Top 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol tốt nhất
Cholesterol cao là tiền thân nguy hiểm của một số biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.
Nấm bào ngư – Shutterstock
Có hai dạng cholesterol: cholesterol xấu, và cholesterol tốt. Mức cholesterol xấu cao có thể gây tổn thương động mạch, gây ra bệnh tim và tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Thực hiện các thay đổi về chế độ ăn uống có thể giúp giảm mức cholesterol, từ đó tránh được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Và ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh các thực phẩm từ tự nhiên có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể.
Sau đây là 3 loại thực phẩm có hiệu quả nhất, theo Express.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu từ rau kinh giới có thể giúp giảm cholesterol.
Trong một nghiên cứu, 48 người bị cholesterol cao nhẹ đã đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống và lối sống để giúp giảm cholesterol.
Trong đó, 32 người được cho uống 25 ml dầu rau kinh giới sau mỗi bữa ăn.
Sau ba tháng, những người tiêu thụ dầu rau kinh giới có mức cholesterol xấu thấp hơn và mức cholesterol tốt cao hơn đáng kể so với những người chỉ thực hiện một số lời khuyên về chế độ ăn uống và lối sống, theo Express.
Như trang Holland and Barrett báo cáo, không có giới hạn nào cho lượng dầu rau kinh giới, mặc dù lượng rau kinh giới tươi hoặc khô thông thường mà mọi người sử dụng trong thực phẩm dường như không gây ra tác dụng phụ nào.
Video đang HOT
Trong nhiều năm nay, gạo lứt lên men đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để giúp giảm mức cholesterol và tăng cường sức khỏe của tim.
Một nghiên cứu với 25 người đã cho thấy gạo lứt lên men làm giảm tổng lượng cholesterol trung bình 15% và giảm 21% mức cholesterol xấu trong thời gian 2 tháng, theo Express.
Một nghiên cứu khác kéo dài 8 tuần ở 79 người cũng cho thấy kết quả tương tự.
Họ phát hiện ra rằng những người tham gia uống 600 mg nước từ gạo lứt lên men 2 lần mỗi ngày đã giảm đáng kể mức cholesterol xấu, so với nhóm đối chứng.
3. Nấm bào ngư
Nấm bào ngư chứa lovastatin và beta-glucans, có khả năng loại bỏ và giảm mức cholesterol
Theo một chương trình truyền hình về sức khỏe của Mỹ mang tên “Tiến sĩ Oz”, nấm sò có thể giúp giảm mức cholesterol cao.
Nấm sò có chứa lovastatin và beta-glucans.
Lovastatin làm giảm sản xuất cholesterol trong gan và beta-glucans giúp cơ thể loại bỏ cholesterol.
Trong một nghiên cứu, 5 người ăn 10 – 15 gram nấm sò khô mỗi ngày trong khoảng thời gian 1 tháng. Kết quả đã giảm trung bình tổng lượng cholesterol lên đến 30%, theo Express.
Theo Thanh niên
"Đọc vị" cơ thể để biết bạn đang nạp quá nhiều đường
Nhiều dấu hiệu trên cơ thể "nhắc nhở" bạn nên hạn chế lượng đường nạp vào người để tránh các vấn đề về sức khỏe.
Thèm ăn đồ nhiều đường cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thừa đường. Ảnh minh họa
Đường có trong hầu hết đồ ăn của con người. Ngay cả những thức ăn bạn không hề nghĩ rằng có đường thực tế cũng tồn tại một lượng đường nhất định.
Và rõ ràng, tiêu thụ nhiều đường đang trở thành vấn đề được cảnh báo trên toàn cầu vì nó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe lớn như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Điều này đặt ra vấn đề làm sao để một người nhận ra mình đang ăn quá nhiều đường để biết được khi nào cần phải cắt giảm lượng đường nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình?
1. Vấn đề về da
Những người có mụn trứng cá mức độ vừa tới nặng đã hấp thu nhiều đường hơn so với người bị mụn trứng cá mức độ nhẹ hoặc không có mụn.
Đường còn là "thủ phạm" gây ra những quầng thâm dưới mắt. Để cải thiện vấn đề này, bạn cần cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn.
2. Người mệt mỏi
Nếu bạn ăn bữa sáng hoặc bữa trưa có sẵn, chứa nhiều đường và thiếu protein bão hòa, chất xơ và chất béo, bạn có thể thấy mình bị "thiếu năng lượng", gây đau đầu dữ dội, mệt mỏi.
3. Sâu răng
Sâu răng là dấu hiệu dễ nhận biết của việc tiêu thụ quá nhiều đường. Khi vi khuẩn trong miệng tiêu hóa carbohydrate, chúng tạo ra một axit kết hợp với nước bọt để tạo thành mảng bám, nếu không được vệ sinh, mảng bám tích tụ trên răng và bắt đầu bào mòn men răng gây sâu.
4. Huyết áp cao
Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg hoặc thấp hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng, khi đường trong cơ thể bị dư thừa sẽ dẫn đến các vấn đề về huyết áp. Đặc biệt là tình trạng huyết áp tăng cao.
Trong một bài nghiên cứu năm 2014 được đăng trên tạp chí BMJ Open Heart, các chuyên gia y tế cho rằng để đảm bảo huyết áp khỏe mạnh bạn nên hạn chế lượng đường. Điều đó còn quan trọng hơn so với giảm lượng muối. Bởi Fructose có thể làm tăng nguy cơ tim mạch bằng cách kích thích rối loạn chức năng chuyển hóa.
5. Cholesterol cao
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of the American Medical Association, thừa đường có thể làm giảm cholesterol tốt (HDL) và tăng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể.
6. Bạn rất thèm ăn đường
Theo chuyên gia dinh dưỡng Alpert, nếu bạn càng ăn nhiều đường thì bạn sẽ càng thèm ăn đường nhiều hơn.
Vì vậy, khi bạn cảm thấy mình bị thèm ăn cái gì đó ngọt, đừng bỏ qua dấu hiệu này vì rất có thể ham muốn đó của bạn là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe lớn hơn.
7. Cảm lạnh và cúm thường xuyên
Việc ăn quá nhiều đường có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến khả năng chống lại những bệnh thông thường của cơ thể giảm đi. Kết quả là bạn dễ mắc các bệnh cảm mạo, cảm cúm hơn. Vì vậy, bạn hãy bổ sung thêm rau quả chứa chất xơ và vitamin vào bữa ăn thay vì ăn quá nhiều đồ ngọt nhé!
Lượng đường cao không chỉ gây tăng cân mà sau đó còn làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường loại III. Nếu bạn đang có những dấu hiệu cơ thể ở trên, hãy chú ý đến tình trạng này và gặp bác sĩ để kiểm tra ngay nhé!
Bạch Hiền
Theo ĐSPL
Ăn nhiều thức ăn nhanh: Nhanh mắc bệnh Trong những năm gần đây, thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam đã phát triển một cách nóng và nhanh chóng. Ngoài những tiện ích của thức ăn nhanh mang lại, thói quen ăn uống thức ăn nhanh hàng ngày cũng tiềm ẩn một số ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe. Ảnh hưởng xấu lên hệ thống chuyển hóa và tim...