Top 10 tựa game “siêu phẩm” giờ đây đã không còn ấn tượng như thuở ban đầu
Không khác gì ngoài đời, trong game cũng có những sự thật mà chúng ta khó có thể nào chấp nhận được.
Có những game mà chúng ta từng nghĩ là tuyệt phẩm, khiến chúng ta cảm thấy vô cùng phấn khích vào thời điểm đó, nhưng bây giờ nhìn lại thì thấy nó không còn hay như trước nữa. Có thể là do nó không còn yếu tố hoài cổ nữa nên chúng ta không cảm thấy hứng thú, hoặc vào game chơi là sẽ bị lão làng cho “ăn hành” ngay, hay thậm chí là cơ chế game đã cũ nên không còn hợp thời.
Sau đây là danh sách 10 tựa game không còn hấp dẫn như thuở ban đầu.
Khi Resident Evil ra mắt vào năm 1996 thì game thủ đã phàn nàn rằng phần lồng tiếng quá tệ. Nhưng đến khi Silent Hill ra mắt 3 năm sau đó thì họ lại… cảm thấy ổn với việc này.
Bây giờ nhìn lại, chúng ta có thể thấy được vì sao game thủ ngày đó lại tha thứ cho Silent Hill như vậy. Tựa game này đã định nghĩa lại thể loại game kinh dị với nhiều yếu tố hành động đan xen sợ hãi. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với thời đó, còn thời này thì đã khác.
Phải có lý do thì phần tiếp theo mới được cho là phần hay nhất: Konami đã đầu tư thật nghiêm túc với phiên bản này với việc xây dựng tính cách cho nhân vật và tạo chiều sâu cho cốt truyện.
Trong khi đó, Harry Mason trong phần 1 lại rất phiền hà khi đi tìm con gái nuôi của mình. Ngay cả cảnh sát địa phương Cybil Bennett cũng chả có vẻ gì là quan tâm đến đứa con gái bị thất lạc của bạn.
Vì thế cho nên nếu lấy đây làm khuôn mẫu thì sẽ rất khó cho Silent Hill phát triển tiếp những phần sau.
L.A. Noire
Đây là một dự án đầy tham vọng của Rockstar khi nó ra mắt vào năm 2011. Game được đầu tư vào mảng mo-cap (motion capture) rất nhiều nên những cử chỉ, điệu bộ, cảm xúc khuôn mặt nhìn rất chi tiết và giống y như thật. Đã thế, hiện trường vụ án cũng có nhiều thứ cho bạn khám phá và tương tác.
Nhưng nếu bạn nhìn nó với góc nhìn của việc phá án thời hiện đại thì L.A. Noire lộ rất nhiều khuyết điểm.
Bạn sẽ để ý thấy phần đầu và phần thân của nhân vật không được “dính liền” với nhau cho lắm, chắc có lẽ là vì Rockstar quá chú trọng vào khuôn mặt (vì game tập trung vào việc đọc suy nghĩ người dối diện) cho nên những phần còn lại trên cơ thế không được chắm chút cho lắm.
Còn cốt truyện thì lại khá là kì dị và khó hiểu: Nhân vật chính tự nhiên lại dính bê bối tình ái , rồi về sau game lại có cảnh bạn đi chiến đấu với tụi lính cầm súng phun lửa thay vì đi xét nghiệm hiện trường và tra khảo như thường lệ.
Cứ như là cốt truyện thì đã được viết sẵn rồi, nhưng vẫn cần những vụ án và đầu mối giả tạo để khiến thời lượng game trở nên dài hơn.
Thường nhắc đến plot twist ngoạn mục trong game là nghĩ ngay đến Bioshock. Tuy nhiên ta lại dễ dàng quên rằng 10 năm trước đó còn có game System Shock 2 với cú plot twist ấn tượng không kém.
Được xem là một trong những tượng đài của thể loại bắn súng FPS trên PC vào năm 1999, System Shock 2 là một trong những game FPS đầu tiên có đầu tư vào yếu tố cốt truyện, khác hẳn so với những tựa game bắn súng như Quake hay DOOM. Không còn chạy & bắn như trước nữa mà thay vào đó là thể loại nhập vai – chiến thuật với góc nhìn thứ nhất.
Nhưng bây giờ nhìn lại thì hệ thống kỹ năng của nó có thiết kế chưa được hợp lý cho lắm. Game thủ dễ dàng bị “lậm” quá mức vào một phong cách chơi game và nó khiến trò này trở nên khó chơi hơn mức bình thường.
Và mặc dù nó là tiền đề cho Bioshock, cú twist trong game thực sự không lừa được nhiều người. Thời đó thì cú plot twist này rất táo bạo, nhưng bây giờ thì khó mà lừa được ai.
GoldenEye (N64)
Mìn cảm ứng (proximity mines), chế độ súng vàng (golden gun), tất cả đều là một thời huy hoàng trong quá khứ. Nhưng đáng buồn là nó cũng chỉ nên tồn tại ở trong quá khứ mà thôi.
Mặc dù GoldenEye là tuyệt phẩm thời bấy giờ, bây giờ nhìn lại thì nó không còn quá hào nhoáng nữa.
Chỉ tay cầm của N64 thôi đã là một cực hình vì nó cầm rất khó, đó là chưa kể cơ chế bắn súng torng game. Việc bố trí các nút rất khó để có thể kết hợp bấm nhiều nút cùng một lúc. Nó như thể là cái “găng tay vô cực” Power Glove của Nintendo vậy.
Đến khi bạn chơi multiplayer cục bộ (local) thì nó còn cực hình hơn nữa. Game không chỉ bị lag mà nội thời gian bạn loay hoay đổi súng, mở cửa thôi là đủ ăn một đống “kẹo đồng” rồi.
Trước cả Tomb Raider thì Resident Evil trong năm 2005 đã tạo được một tiếng vang lớn. Nó thay đổi cả cơ chế gameplay với góc camera chết cứng (fixed camera) bằng một thứ khác, mở màn cho một thời kì mới của thể loại game kinh dị – sinh tồn.
Và đây cũng có vẻ như là lúc series này dần lụi tàn.
Mặc dù lúc đó Resident Evil 4 là một cuộc cách mạng, nhưng sau này chúng ta đã có nhiều game kinh dị hay hơn. Chẳng hạn như Dead Space có những cảnh sợ điếng người, hay như The Evil Within thì có khung cảnh u ám và cảm giác bị nỗi sợ hãi vậy quanh. Nhìn lại Resident Evil 4, nó có khung cảnh sáng sủa hơn và tập trung vào yếu tố hành động nhiều hơn là kinh dị.
Ngoài ra việc liên tục “port” game này cũng không giúp ích được gì nhiều. Càng đuọc remake và remaster nhiều lần thì game càng mất dần đi vẻ u tối của nó. Đã thế, cơ chế điều khiển và nhất là nhiệm vụ hộ tống Ashely cũng đã khiến game thủ bao phen muốn “đập vỡ tay cầm”.
Tuy nhiên thì nó vẫn hay hơn là Resident Evil 6.
Đây là tựa game Sonic đầu tiên được đem lên hệ máy Dreamcast, và nó rất là tệ. Một điều khó hiểu hơn là game này bán được tới 2,5 triệu bản.
Lúc game ra mắt thì nó dính rất nhiều lỗi (glitch & bug) và lời thoại của nó thì rất là tệ. Thậm chí lip-sync nhép miệng cũng chả khớp. Nhưng vì đây là một tựa game Sonic mới nên chẳng mấy ai chú tâm đến việc này.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, với việc chứng kiến nhiều tựa game fail sấp mặt vì bị lỗi từa lưa trong ngày ra mắt thì game thủ chưa chắc đã mua Sonic Adventure nhiều như thế, và thể nào game cũng sẽ bị phản ánh um sùm trên các trang mạng xã hội và diễn đàn.
Nếu soi kĩ thì phần Mass Effect đầu tiên không thực sự là hay. Nó có rất nhiều ý tưởng tốt bên trong, nhưng vì dàn trải ra quá nhiều nên chất lượng cũng chỉ ở mức chấp nhận được.
Cơ chế cambat cũng cồng kềnh, với hệ thống cover (chỗ núp) phải đến phần 2 mới được tối ưu lại. Kho vật phẩm (inventory) và cơ chế quản lý trang thiết bị cũng không được “thông minh” cho lắm. Đó là chưa kể đến phần thám hiểm (exploration) nữa đó.
Vào thời điểm đó thì Mass Effect là một cú hit thật sự, vì trước đó chưa có game nào giống vậy cả. Đó là chưa kể trên các phương tiện truyền thông còn quảng bá là có cảnh nóng trong game nên mọi người mới đổ xô đi mua Mass Effect. Và thật sự là nhờ vậy mà game thủ mới có được phần 2 để chơi.
Nhưng cái đáng phàn nàn nhất trong phần 1 vẫn là hiệu ứng film grain (nhiễu hạt) bị lạm dụng quá đà.
Grand Theft Auto III
Có những game chuyển thể từ loại 2D sang 3D thành công, có những game thì lại thất bại thảm hại. Grand Theft Auto đã có sẵn 2 game hit rồi, và họ hoàn toàn có thể áp dụng đúng công thức đó cho tựa game thứ 3.
Nhưng không, họ lại chuyển thể GTA III thành game 3D, và nó đã tạo được một tiếng vang lớn. Sau 7 năm ra mắt thì nó đã bán được 14 triệu bản, con số này cũng chứng minh được rằng GTA III được game thủ đón nhận rất nồng nhiệt.
Nhưng nhìn lại thì bạn sẽ thấy rằng game lộ rõ nhiều khuyết điểm. Cơ chế combat trong GTA III rất là khó nhằn, và việc lái xe cũng chẳng dễ dàng gì, cứ như là trượt băng nghệ thuật vậy (tất nhiên là trừ phần “nghệ thuật” ra).
Hơn nữa, nhân vật chính Claude cũng chả nói năng gì trong game, khá là kì quặc. May mà những bản GTA sau này thì Rockstar đã khắc phục được chuyện này.
Half-Life
Cũng giống như System Shock, Half-Life là một tượng đài trong làng game PC và cũng đã giúp nâng thể loại bắn súng FPS lên một tầm cao mới nhờ bổ sung yếu tố cốt truyện vào trong game.
Dù vậy, Half-Life 2 mới thật sự “tỏa sáng”, chói hết phần của Half-Life luôn. Đó là nhờ game có cốt truyện cực kì cuốn hút, kho vũ khí đa dạng, cơ chế combat được cải thiện rất nhiều, và kết hợp hài hòa giữa cơ chế vật lý và yếu tố đi cảnh (platforming). À mà còn khẩu súng gravity gun tuyệt cú mèo nữa chứ.
Nhìn lại phần 1 thì nó khá là… cơ bản, cứ như là bản beta, chuẩn bị mọi thứ cho màn chào sân của phần 2 vậy. Vì thế, chúng ta chỉ nên nhìn nhận Half-Life như là tiền đề cho sự bùng nổ ở phần tiếp theo mà thôi.
Metal Gear Solid V: The Phantom Pain
Bên cạnh lùm xùm cùa việc Hideo Kojima và Konami “đường ai nấy đi” thì Metal Gear Solid V còn có một vấn đề nổi cộm nữa là dịch vụ trực tuyến.
MGS V được tích hợp dịch vụ này, cụ thể là với Mother Base và chi phí phát triển vũ khí & vật dụng. Nếu bạn chơi ngay lúc game mới ra mắt thì mọi chuyện không vấn đề gì mấy. Cái Mother Base thì không cần phải quá quan tâm, còn vụ phát triển kia thì có thể hoàn thành được nếu bạn chăm làm nhiệm vụ phụ.
Nhưng với những ai mở game lên chơi vào thời điểm này thì việc nâng cấp vật dụng lên cấp độ cao nhất là vô cùng khó khăn. Ngoài ra thì việc tham gia vào chế độ PvP Mother Base cũng không khiến người chơi dễ thở hơn chút nào.
Theo gearvn
Hơn 90% game thủ Mass Effect là những người anh em thiện lành
Vấn đề của việc đưa ra lựa chọn tốt/xấu trong game là cái ác luôn phải đối mặt với cốt truyện dường-như-đã-được-an-bày trong game. Bạn có thể trở thành một kẻ tội đồ trong Mass Effect, nhưng đến cuối game thì bạn vẫn phải đi giải cứu thế giới.
Một trong những điểm "ăn tiền" của series hành động - nhập vai Mass Effect đình đám là người chơi có toàn quyền quyết định những hành động trong game, chẳng hạn như giúp đỡ (theo hướng Paragon) hoặc diệt chết (theo hướng Renegade) một nhân vật nào đó, và những hành động này sẽ tác động đến các sự kiện diễn ra tiếp sau, làm thay đổi cốt truyện trong game.
Tuy nhiên, một cựu cinematic desginer của BioWare vừa chia sẻ trên Twitter rằng có đến khoảng 92% game thủ chọn đi theo hướng Paragon, mặc dù nhà phát triển đã đầu tư cho hướng Renegade không thua gì Paragon.
Vấn đề của việc đưa ra lựa chọn tốt/xấu trong game là cái ác luôn phải đối mặt với cốt truyện dường-như-đã-được-an-bày trong game. Bạn có thể trở thành một kẻ tội đồ trong Mass Effect, nhưng đến cuối game thì bạn vẫn phải đi giải cứu thế giới. Và mặc dù việc đi theo hướng Renegade sẽ mở ra một số nhiệm vụ phụ và đoạn hội thoại mới lạ, nó cũng đồng thời khiến một số thành viên trong đội phải ra đi, và những người còn ở lại thì cũng không vui vẻ gì mấy khi có một người chỉ huy là... tội đồ của xã hội.
Tuy nhiên, số liệu trên cũng không thực sự rõ ràng cho lắm, chẳng hạn như game thủ có thể chơi lại game nhiều lần với nhiều quyết định khác nhau, cho nên con số kia là tính hết tất cả các lần chơi luôn, hay chỉ là lần đầu thôi? Và nó chỉ tính những lượt chơi từ đầu tới cuối game, hay là tính luôn những lượt chơi bỏ ngang giữa chừng?
Theo gearvn
Những tựa game nổi tiếng bị cấm ở nhiều quốc gia vì các lý do khó đỡ Game rất hay, nhưng người chơi ở một số nơi thì thậm chí còn chẳng có cơ hội tiếp cận. Các trò chơi điện tử thường ít nhiều chứa đựng yếu tố bạo lực. Bên cạnh đó, sự nổi tiếng và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tựa game cũng gây ra không ít tranh cãi. Mặc dù những sự phản...