Top 5 chòm sao vui Tết vẫn không quên nhiệm vụ học tập và công tác
Chỉ được nghỉ mấy ngày Tết nhưng những cung hoàng đạo này vẫn miệt mài ôm máy tính làm việc hoặc cày bài tập.
Tết về, chắc hẳn ai cũng đã lên cho mình một lịch nghỉ Tết, ngủ Tết thật kỹ, bù đắp cho những tháng ngày làm việc và học tập vất vả. Ấy thế nhưng, nếu bạn rơi vào một trong năm chòm sao dưới đây, rất có thể Tết của bạn sẽ không thể thiếu việc học, làm bài tập hay thậm chí là lo công việc. Cùng xem nha!
Ảnh minh họa
Bảo Bình – Chăm chỉ cập nhật tin tức, bồi đắp thông tin
Bằng một cách vô thức nào đó, dù vui Tết đến mấy, các Bảo Bình xuân này vẫn sẽ luôn chăm chỉ cập nhật đầy đủ tin tức, bồi đắp thêm thông tin và kiến thức cho bản thân để chuẩn bị cho một năm mới làm việc và học tập hiệu quả. Nếu thấy một Bảo Bình nào đó cứ chăm chăm tìm báo đọc hay cắm mặt vào điện thoại xem tin tức thì cũng đừng quá ngạc nhiên vì đó sẽ là điều mà đa số các Bảo Bình sẽ vô thức làm trong tháng Tết này.
Nhân Mã – Rảnh rỗi lại lôi bài tập, nhiệm vụ Tết ra làm
Vốn bản tính ham chơi, đáng ra các Nhân Mã sẽ dành trọn cả Tết để trải nghiệm và khám phá các chân trời mới. Tuy nhiên, có lẽ Tết này sẽ khác. Các Nhân Mã đột nhiên sẽ chăm chỉ hơn, chú tâm vào bài tập Tết và các nhiệm vụ công việc được giao về trong Tết hơn. Thật lạ à nha! Thôi thì chẳng mấy khi có cảm hứng làm việc và học tập. Chúc các Nhân Mã có một mùa Tết thật hiệu quả và nhiều năng lượng!
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Song Tử – Không ngừng đọc thêm một cái gì đó
Sẽ thật dễ hiểu nếu Tết này bạn liên tục gặp Song Tử khư khư trên tay một cuốn sách mới về một lĩnh vực đặc biệt nào đó. Đọc thêm và tìm hiểu thêm một kiến thức mới sẽ là mong muốn xuất hiện liên tục trong các Song Tử vào tháng Tết này. Hãy lựa chọn thật kỹ cho mình những cuốn sách hay và bổ ích để có những ngày Tết đầy ý nghĩa nha!
Thiên Bình – Tiện lúc nào là nghĩ về tương lai lúc ấy
Thời gian những tháng Tết năm nay đột nhiên là lúc Thiên Bình hay nghĩ về tương lai và mong muốn thay đổi gì đó trong cuộc sống. Đây là động lực thúc đẩy các Thiên Bình rảnh ra là sẽ để tâm vào chuyện học hành hay công việc. Tận dụng thật tốt năng lượng thời gian này để tìm cho mình những hướng đi tươi sáng trong năm mới nha, các Thiên Bình!
Ảnh minh họa
Sư Tử – Dù không muốn nhưng việc đến tay thì phải làm thôi
Tết với Sư Tử vốn dĩ là thời gian để tỏa sáng, xinh đẹp, đi chơi với bạn bè, lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ với những người thân thiết. Thế nhưng, Tết này, Sư Tử dường như luôn bị vướng vào các việc không tên trong cả học tập lẫn công việc. Dù chuyện này sẽ hơi khiến Sư Tử khó chịu đôi lúc, nhưng dù sao việc cũng đã đến tay rồi thì vẫn phải làm thôi. Bình tĩnh, các Sư Tử nha!
Lê Di
Baodatviet.vn
Chương trình khung quốc gia (môn học) cần khái quát nhưng đầy đủ và khả thi
Bên cạnh chương trình tổng thể đã ban hành, chương trình môn học được xem là chương trình khung quốc gia trong chương trình giáo dục phổ thông.
ảnh minh họa
"Trụ cột" của chương trình cần khái quát, rõ ràng, khả thi
Theo thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp - nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Chương trình khung quốc gia được sử dụng làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục xây dựng chương trình nhà trường, theo đó các tác giả xây dựng đề cương môn học và viết sách giáo khoa. Do vậy chương trình khung quốc gia (môn học) cần khái quát nhưng đầy đủ và khả thi.
Cũng giống như trong xây dựng, phần khung của tòa nhà thường có móng, dầm, cột, trụ. Nhưng khi hoàn thiện, sử dụng vật liệu khác nhau sẽ cho hiệu quả thẩm mĩ và giá trị khác nhau. Như vậy "khung" có thể hiểu là những gì cốt lõi, cơ bản, mặc định không thể thiếu. Tùy theo khả năng và điều kiện cụ thể, phần hoàn thiện sẽ thể hiện ý tưởng thiết kế cho phù hợp.
Trong giáo dục cũng vậy, chương trình khung môn học, thể hiện kiến thức cốt lõi, cơ bản của môn học ở mức khái quát nhưng đầy đủ, rõ ràng.
Lấy ví dụ cụ thể đối với môn Mĩ thuật, thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp cho biết, chương trình khung bao gồm: mục tiêu; phẩm chất; năng lực; yêu cầu cần đạt sau (khi kết thúc một giai đoạn học tập); nội dung kiến thức cơ bản về mĩ thuật (đường nét, hình ảnh, màu sắc, đậm nhạt, hình khối, bố cục trong hội họa, kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật ứng dụng, media); chủ đề; phương pháp dạy học; kiểm tra kết quả học tập của HS; thời lượng thực hiện.
Những vấn đề trên có thể hiểu là "trụ cột" của chương trình khung môn Mĩ thuật và cần được đề cập một cách khái quát nhưng rõ ràng, cụ thể, khả thi, đúng trình tự logic: đơn giản học trước, phức tạp học sau. Trên cơ sở này các tác giả tiếp tục thực hiện những bước tiếp theo và cụ thể hóa chương trình thành sách giáo khoa.
Một số góp ý để cụ thể hóa thành SGK môn Mĩ thuật
Nhận định của thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp, trong dự thảo chương trình môn Mĩ thuật, những vấn đề cốt lõi đã được đề cập, tuy nhiên để cụ thể hóa thành sách giáo khoa sẽ khó khăn, bất cập. Lí do, các thành tố trong chương trình còn nhầm lẫn về nội hàm; thiếu logic; chưa chính xác, cụ thể :
Các tác giả viết sách sẽ dựa vào sự phát triển kiến thức theo logic từ dễ đến khó làm cơ sở viết sách. Hiện nay trong dự thảo chương trình các yếu tố tạo hình (nét, hình, khối, màu sắc, chất cảm, không gian), chưa chỉ ra sự phát triển của mạch kiến thức ở mỗi lớp/cấp học.
"Nguyên lí tạo hình" không theo logic nhận thức dễ học trước, khó học sau. Mà thực hiện ngược lại: cân bằng, tương phản (khó hơn) học trước; xen kẽ, nhắc lại (dễ hơn) học sau. Nghĩa là tác giả sẽ phải đề cập đến kiến thức khó trước, kiến thức đơn giản đề cập sau. Như vậy người học sẽ khó tiếp thu, mà người viết cũng cảm thấy "trái chiều".
Theo thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp, dự thảo chương trình môn Mĩ thuật hiện nay, các tác giả phải dựa vào "Nguyên lí tạo hình" ; "Thể loại" và "Qui trình" để viết sách, đảm bảo yêu cầu cần đạt đã nêu, sẽ dẫn đến tình trạng "buộc" phải tham khảo chương trình môn Mĩ thuật cũ, vì trong chương trình mới, các "Nguyên lí tạo hình"; "Thể loại" và "Qui trình" thiếu hụt nhiều thông tin môn học.
"Bên cạnh đó, một số nội dung đặc thù của môn học như vẽ mẫu, trang trí, media bị lu mờ làm cho nội dung học tập nghèo nàn. Nhiều "Yêu cầu cần đạt" chưa thuộc về năng lực và khó cho các tác giả hình dung được bối cảnh/tình huống để chuyển tải thành sách giáo khoa" - thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp góp ý thêm.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cú huých lớn trong đào tạo sư phạm Lương nhà giáo, thay miễn học phí bằng "cho vay sư phạm" là nội dung được dư luận rất quan tâm khi nói về Luật Giáo dục sửa đổi. TS Tôn Quang Cường - Phó chủ nhiệm khoa phụ trách Khoa Sư phạm (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) - cho rằng, đây là một trong những đổi mới nhằm thu hút...