Top 14 món ăn đặc sản bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Tây Bắc
Trong bài viết này, cùng iVIVU “thưởng thức” top 14 món ăn đặc sản vô cùng độc đáo và đặc sắc, mà bất cứ ai cũng nên thử khi có dịp du lịch Tây Bắc.
Top 14 món ăn đặc sản bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Tây Bắc
Ảnh: Xuantoan18.
Món ăn thường được dân du lịch Tây Bắc mua về để làm quà. Thịt trâu gác bếp xuất phát từ dân tộc Thái. Thịt trâu được làm sạch rồi tẩm ướp giá vị rồi mang đi gác trên bếp để hun khói củi ít nhất 2 tháng. Sau 2 tháng khối thịt đặc lại và thấm hết gia vị vào bên trong, bạn ăn đến đâu thì xé đến đó, cảm nhận từng hương vị nồng nàn trong miếng thịt trâu chắc nịch.
Thịt trâu gác bếp. Ảnh: @sketch_japanese_magazine.
Ảnh: phunutoday.
Thắng cố
Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mông, có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang và dần được ưa chuộng bởi toàn bộ những người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Thắng cố thường được chế biến chủ yếu từ thịt ngựa, thịt trâu.
Ảnh: Wikipedia.
Một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào, cho thêm các loại rau nhúng như cải mèo, ngồng su hào,…
Loại rượu được làm từ những quả táo mèo mọc ở vùng núi phía Bắc, mang hương vị chua ngọt độc đáo, xen lẫn vị đắng của táo mèo đưa bạn đến cảm giác bừng tỉnh bởi vị cay nồng và hương thơm quyến rũ. Rượu có màu cánh gián đặc trưng, có tác dụng trị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ,… nên được nhiều người tìm mua để làm quà khi du lịch Tây Bắc về.
Ảnh: vtv.
Quả táo mèo.
Pa pỉnh tộp hay còn gọi là cá suối gập nướng. Đây là một món ăn cổ truyền nổi tiếng và là đặc sản Tây Bắc rất được trân trọng của người Thái. Món ăn này được chế biến từ cá suối tươi được ướp cùng gừng, sả, mắc khén và mầm măng của cây sa nhân rồi mang đi nướng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của vị cá tươi.
Ảnh: Quán 1989.
Cá được mang ướp trước khi nướng. Ảnh: Eva.
Một loại thịt lợn từ giống lợn lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Những con lợn này chỉ từ 10-15kg, sống trong môi trường tự nhiên nên thịt rất chắc và nhiều nạc. Gọi là thịt lợn cắp nách, vì những con lợn nhỏ được người dân cắp nách để mang ra chợ bán. Loại thịt này dù luộc, nướng hay chế biến kiểu gì cũng đều rất thơm ngon.
Thịt cắp nách khá phổ biến ở Sapa và các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Đặc sản heo cắp nách quay lá mắc mật của đồng bào vùng cao Sapa từng làm mê mẩn bao khách sành ăn. Ảnh: heorungbombo.
Rêu nướng là một món đặc sản của người Tày, được chế biến khá cầu kỳ, đòi hỏi sự cẩn thận và có kỹ năng nhất định để làm ra món ăn này. Rêu phải được lấy khi còn non có màu xanh lục rồi mang đi làm sạch, có thể nói đây là công đoạn vất vả nhất. Sau khi làm sạch, rêu sẽ được mang đi tẩm ướp các gia vị như sả, hẹ,… rồi mang đi nướng. Đây là một món ăn khá độc đáo, không thể tìm thấy ở nơi đâu khác. Nếu có dịp du lịch Tây Bắc, bạn nhất định nên thử món này nhé.
Rêu nướng.
Món cháo được nấu từ củ ấu tẩu, một loại củ có rất nhiều ở vùng núi phía Bắc, nấu chung với gạo nếp nương và chân giò lợn. Cháo ấu tẩu có vị đắng ngắt nơi đầu lưỡi, sẽ hơi khó ăn lúc bắt đầu nhưng càng ăn sẽ càng gây nghiện. Từ củ ấu tẩu, một loại củ độc được người dân chế biến thành một món ăn rất tốt cho sức khỏe. Vị thơm béo của gạo, vị thanh ngọt của chân giò hòa cùng mùi thơm của các nguyên phụ liệu quen thuộc kết hợp với vị đắng đặc trưng của củ ấu tẩu sẽ làm bạn nhớ mãi không quên.
Cháo ấu tẩu. Ảnh: @_myxlinh___.
Cơm lam đặc biệt phổ biến với đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc nước ta, xuất phát từ việc tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để dễ nấu nướng và mang theo người khi đi làm nương rẫy, họ đã nghĩ ra cách nấu cơm bằng các dụng cụ như ống tre nứa, có khi là ống bương, ống vầu. Gạo để nấu cơm lam nhất thiết phải là thứ gạo nương được trồng trên những thửa ruộng bậc thang, bởi gạo trồng dưới xuôi khi nấu trong ống tre sẽ bị nát. Gạo nương tuy là gạo tẻ nhưng lại dẻo tựa như gạo nếp vẫn dùng để nấu xôi ở dưới đồng bằng.
Ảnh minh họa: Cơm lam Bắc Mê.
Bạn sẽ ngạc nhiên vì xôi có nhiều màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, tím vàng, trắng… Mỗi màu sắc được làm từ nguyên liệu là những trái cây rừng, hoàn toàn tự nhiên nên rất thơm và an toàn. Hơn nữa, xôi được làm từ gạo nếp nương nên khi ăn có mùi rất thơm ngon hấp dẫn.
Phở chua
Thực chất phở chua là một món ăn của Trung Quốc được phổ biến qua Hà Giang. Món phở có vị chua chua lạ miệng, ăn rất mát nên thường được chế biến vào mùa hè. Phở chua ăn kèm với thịt lợn rán, vịt quay, lạp xưởng, thêm chút rau nêm như húng thơm, đu đủ, dưa chuột ăn cực kỳ bắt miệng. Bánh phở dùng cho món này là bánh phở mềm.
Khâu nhục
Khâu nhục còn có tên gọi khác là “nằm khâu”. Đây là món ăn truyền thống của người dân xứ Lạng và được coi là món ăn “sang trọng” của người Nùng. Thực chất, đây là món ăn được làm từ thịt ba chỉ, tẩm ướp cùng húng lìu, ngũ vị hương, rượu, mật ong và địa liền. Đặc biệt, khâu nhục được hấp cách thủy nên rất ngọt mềm, thơm hơn rất nhiều.
Cốm Tú Lệ
Cốm Tú Lệ được làm từ người dân xã Tú Lệ, tỉnh Yên Bái. Có thể nói đây là nơi có hạt lúa nguyên sữa thơm ngon nhất và được người dân tộc Thái chế biến vô cùng tỉ mỉ. Khi ăn cốm có vị thơm mát mùi lúa non và ngọt nhẹ.
Ảnh: Vnexpress.
Bánh chưng đen Mường Lò
Cũng thuộc dòng họ bánh chưng nhưng bánh chưng đen Mường Lò đặc biệt hơn khi có màu đen lánh rất lạ. Ngoài nguyên liệu là gạo nếp Tú Lệ, nhân có đỗ xanh, thịt ba chỉ và một số gia vị như tiêu, hành củ; bánh chưng đen Mường Lò còn có thêm hoa cây vừng đen và thân cây núc nác tạo màu đen rất khác.
Ảnh: Báo Lào Cai.
Ảnh: SPK.
Nậm pịa
Nậm pịa nổi tiếng là món ăn truyền thống của người Thái, và cũng là một trong những đặc sản Tây Bắc nổi bật được yêu thích. Đây là một công thức chấm đồ nướng rất bắt miệng, ấn tượng khi ăn. Được chế biến từ lòng, dịch ruột non của động vật được nấu nhừ, mang hương vị cay nhẹ, hơi mặn và đắng ban đầu. Nhưng sau khi nuốt xuống sẽ cảm nhận được vị ngọt ở cuống họng gây vấn vương.
Ảnh: Vnexpress.
Ảnh: Vietnamnet.
Thưởng thức nền ẩm thực Sa Pa với các món ăn độc đáo
Cùng iVIVU điểm qua những món ăn độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc của nền ẩm thực Sa Pa. Đây sẽ là điểm hấp dẫn trong chính hành trình du lịch Sa Pa của bạn.
Thưởng thức nền ẩm thực Sa Pa với các món ăn độc đáo
Sa Pa là một thị xã thuộc tỉnh Lào Cai của nước ta. Vào thập niên 1940, khi người Pháp phát hiện ra đây là một địa điểm lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, họ đã cho quy hoạch và xây dựng đầy đủ các hệ thống phục vụ các nhu cầu thiết yếu, kể cả các biệt thự nghỉ dưỡng kiểu phương Tây. Điều này làm cho phố núi thơ mộng này mang nhiều dáng dấp của một thành phố ở châu Âu.
Sapa.
Cũng từ những năm đó du lịch Sa Pa đã phát triển. Không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh tuyệt đẹp đến mức khó tin, những nét văn hóa độc đáo mà còn nhờ nền ẩm thực Sa Pa đậm bản sắc dân tộc đã khiến khách du lịch yêu thích khi đến đây. Cùng iVIVU điểm qua những món ăn độc đáo của ẩm thực Sa Pa ngay sau đây.
Chợ phiên sẽ là một trong những địa điểm lý tưởng để thưởng thức nền ẩm thực Sa Pa. Ảnh: @theo_g_n.
Thắng Cố Sa Pa
Thắng Cố là món ăn truyền thống của người H'Mông, có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang và dần được ưa chuộng bởi toàn bộ những người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Khác với thắng cố Hà Giang, thắng cố Sa Pa được chế biến chủ yếu từ thịt ngựa.
Ảnh: Wikipedia.
Một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào, cho thêm các loại rau nhúng như cải mèo, ngồng su hào,...
Cơm lam
Cơm lam đặc biệt phổ biến với đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc nước ta, xuất phát từ việc tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để dễ nấu nướng và mang theo người khi đi làm nương rẫy, họ đã nghĩ ra cách nấu cơm bằng các dụng cụ như ống tre nứa, có khi là ống bương, ống vầu. Ngày nay, người dân Sa Pa coi cơm lam là một món đặc sản để đón tiếp khách quý hay sử dụng trong các ngày lễ hội của bản làng.
Gạo để nấu cơm lam nhất thiết phải là thứ gạo nương được trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa bởi gạo trồng dưới xuôi khi nấu trong ống tre sẽ bị nát. Gạo nương tuy là gạo tẻ nhưng lại dẻo tựa như gạo nếp vẫn dùng để nấu xôi ở dưới đồng bằng.
Cơm lam được bán khá phổ biến ở Sa Pa.
Mèn mén
Mèn mén là một món ăn được làm từ ngô tẻ truyền thống, trải qua các công đoạn kì công. Ngô được đem tách hạt, xay nhỏ và sàng cho bột thật mịn rồi mang đi trộn với nước, không được quá khô, cũng không quá nhão, sau đó mang đi hồ bột hai lần. Lần đầu giúp bột nở tơi ra, rồi để nguội, lại mang đi đồ lần hai cho đến khi chín, dậy mùi thơm, dẻo và tơi.
Người dân đang chế biến mèn mén.
Loại ngô được sử dụng để làm mèn mén.
Lợn cắp nách
Tại các phiên chợ tại Lào Cai, bạn sẽ dễ dàng bắt gắp hình ảnh những người dân địa phương bày bán những con lợn nhỏ có trọng lượng không lớn, có thể dễ dàng cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách cho tiện và cái tên lợn "cắp nách" cũng bắt nguồn từ đó.
Thịt cắp nách khá phổ biến ở Sa Pa và các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Thực chất lợn cắp nách là một giống lợn được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Loại lợn này được nuôi theo kiểu thả thông trong rừng nên thịt rất chắc và nhiều nạc, dù luộc, nướng hay chế biến kiểu gì cũng vô cùng thơm ngon.
Nem măng đắng
Loại măng vầu đắng được chế biến theo cách cổ truyền của người dân tộc Tày, mang hương vị độc đáo và bắt mắt ngay từ phần vỏ bên ngoài. Người dân bản sẽ lựa chọn những mầm măng còn non để đủ độ giòn và ngọt, sau đó mang đi luộc với chút muối để giảm bớt vị đắng, rồi thái thành những lát mỏng vừa đủ lớn để gói nem.
Ảnh minh họa.
Thịt gà, hành tây, lá hẹ và củ kiệu mang đi băm nhỏ, nêm thêm chút tiêu, nước mắm rồi trộn đều để làm nhân nem. Để gói được phần nhân vào những lá măng mỏ, yêu cầu sự tỉ mỉ để không làm cho lát măng bị rách. Những cuộn nem sau khi được gói sẽ mang đi chiên vàng đều các mặt, cực kỳ hấp dẫn.
Nem măng đắng sau khi được chiên vàng.
Cá hồi vân Sa Pa
Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi ở Việt Nam có điều kiện khí hậu phù hợp để nuôi thành công cá hồi. Không giống với cá hồi nhập khẩu thường béo, thịt bở, cá hồi nuôi ở Sapa có thịt chắc, màu hồng đẹp, thớ săn, ít mỡ và giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiều món khách nhau, nổi bật là gỏi cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng... Cũng chính vì vậy cá hồi Sa Pa trở thành món ăn đặc sản của nền ẩm thực Sa Pa.
Ảnh minh họa.
Đào Sa Pa
Mùa đào ở Sa Pa kéo dài từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5. Đào Sa Pa thường hay bị nhầm lẫn với đào Trung Quốc. Khác với đào Trung Quốc, quả đào Sa Pa nhỏ, cầm gọn trong lòng bàn tay, da đào có lông trắng, không nhẵn, màu sắc khi chưa chín thì màu xanh vị hơi chua, lúc chín chuyển sang màu tím đỏ, phần thịt bên trong có màu vàng nhạt, vị ngọt dần. Khi du lịch Sa Pa ngay vào mùa đào, bạn có thể ghé vườn để tham quan và mua những trái đào ngay tận vườn để thưởng thức.
Rượu táo mèo
Loại rượu được làm từ những quả táo mèo mọc ở vùng núi phía Bắc, mang hương vị chua ngọt độc đáo, xen lẫn vị đắng của táo mèo đưa bạn đến cảm giác bừng tỉnh bởi vị cay nồng và hương thơm quyến rũ. Rượu có màu cánh gián đặc trưng, có tác dụng trị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ,... nên được nhiều người tìm mua để làm quà khi du lịch Sa Pa về.
Quả táo mèo.
Táo mèo được ngâm ủ lên men thành một loại rượu rất ngon và bổ dưỡng.
Thịt sấy Khăng Gai
Thịt sấy Khăng Gai là loại thịt ngựa, bò, trâu, heo được người H'Mông cắt ra và treo lên nhà bếp để bảo quản lâu ngày, có thể đến 3 năm. Thịt có mùi vị ngon ngọt và giòn. Thông thường, thịt để trên bếp sẽ được lấy xuống rồi rửa sạch và nấu với các loại rau củ. Du khách nên thử ăn thịt sấy khăng gai kết hợp với uống rượu vang, vì đây được xem là bộ đôi đặc sản Sapa có thể thưởng thức cùng bạn bè hoặc dùng làm quà biếu người thân.
Các loại thịt được treo trên nóc bếp để bảo quản.
Thành phẩm.
Những món ngon tên gọi độc đáo chỉ có ở Hà Giang Đến với vùng đất địa đầu của Tổ quốc, bạn sẽ khó có thể bỏ qua những món ngon ở nơi đây như: cháo ấu tẩu, thắng dến, thắng cố, bánh tam giác mạch, thịt gác bếp, rêu nướng... Cháo ấu tẩu "Chưa ăn cháo ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang", câu nói này quả thực không sai. Cháo ấu tẩu ở...