Top 10 smartphone Android không đáng mua
Trang Androidauthority đã đưa ra những điện thoại Android gây thất vọng nhất từ trước đến nay. Có một số smartphone Android hứa hẹn đem lại một cuộc cách mạng, nhưng cuối cùng thì lại không gây được nhiều ấn tượng.
Samsung Moment
Bên dưới màn hình màn hình AMOLED 3.2-inch cực kỳ bóng bẩy là bàn phím trượt QWERTY, Moment được trang bị một máy ảnh 3.2MP, bộ xử lý 800MHz với RAM 256MB. Các thông số kỹ thuật này không phải là tồi vào năm 2009, nhưng chiếc điện thoại này đã gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng như đóng băng ngẫu nhiên, ngắt cuộc gọi…
HTC Wildfire
“Của rẻ là của ôi” là câu nói rất phù hợp với trường hợp của chiếc điện thoại HTC Wildfire. Người mua sẽ chỉ nhận được một màn hình 3.2-inch với độ phân giải tương đối thấp chỉ 240320 pixel, các thông số kỹ thuật khác cũng vô cùng nghèo nàn như bộ vi xử lý ARMv6528 MHz và RAM 384 MB từ HTC Wildfire.
Garminfone
Hầu hết smartphone Android tại thời điểm thiết bị này ra mắt đều có chức năng định vị GPS nên thêm một chiếc Garminfone với điểm nhấn chủ yếu vào chức năng này không làm cho người dùng thực sự chú ý. Điều này đã được chứng minh bằng doanh số bán hàng ế ẩm của Garminfone.
Tuy không thể phủ nhận việc Garminfone có thể hoạt động tốt như một thiết bị GPS chuyên dụng độc lập nhưng điều người dùng cần là có được nhiều trải nghiệm hơn trên một smartphone Android chứ không riêng gì GPS. Vì vậy, với thiết kế và cấu hình không thực sự ấn tượng đã khiến cho sản phẩm này bị loại khỏi tầm ngắm của người tiêu dùng.
Video đang HOT
Motorola Citrus
Các thuê bao của hãng viễn thông Verizon phàn nàn rất nhiều về smartphone Motorola Citrus. Một trong những nhược điểm của sản phẩm này là khả năng lướt web và tính năng định vị kém. Sản phẩm cung cấp cho người dùng các dịch vụ tìm kiếm Bing và bản đồ của Microsoft. Sản phẩm hoạt động trên hệ điều hành Android của Google nhưng lại không tận dụng sức mạnh của các dịch vụ tìm kiếm, bản đồ của Google mà lại dùng của Microsoft.
HTC ChaCha
Những tin đồn về một chiếc điện thoại Facebook gây xôn xao cộng đồng mạng một thời gian dài, nhưng không ai có thể tưởng tượng Chacha lại là một thiết bị đáng thất vọng đến vậy. ChaCha trông giống như một điện thoại BlackBerry giá rẻ và tính năng Facebook tốt nhưng không thực sự độc đáo. Một màn hình nhỏ, cấu hình không có gì nổi bật, HTC ChaCha là chỉ thiết bị giá rẻ dành cho các tín đồ Facebook.
LG Optimus V
LG Optimus V không được đánh giá cao bởi tốc độ xử lý chậm, không có đèn flash, màn hình hiển thị kém, và tuổi thọ pin thấp. Mặc dù nhận được những đánh giá không tồi từ giới công nghệ, nhưng Optimus V vấp phải nhiều phàn nàn từ phía người dùng về chất lượng cuộc gọi, lỗi, và tuổi thọ pin.
Kyocera Echo
Tham vọng và rủi ro luôn đi cùng nhau, đó là bài học của hãng Kyocera khi tung ra Echo, điện thoại Android đầu tiên với thiết kế màn hình kép. Trái ngược với mong muốn “nhân đôi niềm vui” với màn hình phụ, thực tế lại trở nên kinh khủng và khiến người dùng bực mình. Khả năng đa nhiệm và các ứng dụng tùy chỉnh hoàn toàn bị lu mờ bởi phần cứng đơn giản không thể theo kịp tác vụ. Không ai hiểu tại sao ý tưởng này không hiệu quả, và có lẽ phải nhờ tới một công ty khác, một thiết bị khác hiện thực hóa tham vọng của Kyocera.
Samsung Dart
Điện năng thấp, phần cứng dưới kì vọng, Samsung Dart còn sở hữu màn hình 3,1-inch độ phân giải thấp (320 x 240 pixels) quá tối và kém chất lượng. Ngoài ra, giao diện TouchWiz khiến mọi trải nghiệm người dùng trở nên chậm chạp vô cùng.
HTC Evo 3D
HTC EVO 3D có công nghệ 3D mới lạ, nhưng phần còn lại của thiết bị này không gây được ấn tượng. 2 máy ảnh khiến cho EVO 3D thành một trong những chiếc smartphone lớn nhất, dầy nhất, nặng nhất hiện nay. Với màn hình 4.3-inch, dày 12mm và trọng lượng 170g, EVO 3D rõ ràng không phải là dành cho những người ưa thích sự nhỏ gọn, nhẹ nhàng. Hơn nữa, dù màn hình là một trong những điểm nổi bật của EVO 3D nhưng có hạn chế là khi xem nhiều người bị nhức mắt, và xem trong thời gian dài có thể cảm thấy choáng váng.
LG Optimus 3D
Optimus 3D của LG thể hiện những tính năng thông minh nhưng vẫn khiếm khuyết ở một số yếu tố cơ bản như phần mềm không có gì nổi bật và pin hơi yếu. Công nghệ 3D không cần kính mới lạ nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyết nên dễ gây nhàm. Hình dáng hơi “mập” nên không hấp dẫn được những khách hàng thích những thiết bị nhỏ gọn.
Theo 24h
Mặt trái của mạng xã hội khi lan truyền thông tin sai
Thông tin sai có thể lan truyền một cách nhanh chóng trên twitter, mỗi dòng tweet lại của người dùng sẽ khiến nhiều người tiếp cận thông tin đó hơn và thậm chí là có thể ảnh hưởng đến toàn cầu.
Vào thứ ba vừa rồi (23.4), vài hacker đã xâm nhập vào tài khoản Twitter của hãng AP và giả mạo thông tin rằng vừa có vụ nổ bom ở nhà Trắng và Tổng thống đã bị thương. Dòng tweet vừa được tung ra trong vài phút và đã được tweet lại 3000 lần trước khi Twitter gỡ bỏ nó.
Hãng thông tấn AP ngay lập tức khẳng định thông tin đó là sai sự thật, nhưng dòng sweet đã tồn tại đủ lâu để phán tán sức ảnh hưởng của nó, khiến thị trường chứng khoán tụt dốc 143 điểm trước khi phục hồi lại.
Như thế ta có thể thấy được sức mạnh ghê gớm của thông tin trên mạng ngày nay. Những dòng tweet có thể chấm dứt một sự nghiệp, gây tranh cãi về ngoại giao, châm lửa cho một cuộc cách mạng hay tìm một quả thận để kịp thời cứu chữa bệnh nhân. Và tương tự, những dòng tweet sai sự thật cũng có tầm ảnh hưởng như thế, một khi 140 kí tự ấy được phát tán online thì không thể sửa chữa được, hay ngay cả có đăng lại thông tin chỉnh sửa thì chưa chắc chúng đến được tới tất cả mọi người.
Tai nạn của hãng AP không phải là trường hợp đầu tiên. Vào tháng 8/2012, một nhà báo người Ý tạo một tài khoản Tweet giả danh một chính khách trong chính phủ Nga và thông báo rằng tổng thống Syria đã bị ám sát, hậu quả là gây ra chấn động trong thị trường dầu mỏ.
Tháng 3, một người đã giả danh đại sứ quán Mỹ ở Nga để phê phán cuộc bầu cử tổng thống của nước này. Dòng tweet đã được một hãng truyền thông Nga loan báo trước khi bị phát hiện chỉ là trò bịp.
Gần đây là sau vụ nổ bom ở Boston, một dòng tweet vô tình nói rằng một học sinh mất tích của trường đại học Brown là nghi phạm. Dòng tweet có kèm theo tên và rất nhiều người ngay lập tức tin vào thông tin đó mà không cần có sự xác nhận của chính quyền.
Bản chất lây lan nhanh chóng của dòng Tweet mang nhiều rủi ro, nhưng cũng có thể đồng thời vô cùng hữu ích. Những câu chuyện về những dòng Tweet được lan truyền và mang lại kết thúc có hậu đã được Twitter tổng hợp trong chuỗi Twitter Stories.
Theo GenK
Tìm hiểu công nghệ nhận diện khuôn mặt giúp bắt nghi can vụ Boston Phần mềm phiên bản hiện tại có thể chọn nhanh một khuôn mặt trong đám đông từ ảnh hay video, xác định hình dạng miệng, sống mũi, khoảng cách giữa hai mắt của nghi phạm. Sau đó, thông tin sinh trắc học được chuyển đổi thành dạng số để dễ phân loại tìm kiếm. Iris - công nghệ nhận dạng sinh trắc học,...