Top 10 gói DLC hút máu game thủ khét tiếng trong lịch sử
Các gói mở rộng (DLC) của game thường mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó có thể là gói mở rộng như trong World of Warcraft, có thể là gói bản đồ trong Call of Duty, hoặc là những địa điểm mới để nâng cấp nhân vật trong các tựa game nhập vai.
Nhưng với sự xuất hiện của các gói khuyến mãi early-access và battle pass thì ranh giới giữa các DLC này dần bị xóa nhòa. Các gói DLC giờ đây có thể là skin nhân vật, skin vũ khí, bộ áo giáp, gói combo tiền tệ trong game. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì DLC vẫn là một mặt hàng, và người bán có quyền “hét giá” nếu họ thích.
Sau đây là danh sách 10 gói DLC hút máu game thủ nhất từ trước đến nay.
10USD cho một slot savegame – Metal Gear Survive
Thường thì slot để save game là thứ mà bạn nghĩ rằng sẽ chẳng cần mua. Tuy nhiên, Konami lại nghĩ khác. Trong Metal Gear Survive, để lưu được nhiều hơn 1 file savegame, bạn phải dùng 1.000 credit trong game để mua thêm slot. Và bạn có thể xùy 10USD (khoảng 230.000VNĐ) ra để có được 1.150 credit.
Đơn giản chỉ là vậy thôi. Metal Gear Solid V có những nhược điểm của nó: phần lớn nội dung game bị cắt bỏ, bao gồm cả phần lớn đoạn kết của game; và đây cũng chính là kết quả của việc bị Konami gò bó thời gian khi Hideo Kojima phát triển game này. Nhiều người cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến Hideo Kojima và Konami đường ai nấy đi.
Vì thế, Konami có thể cay cú và “giận cá chém thớt”, bòn rút tiền của game thủ trong phần Metal Gear Survive.
Cái đục trị giá 50.000USD – Curiosity
Curiosity là một tựa game mobile ra mắt vào năm 2012 như là một ứng dụng để “thử nghiệm xã hội”. Trong game, người chơi sẽ bóc tách từng lớp của một khối hộp, và người bóc được lớp cuối cùng sẽ nhận được phần thưởng trong cái hộp đó. Tuy nhiên, chẳng ai nhận được phần quà nào cả. Nhưng vẫn còn một vấn đề khác nữa.
Studio 22Cans đã bổ sung vào game một vật phẩm gọi là “cái đục” (chisel) trị giá 50.000USD (khoảng 1,2 tỷ VNĐ). Nó có tác dụng gấp 100 lần so với cách bóc tách thông thường, và giúp chủ nhân của nó bỏ xa các đối thủ, tiến gần đến phần thưởng của cái hộp hơn.
Không biết là có ai mua cái đục này không, và chúng ta cũng chẳng biết là mục đích của game có phải là dụ người chơi mua cái đục 50.000USD đó không. Nhưng chúng ta biết được rằng người thắng cuộc – Bryan Henderson – đã không nhận được bất kì phần thưởng nào cả, bởi vì một số nhân viên phụ trách việc liên lạc với người chơi đã rời khỏi studio.
Các gói bài nhạc với tổng giá trị là 6.000USD – Rocksmith
Nhiều khi, nó không chỉ đơn giản là một slot savegame hay một cái đục, mà bạn phải xem xét cả một gói DLC một cách tổng quan.
Các gói DLC bài nhạc trong Rocksmith khi cộng lại thì giá trị của nó lên tới 6.000USD. Khi mới nghe con số này thì bạn có thể nghĩ rằng đổi lại bạn sẽ tha hồ được lựa chọn bài nhạc trong game, và cũng không nhất thiết phải mua hết các bài nhạc đó. Tuy nhiên, việc bán một gói DLC có giá trị gấp 600 lần giá trị hiện tại của phần base game thì thật là hết nói nổi.
Trừ khi bạn là game thủ cầu toàn, muốn hoàn thành hết mọi thứ trong game thì không nói làm chi. Nhưng nếu bạn là một game thủ bình thường, khi nhìn vào một tựa game hơn 6 năm tuổi với tổng giá trị các gói DLC như thế thì ít nhiều cũng phải lắc đầu ngán ngẩm.
Mua tất cả với giá 7.000USD – Train Simulator
Hiện tại thì game này có tên là 2020, và dường như là mỗi khi Train Simulator ra mắt phiên bản mới thì nó sẽ đem theo những gói DLC cũ luôn. Có một bài đăng tên diễn đàn Reddit từ 8 năm trước thì game này trị giá đến 9.000USD.
May mắn là Dovetail Games đã chỉnh sửa lại mức giá từ khi đó. Những gói DLC sẽ bổ sung xe lửa và đĩa điểm vào trong game. Tuy nhiên, nếu bạn cuộn hết khoảng 10 trang thì bạn sẽ toàn thấy toa xe lửa mà thôi.
Trừ khi bạn đang muốn sưu tập mọi thứ, chứ bình thường thì ai đời lại đi mua hết những gói DLC đó để làm gì? Và liệu có vấn đề gì không khi mà các gói DLC từ 8 năm trước được giảm giá sập sàn, hay tốt hơn nữa là gộp nó vào trong phần game tiếp theo luôn?
Áo giáp cho ngựa trị giá 2,5USD – The Elder Scrolls IV: Oblivion
Oblivion ra mắt vào năm 2006, cùng với đó là phản ánh gay gắt của game thủ đối với Bethesda về cái ý tưởng “trên cả tuyệt vời”: một bộ giáp cho ngựa trong tựa game singleplayer.
Thường thì những vật phẩm làm đẹp cho nhân vật sẽ nằm trong mục chơi mạng để game thủ còn khoe với người chơi khác. Nhưng lần này lại là trong một game singleplayer, thế thì để khoe với ai? Bethesda là một trong những hãng game tiên phong thời bấy giờ, lý nào lại làm chuyện buồn cười như thế. Vấn đề ở đây là thời gian và địa điểm.
Vào năm 2006, ngành game cụ thể là game thủ, vẫn chưa “sẵn sàng” cho chuyện mua skin nhân vật, nhất là trong một tựa game singleplayer – khi mà chỉ có người chơi là nhìn thấy cái bộ giáp đẹp đẽ đó thôi.
Bộ skin này có giá 2,5USD (khoảng 60.000VNĐ), tuy nghe thì chẳng đáng là bao, nhưng vào thời điểm 2006 thì 2,5USD như là ăn cướp giữa ban ngày vậy. Cũng khá là bất ngờ khi mà việc mua skin cho nhân vật đã bắt đầu nhen nhóm từ lúc này.
Gói skin trị giá 30USD – Gears of War 3
Gears of War 3 ra mắt vào năm 2011, và là một trong những tựa game đầu tiên đi đầu trong “phong trào” mua skin trong game.
Gears of War rất biết cách hút máu game thủ. Đây khôg phải là cái hòm loot box mà vật phẩm trong đó có thể bán đi, hoặc là tăng giá trị theo thời gian. Nó khác hoàn toàn so với skin trong CS:GO. Chí ít thì skin CS:GO còn đem đi bán được trên Steam Marketplace.
Khi bạn bỏ 30USD (khoảng 700.000VNĐ) ra thì bạn sẽ nhận được tất cả skin có trong ngày ra mắt. Nếu bạn bỏ hàng trăm giờ cho game này thì 30USD kia có thể là một giá tiền hợp lý. Nhưng nhìn một cách tổng thể thì nội phần base game thôi là đã tốn 60USD (khoảng 1,4 triệu VNĐ) rồi, nghĩa là bạn đang bỏ số tiền bằng một nữa game Gears of War 3 ra chỉ để mua một mớ skin, chưa kể sau này còn có thêm những cái skin khác nữa. Và tất nhiên là những skin này sẽ không bao gồm trong gói 30USD kia.
Có thể nó sẽ đáng giá nếu mấy cái skin đó đem qua phần Gears 4 và 5 được. Nhưng không, cả 2 phần này cũng có những gói skin hút máu không kém gì gói skin của Gears of War 3.
Nâng cấp Pirate King với giá 400USD – Rimworld
Rimworld là một tựa game khoa học viễn tưởng, mô phỏng thuộc địa tập trung vào yếu tố quản lý nguồn tài nguyên. Tựa game này có giai đoạn Early Access khá là lâu, và cũng đã có được một lượng người chơi trung thành cho đến khi nó ra mắt vào năm 2018.
Để đáp lại tấm chân tình này, nhà phát triển Ludeon Studios đã tặng cho người chơi một nâng cấp (upgrade) khá là… vô dụng.
Trên thực tế thì Pirate King Upgrade có chức năng như là một dạng quyên góp. Khi bạn mua nó thì bạn sẽ có cơ hội yêu cầu nhà phát triển bổ sung nhân vật, câu chuyện (lore) của riêng bạn vào trong game. Và càng nhiều mua gói nâng cấp này thì giá của nó sẽ càng tăng.
Đây không phải là một DLC theo nghĩa thông thường, nó giống như là một tàn tích của việc kêu gọi quyên góp từ cộng đồng hơn, nhất là khi game đã ra mắt. Suy cho cùng thì các nhà phát triển game indie cần chi phí để hoạt động, và nếu fan muốn giúp đỡ họ thì cũng không có gì là sai ở đây cả.
Gói trang phục 70USD – Dead Or Alive 5 Last Round
Dead or Alive 5 là một tựa game miễn phí, và vì thế nên nó sẽ có cơ chế bán vật phẩm (microtransaction) hoặc DLC để kiếm tiền từ game thủ. Và tất nhiên, với số lượng đấu sĩ nhiều như trong DoA 5 thì việc tung ra gói trang phục cũng không có gì là lạ.
Vả lại, đây là một game mang tính thi đấu (competitive) khá cao, nên đây cũng là một cách cho bạn khoe bộ đồ mới mua với đối thủ của mình. Nhưng khi nhìn tới cái giá của nó thì ôi thôi, những 70USD (khoảng 1.600.000VNĐ). Con số này còn cao hơn cả phần base game của những tựa game AAA nữa (thường thì rơi vào tầm 60USD).
Cho dù DoA 5 không phải là game miễn phí đi nữa thì cũng chẳng thể nào mắc bằng gói trang phục 70USD kia. Và bạn cũng chẳng nhất thiết phải mua những trang phục này nữa. Có lẽ gói này sinh ra là để dành cho những ai muốn sở hữu mọi thứ trong game, hoặc những ai đã động lòng trắc ẩn vì đã chơi một tựa game miễn phí mà không đóng góp gì cho nhà phát triển hết.
Gói bundle 150USD – Cities: Skylines
Đây là một tựa game cũng tương tự như Rimworld, nhưng thiên về xây dựng thành phố hơn. Thường thì những tựa game mô phỏng này sẽ có các gói mở rộng chả liên quan gì đến game, thậm chí nó còn hạ giá trị của game xuống là đằng khác. Và Cities: Skylines cũng không phải ngoại lệ.
Gói mở rộng của Cities: Skylines không nhất thiết phải trị giá 5.000USD như trong Train Simulator hay Rocksmith, vì nó không hardcore đến mức đó. Cities: Skylines khá là casual, và có thể chơi một cách thoải mái nên phù hợp với nhiều đối tượng game thủ.
Tuy nhiên, nhiều năm sau khi ra mắt, với cả chục gói DLC, bạn sẽ hoàn toàn bị choáng ngợp nếu nhìn vào trang bán hàng. Bạn muốn mua bản base game hay là gói dành cho người mới chơi? Bạn cần bản Deuxe hay là cần gói bundle đầy đủ mọi thứ luôn?
Những gói DLC của Cities: Skylines không thật sự đáng đồng tiền bát gạo, và vì thế nên game thủ cũng không mấy mặn mà với các gói DLC của game này. Tuy nhiên, nếu bạn đủ kiên nhẫn để canh các đợt giảm giá, hoặc chịu khó tìm kiếm trên một vài trang web thứ 3 thì có thể tìm thấy các gói DLC này với giá vô cùng rẻ mạt.
Pheromone Z trị giá 70USD – Gal*Gun: Double Peace
Gal*Gun là một tựa khá là kì quặc, đòi hỏi bạn phải tương tác với con gái. Có lúc thì bạn sẽ dùng con trỏ chuột để vỗ đầu, có lúc thì búng lỗ mũi hoặc chạm vào cơ thế của nhân vật nữ trong game. Thậm chí, bạn còn có những hành động mang tính “táo bạo” hơn cả những thứ vừa kể trên. Nói chung đây là một tựa game anime khá quái lạ, xoay quanh việc các nữ sinh “cảm nắng” bạn, và tất nhiên là bạn cũng phải “tương tác” lại đối phương để khiến họ luôn vui vẻ.
Và “chỉ cần” bỏ ra thêm 70USD (khoảng 1.600.000VNĐ), bạn sẽ mua được Pheromone Z. Đây là một cái “ống nhòm” cho phép bạn nhìn xuyên quần áo ngay lập tức, với một mức giá cũng… lố bịch không kém.
Không rõ là ai sẽ mua vật phẩm này, bởi vì có nhiều thứ khác hay ho hơn, thậm chí là có nội dung tương tự đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng. Có khi nó còn miễn phí nữa cơ chứ. Nhưng dù sao đi nữa thì cũng phải công nhận Gal*Gun: Double Peace là một trong những tựa game có gói DLC sáng tạo nhất.
Theo gearvn
7 vật phẩm ảo đắt nhất lịch sử ngành game thế giới
Sau đây, chúng ta sẽ đến với danh sách 7 món vật phẩm ảo đắt giá bằng cả một gia tài từng được biết đến rộng rãi trên thế giới.
Burning Flames Team Captain Hat - Team Fortress 2 - $12,000-$16,000
"Team Fortress 2" vốn nổi tiếng bởi số lượng vật phẩm thời trang phong phú cho phép thay đổi diện mạo bên ngoài của nhân vật ví như mũ, áo khoác, mắt kính và nhiều phụ kiện khác. Trong số đó, Burning Flames Team Captain Hat là một món hàng rất đắt đỏ, từng được bán với giá trị tương ứng 5,000 USD thông qua tiền tệ trong game; giờ đây giá cả còn leo thang hơn khi nó có giá lên đến 12,000 USD. M9 Bayonet: Crimson Web Factory New - CS:GO ~ $5,900
Mặc dù có thông tin cho rằng một vật phẩm khác mang tên Blue Gem Karambit Case Hardened từng được bán với giá 55,000 cho một người chơi nào đó, nhưng M9 Bayonet: Web mới là món hàng đắt giá nhất theo dữ liệu chính thức của "CS:GO". Món hàng này từng được ngã giá mua lại bởi một người chơi khác với mức giá lên tới 150,000 USD, nhưng chẳng ai biết được đó có phải là thật hay không. Tuy nhiên, một con dao khác là M9 Bayonet: Crimson Web Factory New cũng có giá 5,900 USD, hoặc hơn thế dựa theo thông từ trang phân tích chính thức của "CS:GO".
Nhân vật Elf Rogue "Zeuzo" - World of Warcraft - $9,000
Ở thời điểm năm 2007, khi một nhân vật đạt tối đa cấp độ trong "World of Warcraft" là 70, một người chơi có nhân vật mang tên Zeuzo, chủng tộc Elf nghề nghiệp Rogue, đã bán tài khoản của mình với mức giá 9,000 USD. Cụ thể hơn, Zeuzo có sở hữu hàng loạt trang bị cao cấp mà chỉ một số ít người khác bì kịp được và được coi là nhân vật Rogue lợi hại nhất của cả game, tất cả giúp đẩy giá trị lên cao ngất trời. Tuy nhiên chủ sở hữu mới của Zeuzo đã bị khóa tài khoản bởi Blizzard vì quy định mua bán tài khoản nghiêm khắc.
Echoing Fury Mace - Diablo 3 - $14,000
Khi "Diablo 3" mới phát hành và vẫn có tính năng giao dịch trang bị thông qua sàn đấu giá bằng tiền thật. Món vũ khí mang tên Echoing Fury, vũ khí một tay mạnh nhất game lúc đó, được coi là hiếm nhất và có giá trị nhất. Cây chùy đặc biệt này không hề thu hút được sự chú ý của người chơi cho tới khi giá bán của nó tăng vọt từ 250 USD lên tới 14,000 USD hay 40 tỷ tiền vàng trong game. Mức giá được đẩy lên cao thông qua vô số lần giao dịch, mua đi bán lại vài lần trước khi trở thành món hàng đắt đỏ nhất.
Đồ Long Đao - Cửu Âm Chân Kinh - $16,000
Trong năm 2011, Snail Games đã tổ chức một cuộc đấu giá vật phẩm độc quyền hết sức đình đám. Một số món vũ khí đã được bán đi với giá từ 1,000 USD cho tới 2,500 USD, nhưng có một món hàng đã thu hút sự chú ý của tất cả. Cụ thể là món hàng Đồ Long Đao đã được bán đi với giá 10 vạn nhân dân tệ (tương đương 16,000 USD) cho một fan cực kỳ trung thành, người sẵn sàng chi ra cả một gia tài vì một vật phẩm ảo.
Ethereal Flames Pink War Dog - Dota 2 - $38,000
"Dota 2" cũng là một sản phẩm nổi tiếng với vô số các món vật phẩm thời trang, chỉ có tác dụng làm đẹp mà có giá trị cực kỳ đắt đỏ. Trong só đó phải kể đến Ethereal Flames Pink War Dog khi nó có diện mạo đẹp, mang màu hồng cực hiếm đến độ được bán đi với giá 38,000 USD. Với mức giá kỷ lục này, nó đã trở thành một chủ đề được bàn tán bởi cộng đồng người chơi và sẽ mãi được ghi nhớ là một trong những món vật phẩm thời trang có giá cao nhất lịch sử ngành game.
Planet Calypso - Entropia Universe - 6 triệu USD (~140 tỷ VND).
Vụ giao dịch Planet Calypso đã đi vào Sách Kỷ lục Guinness Thế giới với tư cách là vật phẩm ảo có giá trị mua đắt nhất. SEE Virtual Worlds là công ty đã mua Planet Calypso từ Mindark, nhà phát triển của "Entropia Universe", với cái giá khổng lồ là 6 triệu USD. Có thể nói rằng, SEE Virtual Worlds đã bỏ tiền ra để mua cả một vũ trụ MMORPG về làm của riêng.
Theo GameK
Top 10 dòng game tưởng đã kết thúc hoàn hảo nhưng lại bị vắt sữa tiếp Cũng giống như series đua xe The Fast and the Furious, có những series game mà không thể nào "chết" được, bởi vì nó luôn giúp nhà phát hành hái ra tiền. Đây cũng là lý do mà vì sao có những series đã kết thúc mười mươi rồi, nhưng nhà phát hành vẫn khẳng định là nó chưa hết, tiếp tục ra...