UPCoM: KDF) và CTCP Khoáng sản Bắc Kạn (HNX: BKC) lại ghi nhận “lãi bằng lần” nhờ đóng góp của hoạt động kinh doanh chính.
Đối với KDF, với mức lợi nhuận sau thuế hơn 48,7 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 816 triệu đồng cùng kỳ năm trước, đứng thứ ba trên bảng xếp hạng. KDF cho biết, nhờ việc tổ chức và tái cấu trúc bộ phận bán hàng, tập trung phát triển mở rộng khách hàng mới và các nhóm sản phẩm kem cốt lõi, các sản phẩm kem mới giúp doanh số tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, các loại chi phí trong kỳ của KDF cũng giảm so với cùng kỳ. Từ đó, lãi sau thuế quý III/2019 của KDF đột biến so với cùng kỳ 2018.
Còn đối với BKC, với khoản lãi hơn 18 tỷ đồng trong quý III/2019, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt hơn 420 triệu đồng, BKC đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng các doanh nghiệp có lãi tăng bằng lần.
BKC cho biết, nguyên nhân chính khiến doanh thu tăng mạnh đến từ việc gia tăng khối lượng sản phẩm nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu đến từ khoáng sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của BKC 9 tháng đầu năm 2019. Đồng thời, BKC cũng thanh lý tài sản trong kỳ, thu về 10 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019.
Ở một khía cạnh khác, CTCP Xi măng VICEM Bút Sơn (HNX: BTS) đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng với khoản lãi sau thuế hơn 11 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 220 triệu đồng cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty cũng không có gì nổi bật, đóng góp chủ yếu trong sự đột biến kết quả kinh doanh do ảnh hưởng của khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
Xét về giá cổ phiếu của 5 doanh nghiệp trên, có tới 3 doanh nghiệp có giá cổ phiếu dưới mệnh giá là BKC, BTS và PTC. Trong đó, BKC thuộc diện bị cảnh báo, PTC thuộc diện bị kiểm soát. Duy chỉ có KDF và CVN đang được giao dịch bình thường với mức giá lần lượt 31.700 đồng/cổ phiếu và 12.700 đồng/cổ phiếu (tính đến 10h45 phiên 15/11).
Theo Nhipcaudautu.vn
GTN tăng trần, Invest Tây Đại Dương tranh thủ muốn bán hơn 41 triệu cổ phiếu
Cổ phiếu GTN hiện đang giao dịch quanh mức 21.800 đồng/cổ phiếu, tăng 118% so với mức giá hồi đầu năm, nếu giao dịch thành công sẽ mang lại cho Invest Tây Đại Dương tổng số tiền hơn 900 tỷ đồng.
CTCP Invest Tây Đại Dương vừa thông báo đăng ký bán 41,3 triệu cổ phiếu GTN trong tổng số 71,3 triệu cổ phiếu đang nắm giữ tại Công ty cổ phần GTNfoods (mã chứng khoán GTN), tương ứng 16,52% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của GTNfoods. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận/khớp lệnh hoặc các phương thức giao dịch khác phù hợp quy định của pháp luật, thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ 8/11 đến 7/12/2019.
Mục đích giao dịch là để cơ cấu lại danh mục đầu tư của Invest Tây Đại Dương. Như vậy nếu giao dịch thành công, Invest Tây Đại Dương sẽ chỉ còn nắm giữ 30 triệu cổ phiếu GTN, tương đương hạ tỷ lệ sở hữu từ 28,52% xuống còn 12%.
Trên thị trường, cổ phiếu GTN hiện đang giao dịch quanh mức 21.800 đồng/cổ phiếu, tăng 118% so với mức giá hồi đầu năm. Tạm tính với mức giá này, nếu giao dịch thành công sẽ mang lại cho Invest Tây Đại Dương tổng số tiền hơn 900 tỷ đồng.
Tính tới thời điểm hiện tại, Invest Tây Đại Dương là cổ đông lớn thứ 2 của GTNFoods, sau Vinamilk với tỷ lệ nắm giữ hơn 40% (tương ứng 101,7 triệu cổ phiếu) và đứng trước 1 cổ đông lớn cá nhân là ông Nghiêm Văn Tùng 5% (tương ứng 12,5 triệu cổ phiếu).
Kể từ khi Vinamilk công bố muốn chi phối GTNFoods thông qua chào mua công khai vào những ngày đầu tháng 3/2019, thì hàng loạt các cổ đông là tổ chức đầu tư của GTN sau đó đã lần lượt thoái sạch vốn. Cụ thể, CTCP Đầu tư BBZ đã bán 17,5 triệu cổ phiếu; Tae Two Partner Ltd đã bán 55 triệu cổ phiếu, Chứng khoán HSC đã bán hơn 20 triệu cổ phiếu và Penm IV Germany GMBH & CO. KG đã bán gần 15 triệu cổ phiếu.
Mới đây GTNFoods cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019 với doanh thu tăng trưởng 8,7% so với cùng kỳ, đạt 833,5 tỷ đồng, đây cũng là lần đầu doanh thu GTN tăng trưởng trở lại kể từ khủng hoảng ngành sữa hồi năm 2017. LNST đạt 22,3 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,9% so với quý 3 năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019 doanh thu thuần đạt gần 2.270 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ và mới thực hiện được 65,8% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 64 tỷ đồng, giảm 44,5% so với cùng kỳ và còn cách khá xa mục tiêu lãi sau thuế 300 tỷ đồng mà ĐHCĐ giao phó. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 7 tỷ đồng.
Minh Quang
Theo toquoc.vn
Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần này Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp đang được các nhà đầu tư quan tâm như IDI, như Nhựa Tiền Phong (NTP), như Kinh Bắc City (KBC), như Mía đường Sơn La (SLS)... Tuần mới từ 21/10 đến 25/10/2019 có 12 doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng....