Top 5 cây cầu cao nhất thế giới
Nhiều cây cầu cao băng qua các đại dương, hẻm núi hay eo biển có chi phí xây dựng hàng triệu đến hàng tỷ USD.
Trang WorldAtlas điểm danh những cây cầu cao nhất thế giới với chiều cao được đo từ mặt đất (hoặc mặt nước) đến điểm cao nhất. Với cả đường bộ và đường ray tàu hỏa, các cây cầu này quan trọng đối với du lịch cũng như giao thông.
Tháng 3/2005, cầu cạn Millau (Viaduc de Millau) được tổ chức kỷ lục Guinness công nhận là cây cầu cao nhất thế giới. Với chiều cao 343 m, kỷ lục này đến nay vẫn chưa bị phá. Kỳ quan kỹ thuật này thuộc tỉnh Aveyron, miền Nam nước Pháp.
Millau là cầu dây văng bắc qua thung lũng Tarn. Trước khi cây cầu hoàn thành, du khách phải lái xe xuống thung lũng. Giao thông trong khu vực bị tắc nghẽn nghiêm trọng và việc xây dựng cầu cạn Millau giúp làm giảm áp lực lên các tuyến đường cao tốc địa phương.
Cầu là một phần của tuyến đường ôtô A75 đến A71, được xây dựng bằng bê tông và thép.
Cầu cạn Millau cao hơn biểu tượng Paris tháp Eiffel 19 m.
2. Cầu Bình Đường (Pingtang)
Cầu Bình Đường cao 332 m là cây cầu cao nhất của Trung Quốc. Nằm ở tỉnh Quý Châu, cầu dây văng bắc qua hẻm núi lớn và là một phần chính của đường cao tốc Bình Đường – La Điếm. Tháp chính của công trình là trụ cầu bê tông cao nhất thế giới.
Chính quyền địa phương đã chi khoảng215 triệu USDđể xây dựng cầu nhằm làm giảm thời gian đi lại giữa Bình Đường (Quý Châu) và La Điếm (Thượng Hải). Cây cầu được khánh thành năm 2020 và du khách có thể lái xe qua 2 điểm này trong khoảng một giờ. Trước khi cây cầu được xây dựng, chuyến đi mất 2 tiếng rưỡi.
Cây cầu có 3 tháp bê tông chịu lực, tháp lớn nhất cao tới 332 m.
3. Cầu qua sông Dương Tử (Hutong Yangtze River)
Cầu qua sông Dương Tử được xây dựng để chống chọi với thiên tai và tai nạn, có chiều cao 325 m. Cây cầu vững chắc, nối Tô Châu với Nam Thông, có thể chịu được va chạm từ tàu chở hàng, bão to và động đất mạnh.
Phần trên của cầu bao gồm một đường cao tốc 6 làn xe và phần dưới có 4 đường ray. Cây cầu được hoàn thành vào năm 2020 với các tháp cao 330 m. Nó là phần quan trọng của tuyến đường sắt Nam Thông Thượng Hải khai trương vào tháng 7 vừa qua.
Cây cầu được kỳ vọng sẽ đảm bảo giao thông đường thủy trên sông Dương Tử, đồng thời giảm bớt áp lực giao thông đường bộ và đường sắt ở khu vực đồng bằng này.
4. Cầu Yavuz Sultan Selim
Cây cầu 4,5 tỷ TRY (550 triệu USD) Yavuz Sultan Selim khai trương vào năm 2016, được đặt theo tên của Selim I, hoàng đế Ottoman thứ 9. Nằm ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), cây cầu đường bộ và đường sắt bắc qua eo biển Bosphorus, eo biển nằm giữa 2 lục địa Á – Âu.
Cây cầu cao 322 m được thiết kế với 8 làn xe và 2 tuyến đường sắt. Là công trình đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống cáp lai kết hợp giữa cầu dây văng và cầu treo nên Yavuz Sultan Selim được coi là kỳ tích kỹ thuật ấn tượng.
Cầu Yavuz Sultan Selim giúp làm giảm áp lực giao thông ở khu vực.
5. Cầu Russky
Cây cầu Russky cao 321 m được chính phủ Nga xây dựng để thúc đẩy dự án Cộng đồng Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương năm 2012 với chi phí1,1 tỷ USD.
Không chỉ là một trong những cây cầu cao nhất thế giới, Russky còn thuộc top dài nhất. Cầu có biệt danh là “cây cầu hư không” vì nối thành phố Vladivostok với đảo Russky dân cư thưa thớt. Chỉ có khoảng 5.000 người sống trên đảo Russky, vì vậy, hiện tại cây cầu hầu như không được sử dụng.
Đây là cây cầu dây văng dài nhất thế giới với chiều dài 1.104 m.
Những cây cầu cao nhất thế giới
Nhiều cây cầu cao băng qua các đại dương, hẻm núi hay eo biển có chi phí xây dựng hàng triệu đến hàng tỷ USD.
Trang WorldAtlas điểm danh những cây cầu cao nhất thế giới với chiều cao được đo từ mặt đất (hoặc mặt nước) đến điểm cao nhất. Với cả đường bộ và đường ray tàu hỏa, các cây cầu này quan trọng đối với du lịch cũng như giao thông.
1. Cầu cạn Millau
Tháng 3/2005, cầu cạn Millau (Viaduc de Millau) được tổ chức kỷ lục Guinness công nhận là cây cầu cao nhất thế giới. Với chiều cao 343 m, kỷ lục này đến nay vẫn chưa bị phá. Kỳ quan kỹ thuật này thuộc tỉnh Aveyron, miền Nam nước Pháp.
Millau là cầu dây văng bắc qua thung lũng Tarn. Trước khi cây cầu hoàn thành, du khách phải lái xe xuống thung lũng. Giao thông trong khu vực bị tắc nghẽn nghiêm trọng và việc xây dựng cầu cạn Millau giúp làm giảm áp lực lên các tuyến đường cao tốc địa phương.
Cầu là một phần của tuyến đường ôtô A75 đến A71, được xây dựng bằng bê tông và thép.
Cầu cạn Millau cao hơn biểu tượng Paris tháp Eiffel 19 m. Ảnh: FraVal Imaging.
2. Cầu Bình Đường (Pingtang)
Cầu Bình Đường cao 332 m là cây cầu cao nhất của Trung Quốc. Nằm ở tỉnh Quý Châu, cầu dây văng bắc qua hẻm núi lớn và là một phần chính của đường cao tốc Bình Đường - La Điếm. Tháp chính của công trình là trụ cầu bê tông cao nhất thế giới.
Chính quyền địa phương đã chi khoảng 215 triệu USD để xây dựng cầu nhằm làm giảm thời gian đi lại giữa Bình Đường (Quý Châu) và La Điếm (Thượng Hải). Cây cầu được khánh thành năm 2020 và du khách có thể lái xe qua 2 điểm này trong khoảng một giờ. Trước khi cây cầu được xây dựng, chuyến đi mất 2 tiếng rưỡi.
Cây cầu có 3 tháp bê tông chịu lực, tháp lớn nhất cao tới 332 m. Ảnh: New China TV.
3. Cầu qua sông Dương Tử (Hutong Yangtze River)
Cầu qua sông Dương Tử được xây dựng để chống chọi với thiên tai và tai nạn, có chiều cao 325 m. Cây cầu vững chắc, nối Tô Châu với Nam Thông, có thể chịu được va chạm từ tàu chở hàng, bão to và động đất mạnh.
Phần trên của cầu bao gồm một đường cao tốc 6 làn xe và phần dưới có 4 đường ray. Cây cầu được hoàn thành vào năm 2020 với các tháp cao 330 m. Nó là phần quan trọng của tuyến đường sắt Nam Thông Thượng Hải khai trương vào tháng 7 vừa qua.
Cây cầu được kỳ vọng sẽ đảm bảo giao thông đường thủy trên sông Dương Tử, đồng thời giảm bớt áp lực giao thông đường bộ và đường sắt ở khu vực đồng bằng này. Ảnh: Chinese bridge.
4. Cầu Yavuz Sultan Selim
Cây cầu 4,5 tỷ TRY (550 triệu USD) Yavuz Sultan Selim khai trương vào năm 2016, được đặt theo tên của Selim I, hoàng đế Ottoman thứ 9. Nằm ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), cây cầu đường bộ và đường sắt bắc qua eo biển Bosphorus, eo biển nằm giữa 2 lục địa Á - Âu.
Cây cầu cao 322 m được thiết kế với 8 làn xe và 2 tuyến đường sắt. Là công trình đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống cáp lai kết hợp giữa cầu dây văng và cầu treo nên Yavuz Sultan Selim được coi là kỳ tích kỹ thuật ấn tượng.
Cầu Yavuz Sultan Selim giúp làm giảm áp lực giao thông ở khu vực. Ảnh: Mertgundogdu.
5. Cầu Russky
Cây cầu Russky cao 321 m được chính phủ Nga xây dựng để thúc đẩy dự án Cộng đồng Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2012 với chi phí 1,1 tỷ USD.
Không chỉ là một trong những cây cầu cao nhất thế giới, Russky còn thuộc top dài nhất. Cầu có biệt danh là "cây cầu hư không" vì nối thành phố Vladivostok với đảo Russky dân cư thưa thớt. Chỉ có khoảng 5.000 người sống trên đảo Russky, vì vậy, hiện tại cây cầu hầu như không được sử dụng.
Đây là cây cầu dây văng dài nhất thế giới với chiều dài 1.104 m. Ảnh: Picasa.
'Cây cầu hư không' trị giá 1,1 tỷ USD ở Nga Cầu Russky (Nga) là một trong những cây cầu cao nhất thế giới, được xây dựng với chi phí lên tới 1,1 tỷ USD. Cầu được thiết kế cho phép 50.000 lượt xe chạy qua mỗi ngày.
Ngắm những cây cầu được xây dựng bằng hàng tỷ USD Những cây cầu đắt giá nhất thế giới không chỉ là tuyến giao thông quan trọng mà còn sở hữu thiết kế ngoạn mục, trở thành biểu tượng của các thành phố, quốc gia. Cầu Cổng Vàng, Mỹ:Một trong những cây cầu được biết đến nhiều nhất trên thế giới, cầu Cổng Vàng hay Kim Môn, là biểu tượng của thành phố San...