Top 10 tựa game tưởng không hay nhưng hoá ra là hay không tưởng
Cho dù khởi đầu như thế nào, có được trông đợi nhiều hay không thì những tựa game sau đây cũng đã trở thành huyền thoại!
Assassin’s Creed Syndicate
Mặc dù không phải là một kiệt tác hay là một tựa game nổi bật trong series Assassin’s Creed, Syndicate vẫn mang lại những điểm sáng vượt mong đợi của của người chơi. Trước đó Assassin’s Creed Unity đã được phát hành và trở thành nỗi thất vọng lớn đối với các fan ruột của dòng game. Các lỗi kỹ thuật lớn nhỏ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhiều người đã coi đây là hồi chuông báo tử của series huyền thoại.
Khi Assassin’s Creed Syndicate chuẩn bị ra mắt. Ngoại trừ mấy thanh niên fan cuồng đến mức bất chấp và người chưa biết gì về Assassin’s Creed Unity ra thì chẳng ai dám trông đợi gì nhiều ở bản tiếp theo này cả. Tuy nhiên, đến khi game ra rồi thì nó lại làm người ta phải thích thú. Khung cảnh thời Victoria được tái hiện đặc sắc, hai nhân vật chính Jacob và Evie Frye rất cuốn hút và tạo nhiều điểm nhấn, cơ chế chiến đấu và các nhiệm vụ ám sát chính cũng được xây dựng rất tốt. May mắn thay là với sự xuất hiện của mình, Assassin’s Creed Syndicate đã vực dậy một tượng đài tưởng chừng như sắp ngã.
Middle Earth: Shadow Of Mordor
Kể từ khi tựa game Lord Of The Rings của Melbourne House được ra mắt năm 1985 thì chẳng còn game nào mang thương hiệu nổi tiếng này có thể gặt hái được những thành công lớn nữa (ngoại trừ mấy tựa game Online). 3 phần phim chuyển thể từ tiểu thuyết thì thành công rực rỡ nhưng thời lượng ngắn và cốt truyện tuyến tính. Đúng là cuốn tiểu thuyết này vẫn nên có một tựa game, chỉ là người ta chẳng mấy trông đợi gì ở một tựa game chuyển thể mà thôi.
Tuy nhiên, đó chỉ là cho đến khi Middle Earth: Shadow Of War xuất hiện thôi. Cốt truyện của tựa game này diễn ra sau The Hobbit và trước Lord Of The Rings, tập trung hơn vào bọn uruk và vai trò của chúng trong Mordor hơn là câu chuyện về elf. người lùn và pháp sư thường thấy ở thương hiệu Lord Of The Rings. Các nhân vật cũng rất sống động. Kịch bản được đầu tư kỹ lưỡng sẽ dễ dàng cuốn người chơi theo những cuộc chiến trong game, bọn uruk sẽ săn lùng bạn cho đến khi bạn đối mặt trực tiếp tại Black Gate. Nó mang đến những trận chiến hào hùng bất tận, đủ để làm người chơi vừa áp lực, vừa thỏa mãn khi chiến thắng.
Mad Max vốn dĩ là một tựa game hay, nó không thành công về mặt thương mại chỉ đơn giản là vì màn chơi dại của Warner Bros khi cho nó ra mắt cùng thời gian với Metal Gear Solid V mà thôi.
Tựa game sẽ ném Max (nhân vật chính) vào một thế giới hậu tận thế khô cằn, khắc nghiệt và điên loạn. Nội dung xoay quanh cuộc phiêu lưu của Max khi anh cố lấy lại chiếc xe đã mất của mình. Tựa game sẽ mang đến cho bạn cuộc chiến trên những chiếc xe tốc độ cao, lướt đi như sấm sét giữa vùng hoang vu bất tận và những khoảnh khắc cháy nổ kinh hoàng. Đồ họa và gameplay cực kỳ ăn nhập với nhau đến bất ngờ, khiến cho người chơi dễ dàng nhập tâm và cảm nhận. Tựa game cũng có cơ chế tùy biến lớn, cho phép người chơi tự do chế cháo trên chiếc xe của mình.
Batman: Arkham Asylum là một sự đột phá lớn trong những tựa game lấy chủ đề Batman. Hầu hết các tựa game ăn theo thương hiệu batman từ trước đến thời điểm đó thường chẳng đâu vào đâu cả. Cho đến khi Arkham Asylum thì nó đã làm người ta phải thay đổi cái nhìn.
Thay vì tận dụng chất liệu của của những bộ phim Batman từ đạo diễn Christopher Nolan, tựa game đã chọn đi theo series hoạt hình được yêu thích trên toàn thế giới. Nhà phát triển cũng đưa các diễn viên lồng tiếng kỳ cựu như Kevin Conroy, Mark Hamill và Arleen Sorkin để lồng tiếng cho Batman, The Joker và Harley Quinn. Kết quả là một trò chơi với không khí và thiết kế đặc biệt và lối chơi cân bằng hoàn hảo ra đời. Nó kết hợp được những gì tinh túy nhất mà người ta thấy được từ một nhân vật như Batman. Sắc màu trinh thám kết hợp với lối chơi hành động một cách tài tình, tạo ra một tựa game hoàn hảo.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn lấy linh vật đáng yêu nhất game và ghép anh ta với đội quân khó ưa nhất game? Có thể bạn sẽ nghĩ tựa game này là một mớ hỗn độn được sinh ra khi khi Nintendo và XCOM đang cố “vắt sữa” từ thương hiệu Mario, tuy nhiên nếu chơi thử thì bạn sẽ nghĩ khác đấy.
Mario Rabbids Kingdom Battle là một tựa game chiến thuật được theo lượt được đánh giá cao. Lối chơi sâu sắc và cân bằng, đòi hỏi nhiều chiến lược kỹ càng và chu đáo để có thể vượt qua mỗi màn chơi. Đồ họa và lối chơi vui nhộn cũng đem lại giá trị giải trí cao. Nói chung là ban đầu thì ai cũng tưởng nhí nhố, nhưng chính cái sự nhí nhố đó mới làm nên điểm thú vị của tựa game.
Thường thì mấy thứ ăn theo thường không hay. Ví dụ phim ăn theo game thì thường không hay, và game ăn theo phim cũng vậy. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ, và The Mummy Demastered là một ngoại lệ. Được ra mắt cùng năm với The Mummy do Tom Cruise thủ vai chính. Trong khi phim bị chê là thảm họa thì tự game 2D với đồ họa Pixel này lại tốt một cách xuất sắc.
Diễn ra đồng thời với các sự kiện của bộ phim, người chơi điều khiển một người lính Prodigium dưới dự chỉ huy của Dr. Henry Jekyll. Với gameplay kiểu Rambo thú vị và đồ họa tuy theo phong cách Pixel nhưng mượt mắt, rõ ràng là nhà phát triển đã cho thấy sự tôn trọng đúng mực với The Mummy, điều hiếm thấy với đa số những tựa game chuyển thể, ăn theo phim.
Resident Evil là một series lâu đời với 25 năm lịch sử. Dòng game nào cũng vậy, có lúc vươn lên thì cũng sẽ có lúc hết thời. Trong khi RE4 tạo ra được tiếng vang lớn và để lại ảnh hưởng lên toàn bộ dòng game bắn súng thì 2 phần tiếp theo sau đó lại chẳng có gì hay ho. Kịch bản và lỗi chơi thì lộn xộn và mất chất, hơn nữa là thiếu thiếu yếu tố kinh dị.
Trong bối cảnh mà dòng game đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những đối thủ nặng ký cùng thể loại như Amnesia và Outlast thì Resident Evil 7: Biohazard đúng là một sự cứu rỗi cho series huyền thoại này. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố như góc nhìn thứ nhất, insta-kill, kinh dị và hành động để tạo ra một tựa game vừa độc đáo vừa căng thẳng, đáng sợ nhưng cũng thú vị đến vô cùng. Đồng thời, Resident Evil 7: Biohazard cũng chính là bước đệm hoàn hảo cho tựa game xuất sắc RE2 Remake và RE3 Remake chuẩn bị ra mắt, hứa hẹn đem dòng game trở lại vinh quang thêm một lần nữa.
Wolfenstein: The New Order
FPS là thể loại đang thống trị thị trường game, và Wolfenstein là nơi mà mọi thứ bắt đầu. Game FPS về mặt kỹ thuật đã tồn tại từ đầu những năm 1970, nhưng Wolfenstein 3D năm 1992 mới là tựa game thực sự mở ra thể loại này. Tuy nhiên từ sau đó trở đi thì các phần sau được đánh giá là không hay cho lắm, chỉ ngoại trừ Return To Castle Wolfenstein mà thôi.
Wolfenstein: The New Order chính là cơn mưa rào giữa cơn nắng hạn khi đem về cho Machine Games sự thành công lớn. Tựa game lấy bối cảnh năm 1960, sau khi Đức Quốc Xã chiến thắng và giành quyền kiểm soát. Với gameplay cuốn hút, đồ họa đỉnh cao, cốt truyện được xây dựng tốt và nhân vật chính thú vị. Đây chắc chắn là một trong những tựa game mà bạn nên chơi thử.
Spider-Man 2
Cho đến khi Spider-Man 2 được ra mắt năm 2004 thì gần như những tựa game về Spider-Man đều chẳng mấy thú vị. 2 tựa game trên PS1 và 1 tựa game trên PS3 đều chẳng mấy thành công. Tất cả chúng đều có chung một điểm là người chơi không được làm bay nhảy tự do như những gì họ thấy trong truyện và trong phim.
Trong lúc đó thì Spider-Man 2 xuất hiện với cơ chế bay nhảy, combo cực kỳ mượt mà và đa dạng. Bạn sẽ được tự do trải nghiệm không gian thực tế của thành phố Manhattan trong bản đồ thế giới mở. Việc đu bay trên những tòa nhà cũng cực kỳ giải trí, đôi khi bạn cũng không cần phải làm nhiệm vụ nữa, chỉ đu lòng vòng quanh thành phố là cũng đủ vui rồi.
DOOM (2016)
DOOM bản đầu tiên năm 1993 mang ý nghĩa lịch sử, nó đã mang đến một cuộc cách mạnh khi mà lần đầu tiên, game thủ có thể bắn giết một cách thoải mái và trực quan đến thế. Tuy nhiên đến bản 2 thì lại gây thất vọng, không có gì đột phá cả, đồ họa cũng vẫn vậy, chỉ chỉnh sửa một chút cho có mà thôi. DOOM 3 được ra mắt 10 năm sau DOOM 2, đồ họa tiến bộ vượt bậc nhưng lại vô hồn, AI thì đơn giản và phụ thuộc quá mức vào mấy pha jumpscares rẻ tiền. Chơi thì cũng chơi được đấy nhưng đáng quên và chẳng có gì đặc sắc. Lúc này, những dòng game bắn súng thiên hướng thực tế như BF và CoD lại lên ngôi, và những tựa game như DOOM thì dường như đã trở nên lỗi thời.
Trong bối cảnh đó phần thứ tư của dòng game xuất hiện như tiếng sấm giữa trời quang. tên của nó chỉ đơn giản là một chứ DOOM. Game sẽ ném người chơi vào một thế giới toàn yêu ma quỷ quái, để họ có thể bắn giết điên cuồng đến khi nào thỏa mãn thì thôi. Kết hợp đồ họa cực khét, lối chơi mạnh mẽ và tiết tấu nhanh, DOOM sẽ mang đến cho bạn chiến trường khốc liệt nhất có thể, miễn là bạn còn sức để chơi.
Theo gearvn
Những trò chơi hay nhất trên PC mà game thủ nên trải nghiệm thử một lần (phần 2)
Hệ máy PC từ lâu đã được biết đến là mảnh đất màu mỡ của một số trải nghiệm chơi game nguyên bản và sáng tạo nhất trên thế giới (phần 2).
The Outer Wilds
Đối với một trò chơi khai thác về đề tài thám hiểm liên hành tinh, Outer Wild có lẽ trông khá nhỏ bé. Việc bay từ hành tinh này sang hành tinh khác chỉ mất vài giây khiến bạn dễ dàng bay nhảy giữa các vị trí xung quanh hệ mặt trời của tựa game. Thế nhưng, đừng để những điều đó làm bạn cảm thấy thất vọng về Outer Wilds, khi dần dần, bạn sẽ bị cuốn vào những bí ẩn của mỗi hành tinh trong một cuộc phiêu lưu mà bạn sẽ không bao giờ quên được.
Outer Wild thực sự là một tựa game indie có chiều sâu và được đầu tư hết sức cặn kẽ với những câu chuyện và những bí ẩn phong phú đưa người chơi đi sâu hơn vào công cuộc khám phá hệ mặt trời đa dạng ấy. Vòng lặp thời gian cho phép bạn tạo ra các cuộc thám hiểm với quy mô vừa phải và đi đến những kết luận của riêng mình bằng tất cả những gì bạn khám phá được. Công cụ ghi chép của Outer Wild giúp bạn ghép lại những mảnh mối để tạo thành những câu chuyện đầy đủ mở ra những câu hỏi lớn hơn. Bằng cách cho phép bạn lập biểu đồ ghi lại hành trình và những mảnh ghép bạn có được, Outer Wilds mang đến cho mỗi chuyến thám hiểm của bạn thêm phần tự do và luôn đáng nhớ.
Resident Evil 7: Biohazard
Những người hâm mộ của dòng game Survival horror có thể vui mừng nếu biết Resident Evil 7: Biohazard đang cực kỳ thành công, đã có hơn hai triệu bản của game được bán ra, phần nào kéo lại ánh hào quang tưởng như đã mất của huyền thoại Resident Evil.
Tuy xây dựng theo góc nhìn thứ nhất, nhưng Resident Evil 7: Biohazard lại đem về những giá trị cũ như những khúc quanh chật hẹp, các cánh cửa chậm rãi kẽo kẹt và một đống jump scare giật nảy mình. Resident Evil 7: Biohazard còn được đánh giá cực cao ở khoản VR, và là game khiến người chơi đau tim nhất khi đội chiếc kính thực tế ảo này lên đầu.
Return of the Obra Dinn
Thực sự tựa game này đã có từ rất lâu, tuy nhiên vẫn đem lại cho người chơi cảm giác thích thú. Có thể Return of the Obra Dinn không được phát hành trong thời kỳ trò chơi lên ngôi, những game phiêu lưu, giải đố kiểu cũ rất được ưa chuộng, nhưng bằng một cách nào đó, Return of the Obra Dinn vẫn có sức hút của riêng mình theo một cách hiếm thấy.
Trò chơi trước Obra Dinn của Lucas Pope là Papers Please, cũng đem lại những ấn tượng của riêng nó vậy. Vào thời kỳ đó, cho dù có bao nhiêu trò chơi được ra mắt mỗi tuần đi chăng nữa, vẫn không có những tựa game nào mới mẻ như của Pope, và nếu để khơi lại cảm xúc trong việc chơi game sau hàng ngày trời làm việc mệt mỏi, bắt đầu với những hoài niệm trong quá khứ có vẻ là một quyết định không tồi.
The Witcher 3
Không còn nghi ngờ gì khi nói The Witcher 3 là một trong những tựa game nhập vai xuất sắc nhất của lịch sử bởi độ chi tiết trong mọi mặt mà CD Projekt Red đã mang lại cho người chơi. Tựa game sở hữu hệ thống chiến đấu thời gian thực hết sức đặc sắc, đi cùng với nó là hệ thống đỡ đòn và phản đòn bằng việc sử dụng ma thuật đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và yếu tố thời gian chính xác. Có thể nói nhà phát triển đã mang đến cho người chơi một cảm giác của một chiến binh mạnh mẽ làm chủ cả thế giới.
XCOM 2: War of the Chosen
Đây là 1 tựa game chiến thuật cân não khi người chơi phải liên tiếp đưa ra những quyết định khó khăn. Bạn sẽ gặp nhiều giới hạn khi chơi game, tất cả quyết định, hướng đi mà bạn đưa ra đều sẽ tác động rất lớn đến hướng đi của bạn trong cả quá trình. Người chơi phải tuyển quân lính liên tục để xây dựng quân đội. Và quan trọng hơn là bạn phải xây dựng comms để có thể liên lạc với nhiều lãnh thổ bên ngoài hơn.
Nhưng không phải lúc nào trong game cũng cho bạn chọn hết tất cả. Đó là lúc bạn phải cần động não để đưa ra những quyết định chính xác cho mình. Năm 1989, Sid Meier đã mô tả trò chơi như là một chuỗi những quyết định thú vị. Có thể nói trò game XCOM 2: War of the Chosen là trò chơi thú vị nhất mà hãng Firaxis đã tạo ra.
Theo FPT Shop
Đâu là phiên bản hay nhất của Assassin's Creed Trong bài viết lần này sẽ chia sẻ với bạn thứ tự những bản Assassin's Creed theo thứ tự hay từ dưới đếm lên, đâu sẽ là phiên bản hay nhất của dòng game. Assassin's Creed III Có lẽ sẽ có rất nhiều người không đồng tình khi xếp Assassin's Creed III vào vị trí chót bảng. Nhưng nói cho công bằng thì...