Top 5 địa chỉ được dân tình “nườm nượp” checkin khi du lịch Đài Loan
Phố Cổ Cửu Phần (Jiufen)
Đứng đầu danh sách 10 điểm check-in tại Đài Loan là ngôi làng cổ ôm sát triền núi với những bậc thang uốn khúc quanh co, những chiếc đèn lồng mắc giăng trên từng con hẻm nhỏ. Nơi đây được du khách yêu mến bởi nét hoài cổ, đơn sơ nhưng không kém phần lãng mạn, nhất là khi những ngọn thiên đăng được thắp sáng và bay lên bầu trời.
Ngoài ngắm cảnh, du khách có thể đắm mình vào ẩm thực của Cửu Phần với nhiều món đặc sản. Hấp dẫn nhất phải kể đến các loại bánh chế biến từ khoai với hương vị rất đặc trưng, nổi tiếng khắp Đài Loan. Cửa hàng bánh nhiều vô kể. Trước cửa, chủ quán đều bày các loại bánh được cắt nhỏ để du khách nếm thử trước khi mua.
Hồ Nhật Nguyệt (Sun Moon Lake)
Nhật Nguyệt – cái tên đầy lãng mạn của hồ đã khiến người nghe nảy sinh biết bao liên tưởng. Theo tư liệu được ghi chép và truyền miệng, tên của hồ xuất phát từ hình dáng của nó. Nếu đứng ở giữa hồ, nhìn về phía tây của Nhật Nguyệt, bạn sẽ thấy hồ có hình dáng như một vầng trăng khuyết, còn nhìn về phía đông, hồ lại có hình dạng tròn tựa như mặt trời.
Bốn bề hồ được bao bọc bởi núi non điệp trùng, đem lại cảnh đẹp hùng vĩ và mơ màng cho Nhật Nguyệt. Nơi đây, mỗi mùa một vẻ. Mùa xuân, hoa đào nở rợp lối đi lên núi. Trời lạnh lây phây, thêm hoa dã quỳ vàng ven hồ, mây trời Nhật Nguyệt xanh trong, thoáng đãng khiến người ta không khỏi nao lòng khi đi thuyền ra hòn đảo Lalu ở giữa hồ.
Thác Thập Phần (Shifen)
Video đang HOT
Thác nước Thập Phần Đài Loan được biết đến là thác nước lớn nhất Đài Loan. Đây cũng là địa điểm du lịch mà du khách đến Đài Loan mong chờ nhất bởi sự hùng vĩ, hoang sơ của chúng. Thác nước thuộc phố cổ Thập Phần, cách phố cổ 20 phút đi bộ dọc con đường nhựa. Địa phận phố cổ Thập Phần thuộc thành phố New Taipei, quận Pingxi.
Thác được bao quanh bởi những khu rừng xanh tươi tốt. Mặc cho dòng chảy tuôn trào mạnh mẽ nhưng khi đổ xuống mặt hồ thì mọi thứ yên bình hơn hẳn, mặt nước xanh biếc dịu dàng, mọi thứ rất yên bình. Chính vì thế thác được mệnh danh là Thác Niagara phiên bản châu Á.
Tháp Đài Bắc (Taipei) 101
Tòa tháp được thiết kế như một cây tre vươn thẳng lên bầu trời xanh ngát với những tầng chồng lên nhau nhìn như những đốt tre. Nằm sừng sững giữa thành phố Đài Bắc tòa tháp cao 449,2 m nếu như tính đến mai và cao đến 509m nếu như tính luôn cả phần cột ăng ten trên tòa nhà. Tòa nhà bao gồm 101 tầng nằm trên mặt đất và 5 tầng hầm được xây dựng dưới lòng đất.
Tháp đóng vai trò là một biểu tượng cho Đài Loan hiện đại từ khi nó khánh thành. Để ngắm trọn toà tháp cao 101 tầng, nhiều bạn trẻ lựa chọn leo lên đỉnh núi Voi (Tượng Sơn) với chân núi chỉ cách toà nhà vài phút đi bộ.
Đài Tưởng niệm Tưởng Giới Thạch
Nằm ở phía Bắc Đài Loan, khu tưởng niệm Tưởng Giới Thạch là công trình lịch sử có cấu trúc công phu và đồ sộ. Nhiều du khách đã không khỏi trầm trồ trước quy mô và kiến trúc nơi đây.
Ngoài giá trị lịch sử, Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch còn là một công trình kiến trúc kỳ vỹ, chắc chắn bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ nguy nga tráng lệ của nó. Check-in cùng những chú cảnh vệ nghiêm nghị cũng là hoạt động được khá nhiều bạn trẻ ưa thích.
Thành phố Istanbul một thủ đô, hai nhà thờ Hồi giáo
Tương tự như mọi chuyến du lịch Rome bạn nhất định phải ghé thăm Nhà thờ Thánh Peter, thì đã đến thành phố Istanbul, bạn nhất định phải ghé thăm Nhà thờ Hồi giáo Xanh (Sultan Ahmed) và Vương cung thánh đường Aya Sofya.
Một thủ đô - hai nhà thờ Hồi giáo có gì đặc biệt?
Lịch sử
Nhà thờ Hồi giáo Xanh được xây dựng trên vị trí của cung điện của hoàng đế Byzantine, đối diện Hagia Sophia
Quốc vương Ahmet I đã xây dựng Nhà thờ Hồi giáo Xanh từ năm 1609 như là sự bù đắp cho Thượng đế Allah sau thất bại của Đế quốc Ottoman trong cuộc chiến chống Ba Tư và mất bảy năm để hoàn thành. Đây là lần đầu tiên có một Thánh đường Hồi giáo được xây dựng trong hơn bốn mươi năm. Sultan Ahmed cũng đã trở thành một điểm thu hút du lịch Istanhbul phổ biến nhất.
Còn Aya Sofya (hay Hagia Sophia) vốn được biết đến như một vương cung thánh đường trung tâm hoành tráng và sau ba lần tái thiết, nó đã được chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo. Ngày nay, nó mở cửa như một bảo tàng dành cho khách du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thật sự muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa. Hagia Sophia là một trong những tòa nhà thuộc thành phố Istanbul được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Vương cung thánh đường Aya Sofya
Trong gần 500 năm, Hagia Sophia là thánh đường Hồi giáo chính của thành phố Istanbul, là hình mẫu cho nhiều thánh đường Hồi giáo Ottoman khác như Thánh đường Hồi giáo Vua Ahmed, Şehzade, Sleymaniye, Rstem Pasha,...
Kiến trúc
Aya Sofya đã từng bị lấn át bởi Nhà thờ Hồi giáo Xanh bởi bề ngoài của nó có thể đã quá cũ kỹ. Tuy nhiên, khi bước qua những cánh cửa lớn, cảm giác mộc mạc gần như thời trung cổ đang sống dậy sẽ đưa bạn quay ngược thời gian. Những bức tường thô ráp, trần nhà mờ dần và gạch lát sàn bị nứt đã trải qua hàng ngàn năm và những cuộc chiến đầy toan tính.
Những bức tường lịch sử bên trong Aya Sofya
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmet thì gây choáng ngợp cho du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên với gạch khảm màu xanh, các bức bích họa được vẽ bằng tay tinh xảo. Phòng cầu nguyện có sức chứa 10.000 trung tâm, đi qua nó bạn sẽ đắm chìm trong ánh sáng từ 260 cửa sổ kính cũng như hàng ngàn bóng đèn treo lơ lửng trên trần nhà cao. Nội thất của Nhà thờ Hồi giáo Xanh hoàn toàn thu hút sự chú ý bởi các thiết kế Hồi giáo phức tạp.
Tôn giáo
Aya Sofya mang đậm không khí tôn giáo với những bức tranh mô tả cuộc đời của Chúa Jesus khảm dọc theo phòng trưng bày năm 1453. Những bức tranh khảm này vẫn được giấu kín cho đến năm 1935 khi Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ủy thác phục hồi chuyên nghiệp để tháo gỡ thạch cao. Vào bảo tàng Aya Sofya, bạn sẽ không cần tuân thủ bất kỳ quy định trang phục nào.
Trong Nhà thờ Hồi giáo Xanh, đàn ông được yêu cầu không mặc quần short, phụ nữ được yêu cầu che kín cánh tay và chân trần và tất cả đều phải cởi giày. Tháng 11 năm 2006, Giáo hoàng Benedict XVI - vị giáo hoàng thứ hai đến thăm Nhà thờ Hồi giáo cùng với tất cả các du khách bước chân trần và cùng nhau cầu nguyện trong im lặng.
Giờ mở cửa
Aya Sofya mở cửa hàng ngày trừ Thứ Hai từ 9 giờ sáng đến 4 giờ 30 phút trong các tháng mùa đông và 7 giờ tối trong các tháng hè với chi phí vào cửa là 20 YTL cho bất kỳ ai trên 12 tuổi.
Nhà thờ Hồi giáo Xanh mở cửa hàng ngày từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều, ngoại trừ trong thời gian cầu nguyện (khoảng 30 phút một ngày) và giữa trưa vào thứ Sáu. Không mất phí vào cửa.
Nhà thờ Hồi giáo Xanh khiến bạn có cảm hứng hơn nhưng Aya Sofya chính là lịch sử. Thành phố Istanbul thực sự quá may mắn khi được hai biểu tượng của tôn giáo này ngự trị.
Khám phá Chao Phraya Dòng sông của các vị vua Giống như tất cả các con sông đô thị, lịch sử của Chao Phraya đan xen với thành phố mà nó chảy qua. Ban đầu được những người định cư đầu tiên lựa chọn vì đất đai trù phú hải sản đa dạng, sau đó vua Taksin đã đặt thủ đô mới trên bờ phía tây ngày nay được gọi là Thonburi. Vào...