Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh
Hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, hoa hồng vừa đẹp vừa thơm lại có nhiều công dụng với sức khỏe. Cánh hoa giàu vitamin E, A, C, D, B3 và một số chất chống oxy hóa. Nhiều người dùng cánh hoa hồng làm trà hay thả vào nước ấm để tắm giúp thư giãn và giảm đau đầu, căng thẳng.
Hoa hồng đỏ có vị ngọt, tính ôn, vào kinh can, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu thũng, giải độc. Nhờ đó, loại hoa này có thể chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, vết thương sưng tấy, viêm họng, băng huyết, lở mồm, chống mất ngủ…
Hoa hồng bạch cổ thường có vị ngọt, tính bình, trị ho cho trẻ em rất hiệu quả.
Tuy nhiên, những người tỳ vị hư yếu hoặc có thai không dùng các bài thuốc từ hoa hồng. Đồng thời, người dân cần thận trọng khi chọn hoa, tránh loại có thuốc bảo vệ thực vật.
Hoa nhài dễ trồng có hương thơm dễ chịu làm trà, thuốc. Ảnh: Ban Mai
Hoa nhài còn gọi là bông lài, mạt lị được trồng khắp Việt Nam để lấy hoa ướp chè hay tạo hương thơm cho thức ăn. Cây được nhân giống dễ dàng bằng giâm cành, đất nào cũng trồng được, miễn không bị úng. Thu hoạch hoa bắt đầu vào tháng 9 hay tháng 10.
Video đang HOT
Hoa nhài có vị cay, ngọt, tính ôn, tác dụng lý khí, khai uất, hòa trung, trừ uế. Trong hoa có chất béo thơm chừng 0,08% và chất màu vàng thường thay thế cho saffron – nhụy hoa nghệ tây có nhiều tác dụng với sức khỏe. Một số nơi dùng nước sắc hoa nhài chữa mắt đỏ, sưng đau, pha như trà uống chữa đau bụng, kiết lỵ.
Rễ nhài có vị đắng, tính ôn, tác dụng giảm đau, gây mê. Dược liệu này là thuốc giảm đau trong trường hợp tổn thương gân xương, đau đầu, sâu răng, mất ngủ.
Hoa cúc còn gọi là cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc. Cây được trồng nhiều ở nước ta để lấy hoa làm thuốc hay ướp chè, nấu rượu.
Theo tài liệu cổ, hoa cúc trắng có vị ngọt, tính hơi hàn; cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn vào 3 kinh phế, can và thận. Hoa cúc có tác dụng tán phong thấp, giải độc; dùng chữa phong mà sinh hoa mắt, nhức đầu, mắt đỏ đau, nhiều nước mắt, đinh nhọt.
Hiện nay, hoa cúc được dùng làm thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt. Hoa có thể sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác; dùng ngoài rửa, đắp mụn nhọt.
Không chủ quan với bệnh dại
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Đáng lưu ý, tất cả những trường hợp này đều chủ quan, sau khi bị chó, mèo cắn đã không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại. Đến khi phát bệnh thì đã quá muộn.
Người dân tiêm vaccine phòng bệnh dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: H.Dung
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.
Bệnh dại chưa có thuốc chữa
Trường hợp tử vong do bệnh dại mới đây nhất trên địa bàn tỉnh là ông D.T.Đ. (50 tuổi, ngụ ấp 5, xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú). Đây cũng là trường hợp tử vong đầu tiên do bệnh dại trên địa bàn huyện Tân Phú trong 10 năm trở lại đây.
Theo điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, khoảng đầu tháng 10-2023, gia đình ông có nuôi 2 con chó và 1 con mèo (mèo hoang tự đến nhà ở). Khoảng đầu tháng 11-2023, trong lúc 2 con chó và mèo đang đùa giỡn và cắn nhau, ông Đ. đưa tay ra ngăn thì bị con mèo cắn vào ngón tay. Ông Đ. sau đó chỉ rửa vết thương bằng nước, dù được người nhà khuyên đi tiêm vaccine phòng bệnh dại nhưng ông Đ. không đi tiêm. Khoảng 3 tháng sau đó, con mèo đi mất, không thấy về. Riêng 2 con chó vẫn còn sống, được vợ ông Đ. nuôi xích nhốt, không thả rông.
Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 32 ổ dịch bệnh dại trên chó, tăng 17 ổ dịch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, huyện Định Quán dẫn đầu với 9 ổ dịch, tiếp đó là Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch và Thống Nhất.
Ngày 10-10-2024, ông Đ. đi làm công trình về cảm thấy tê cánh tay phải nên đã tự đi mua thuốc về uống. Ngày hôm sau, ông thấy tay tê nhiều hơn, sốt nhẹ, ớn lạnh, uống nước bị sặc, không chịu uống nước, sợ gió, đi khám và nhập viện được chẩn đoán nhiễm siêu vi. Do tình trạng bệnh của bệnh nhân không cải thiện nên ông được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, ông Đ. lên cơn co giật, sùi bọt mép, ngứa tay phải, có biểu hiện sợ gió, sợ nước. Bệnh nhân sau đó được lấy mẫu nước bọt để xét nghiệm thì cho kết quả dương tính với virus bệnh dại.
Bệnh dại đến nay vẫn chưa có thuốc chữa nên tình trạng của bệnh nhân sau đó càng nặng hơn và tử vong tại nhà.
Các cơ quan chức năng ghi nhận, xung quanh nhà ông Đ. có 11 hộ dân nuôi 25 con chó, mèo, tất cả đều chưa tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TS-BS Trần Minh Hòa cho biết, ông Đ. bị nhiễm virus bệnh dại cách đây một năm, đến nay mới phát bệnh. Đây không phải trường hợp hiếm, bởi có những người nhiễm virus bệnh dại nhưng nhiều năm sau mới phát bệnh. Người đã phát bệnh dại chắc chắn sẽ tử vong, vì chưa có thuốc chữa.
Người dân không được chủ quan
Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 70 ca tử vong do bệnh dại và hơn 500 ngàn người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng bằng tiêm vaccine phòng bệnh dại. Trong những năm gần đây, các ca mắc bệnh dại đang có xu hướng tăng đột biến và trở thành một trong những bệnh truyền nhiễm lưu hành có số ca tử vong cao nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương (ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) lưu ý, bệnh dại có thể lây truyền qua vết cào, xước của mèo do mèo có thói quen liếm móng vuốt và tuyến nước bọt có thể lây lan bệnh dại từ vật nuôi sang người, cũng như con vật khác.
Các chuyên gia lưu ý, còn nhiều trường hợp người dân bị chó, mèo cắn, thay vì đến cơ sở y tế để được tư vấn, xử lý lại sử dụng thuốc nam hoặc các phương pháp khác chưa được Bộ Y tế công nhận để chữa bệnh dại. Đây là điều tối kỵ, vì chỉ có tiêm vaccine mới có thể ngăn ngừa được virus bệnh dại. Do đó, ngay sau khi bị chó, mèo cắn, người dân cần nhanh chóng đi tiêm vaccine, huyết thanh kháng bệnh dại theo đúng phác đồ càng sớm càng tốt.
Người dân có thể nhận biết bệnh dại ở chó, mèo qua các biểu hiện như: con vật bị kích thích mạnh, cắn sủa dữ dội, sủa từng hồi dài, chảy nước dãi, sùi bọt mép (chiếm 25%). Ở thể khác, con vật cũng có biểu hiện buồn rầu, có thể bị bại liệt ở một phần cơ thể hoặc 2 chân sau, nhưng thường là liệt cơ hàm, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng (chiếm 75%).
Trưởng phòng Chống dịch (Chi cục Chăn nuôi và thú y Đồng Nai) Thân Văn Cẩn cho hay, bệnh dại đã có vaccine phòng ngừa cho cả người và động vật nhưng nhiều người dân không chủ động tiêm vaccine ngừa bệnh dại cho chó, mèo theo khuyến cáo. Không những vậy, thói quen thả rông chó, mèo vẫn diễn ra, đến khi trên địa bàn xuất hiện một con chó, mèo mắc bệnh dại thì lây lan mầm bệnh cho những con chó, mèo khác.
Ông Thân Văn Cẩn đặc biệt lưu ý, chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm phải đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với chính quyền cấp xã; tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định, tối thiểu một lần/năm; cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình. Chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người. Nếu để chó, mèo thả rông cắn người thì phải chi trả những chi phí liên quan theo quy định.
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông Lá mơ lông không chỉ là loại rau gia vị mà còn là vị thuốc trong y học cổ truyền, dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông. Tác dụng của cây mơ lông với sức khỏe Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết,...