Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình
Ninh Bình được biết đến là một điểm đến du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên phong phú và những công trình kiến trúc đặc sắc.
Cùng khám phá những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Ninh Bình.
Khu du lịch sinh thái Tràng An
https://dulich.petrotimes.vn/
Nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km về hướng Tây, Tràng An là một trong những địa điểm du lịch Ninh Bình nổi tiếng mà bạn nhất định phải ghé tới.
Đây là khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An – nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử văn hóa. Năm 2014, khu du lịch sinh thái Tràng An đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép.
Được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn”, Tràng An hấp dẫn du khách bởi hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên đa dạng. Du khách đến đây sẽ được thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên mê đắm lòng người và có những phút giây thanh tịnh, thư giãn với không gian văn hóa tâm linh đặc sắc.
Chùa Bái Đính
https://dulich.petrotimes.vn/
Chùa Bái Đính tọa lạc bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 15km. Đây là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỉ lục nhất châu Á và Việt Nam.
Quần thể chùa Bái Đính hiện nay gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Không chỉ là một chốn linh thiêng, nơi đây còn gây ấn tưởng bởi kiến trúc hoành tráng, nguy nga và cảnh sắc có một không hai như: Bảo tháp, tượng Phật Di Lặc cao 100m, tháp Chuông, điện Phật Bà, Hồ Phóng Sinh…
Vì thế, đây chắc chắn là một điểm đến không thể thiếu trong sổ tay những nơi cần đến của bạn.
Hang Múa
https://dulich.petrotimes.vn/
Hang Múa nằm dưới chân núi Múa trong quần thể khu du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình.
Điểm nhấn của địa điểm du lịch này ngoài phong cảnh tuyệt đẹp chính là con đường dẫn lên đỉnh núi Múa được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc Vạn Lý Trường Thành với gần 500 bậc thang đá.
Từ đỉnh núi Múa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của khu Tam Cốc, danh thắng nổi tiếng ở Ninh Bình.
Theo truyền thuyết, vua Trần khi về vùng Hoa Lư lập Am Thái Vi thường tới đây để nghe các mỹ nữ, cung tần múa hát. Vì vậy, nơi đây được đặt tên là Hang Múa.
Vườn Quốc gia Cúc Phương
https://dulich.petrotimes.vn/
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa.
Vườn quốc gia này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tới rừng Cúc Phương bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu hệ thống động thực vật phong phú mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.
Bên cạnh đó bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm hay nghiên cứu văn hóa – lịch sử.
Video đang HOT
Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động
https://dulich.petrotimes.vn/
Tam Cốc – Bích Động còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như “vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động” là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Quần thể danh thắng Tràng An – Tam Cốc được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới.
Khu du lịch Vân Long
https://dulich.petrotimes.vn/
Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, nằm ở phía đông bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Năm 1999, nơi đây trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, được ghi trong danh sách các khu bảo vệ đất ngập nước và danh mục hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam.
Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đất ngập nước Vân Long còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn. Vân Long được mệnh danh là “vịnh không sóng” vì khi đi trên thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương khổng lồ.
Bức tranh thủy mặc phản chiếu rõ từng nét tạc mạnh mẽ của những khối núi đá vôi mang hình dáng đúng với tên gọi như núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Nghiên, núi Mồ Côi, núi Cô Tiên…
Nhà thờ đá Phát Diệm
https://dulich.petrotimes.vn/
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam.
Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.
Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) – linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm.
Thạch Bích – Thung Nắng
https://dulich.petrotimes.vn/
Thung Nắng là một địa điểm du lịch Ninh Bình hấp dẫn du khách với những cánh đồng lúa chín hay những dòng sông nước xanh màu ngọc bích.
Thung Nắng thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Nơi đây đúng như tên gọi, nắng chiếu rọi khắp nơi, từ cành lá, những mái tranh mộc mạc ven bờ, xuống tận đáy nước tạo nên một khung cảnh rực rỡ và yên bình.
Thung Nắng được chia làm Thung Nắng ngoài rộng 3 ha và Thung Nắng trong rộng hơn 5ha, thông với nhau bởi hệ thống hang động luồn trong núi, trần hang thấp, các nhũ đá rủ xuống với muôn hình muôn vẻ khác nhau.
Hồ Đồng Chương
https://dulich.petrotimes.vn/
Hồ Đồng Chương là một hồ nước ngọt thiên nhiên nằm giáp ranh giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long huyện Nho Quan. Hồ có diện tích mặt nước.
Khung cảnh hồ khá hoang sơ và tĩnh lặng, xung quanh là những vạt đồi thông soi bóng tạo nên một không gian trong mát và thơ mộng giữa núi rừng đại ngàn. Gần hồ Đồng Chương có thác Ba Tua và dòng Chín Suối, ven hồ là đồi thông và ao Trời, một ao ở trên đồi cao có nước trong xanh nhưng không bao giờ cạn.
Từ năm 2008, ngành du lịch Ninh Bình đã khai trương khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương tại đây gồm nhiều công trình: khu du thuyền, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng nhà sàn, khu thể thao, cắm trại dã ngoại.
Động Thiên Hà
https://dulich.petrotimes.vn/
Động Thiên Hà nằm trong dải núi Tướng với độ cao gần 200m là một phần của bức tường thành thiên nhiên vững chắc bao bọc, bảo vệ phía tây nam kinh đô Hoa Lư thế kỷ thứ X, gắn liền với những địa danh lịch sử, văn hóa như Bến thuyền Nhà Lê, Núi Phật Đầu Sơn, Thửa Ruộng Đấu Lính…
Từ bản Mường Thổ Hà, xã Sơn Hà, các bạn xuống thuyền trên dòng kênh nhỏ có chiều dài chừng 1 km xen giữa cánh đồng quê. Những hình dáng do đá núi tạo ra được gọi tên như: đây là chú Cáo Lỗ đang chén mồi, kia là Voi phục, Hổ rình mồi, khỉ leo cây… cao hơn có khám thờ với hình ảnh Đức Phật, thầy Đường Tăng đang tụng kinh cầu an cho các đồ đệ… tất cả đều gợi trí tò mò, khám phá của du khách.
Khám phá tiềm năng du lịch đa dạng tại 'núi vàng' Kim Sơn
Đến với miền đất bồi Kim Sơn (Ninh Bình), du khách sẽ được tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch hấp dẫn như: Nhà thờ Phát Diệm, Bãi Ngang, Cồn Nổi, Cầu Ngói Phát Diệm hay khu rừng ngập mặn Kim Sơn,... với vẻ đẹp tự nhiên xen lẫn sự hoang sơ, mộc mạc như chưa từng bị ảnh hưởng bởi bên ngoài.
Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) là vùng đất mới, nằm ở cực Nam của tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 27km, xưa kia là miền đất sình lầy ven biển được bồi tụ bởi hai cửa sông lớn là sông Càn và sông Đáy.
Vùng đất này được ghi danh trên bản đồ Việt Nam năm 1829, gắn liền với công lao của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (1778-1858). Sau gần 200 năm với 7 lần quai đê lấn biển, bãi bồi ngày ấy nay đã thành một huyện biển trù phú, kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển.
Kim Sơn là vùng đất giàu tiềm năng du lịch cả tự nhiên lẫn nhân văn, là một trong bảy không gian du lịch đã được quy hoạch của vùng du lịch Ninh Bình, phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên đồng thời có nhiều tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch sinh thái.
Hiện nay, Kim Sơn đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách, trong đó có một số địa điểm nổi bật thu hút đông đảo du khách nhất, đó là: Cầu Ngói Phát Diệm, Nhà thờ đá Phát Diệm và Cồn nổi Kim Sơn, Bãi Ngang.
Nhà thờ đá Phát Diệm
Kim Sơn là một vùng đất xứ đạo được mệnh danh là "kinh đô thiên chúa giáo" với rất nhiều nhà thờ công giáo, nổi bật là nhà thờ đá Phát Diệm được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1998.
Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm với 117m mặt tiền, dài 243m. Khu Nhà thờ được xây dựng chủ yếu bằng đá kết hợp với gỗ trong suốt 24 năm, từ năm 1875 đến 1899. Diện tích toàn khu rộng gần 30.000 m với 11 hạng mục công trình.
Nhà thờ đá Phát Diệm là sự kết hợp hài hòa giữa hai nền nghệ thuật châu Á và châu Âu, sự giao hòa tinh túy giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo. Là một công trình kiến trúc Thiên chúa giáo nhưng lại được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa truyền thống của nước ta, mái nhà thờ cong như mái cong của đình chùa nhà Phật. Hơn thế nữa, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục nhưng không gian phong thủy lại đóng mở theo phong cách phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi thể hiện quan niệm của người Á đông "Tiền có thủy, hậu có sơn".
Đặc biệt nhất trong quần thể kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm là quả chuông đồng và ngôi nhà thờ đá. Quả chuông đồng cổ đúc năm 1980 với chiều cao 1,4m, đường kính 1,1m. Tiếng chuông vang vọng, ngân xa đến cả 2 tỉnh giáp danh Nam Định và Thanh Hóa cũng nghe thấy. Nhà thờ đá được xây dựng năm 1883, tất cả từ nền, cột, tường,... đều được làm bằng đá với những nét chạm khắc tinh xảo sống động. Đây là nhà thờ có kiến trúc độc đáo và mới lạ nhất Việt Nam.
Đó là sự độc đáo của Nhà thờ đá Phát Diệm mà không một nhà thờ nào trên thế giới có được, một sự hòa nhập giữa hai nền văn hóa, một sự kết hợp sáng tạo linh hoạt.
Cầu Ngói Phát Diệm - Cây cầu lịch sử
Cầu Ngói Phát Diệm được ông Nguyễn Công Trứ cho khởi công xây dựng để nối đôi bờ sông Ân năm 1902, là cây cầu kiên cố, vững chắc có kiến trúc dân gian đặc sắc và có giá trị văn hóa.
Cây cầu có dáng cầu vồng, chiều dài là 36m và chiều rộng là 3m. Cầu có 3 nhịp, mỗi nhịp 4 gian. Hai bên cầu là hai dãy lan can và cột rất chắc chắn, đều được làm bằng gỗ lim. Mái cầu được lợp ngói đỏ cổ truyền hình dáng giống như mái đình biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu, 2 đầu của cầu là các bậc tam cấp, chỉ người đi bộ mới qua được.
Không chỉ có chức năng giao thông, Cầu Ngói Phát Diệm còn là niềm tự hào của người dân Kim Sơn. Bên dưới là đường giao thông bên trên là mái ngói đỏ, khiến cho Cầu Ngói giống như một ngôi nhà giao thông. Cây cầu đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc để tránh mưa, tránh nắng, là nơi để hẹn hò giao duyên của biết bao lứa đôi, là biểu tượng văn hóa của người dân miền biển chất phác, thật thà.
Trải qua hơn 100 năm tuổi, mặc cho mưa gió bão bùng Cầu Ngói Phát Diệm vẫn giữ vững sự kiên cố, vững chắc và nét kiến trúc cổ xưa độc đáo. Cây cầu đã đứng sừng sững ở đó hơn một thế kỷ, như một minh chứng lịch sử chứng kiến cuộc đời của bao thế hệ con người cũng như sự đổi mới và phát triển của vùng đất Kim Sơn.
Hiện nay, Cầu Ngói Phát Diệm là một trong ba cây cầu có kiến trúc dân gian độc đáo nhất vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn đến ngày nay.
Cồn Nổi Kim Sơn
Kim Sơn có gần 18 km bờ biển nằm giữa hai cửa sông Đáy và sông Càn với những biến đổi địa chất diễn ra mạnh mẽ. Vùng ven biển Kim Sơn là một bộ phận quan trọng của khu dự trữ sinh quyển thế giới. Toàn khu có diện tích trên 105 nghìn ha, là nơi hội tụ của đa dạng các loài động - thực vật trong đó có nhiều loài quý hiếm.
Với hệ sinh thái có giá trị đặc biệt, huyện Kim Sơn có 7 xã gồm: Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông, Kim Mỹ, Kim Tân, Cồn Thoi, Bình Minh đã được UNESCO công nhận là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.
Cồn Nổi Kim Sơn nằm cách bờ biển Kim Sơn khoảng 8km. Diện tích của Cồn Nổi khoảng hơn 500ha nhưng với bờ cát nguyên sơ, sạch mịn, trải dài đã làm cho không gian nơi đây trở lên khoáng đạt hơn, rộng lớn hơn và mang một vẻ đẹp nên thơ.
Đặc biệt, Cồn Nổi sẽ là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích du lịch sinh thái, tham quan và tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Vì nơi đây gắn kết với chuỗi hệ sinh thái của biển Kim Sơn gồm: khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước, nhiều loài chim quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới. Những cánh rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, đầm lầy mặn, bãi bồi ven biển và cửa sông với hơn 500 loài động thực vật thủy sinh và cỏ biển.
Sải bước trên cát vàng sạch mịn của Cồn Nổi, ngắm nhìn và tìm hiểu hoạt động của thế giới tự nhiên, lắng nghe hơi thở của biển thanh bình, lặng nhìn những cơn sóng vỗ trong không gian khoáng đạt với không khí trong lành sẽ làm cho lòng người thật nhẹ nhàng, thư thái.
Hiện nay, Cồn Nổi đã trở thành một điểm đến không thể thiếu của du khách khi đến Kim Sơn. Trong tương lai Cồn Nổi có tiềm năng trở thành một bãi tắm lý tưởng, là một trong những điểm du lịch độc đáo, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Bãi Ngang
Bãi Ngang rộng lớn và mênh mông của biển, của trời lại bạt ngàn đồng cói non. Nơi đây nhờ vào vị trí địa lý được phù sa bồi đắp quanh năm, luôn luôn màu mỡ, và cả khu rừng ngập mặn nên đã trở thành địa điểm trú ẩn của nhiều loài chim di cư, động vật, sinh vật, thực vật và cả thủy sản. Đặc biệt đó chính là các loại chim làm tổ ngay tại Bãi Ngang. Số lượng của chúng lên đến hàng ngàn con giữa lòng bãi ngang. Vì thế, chèo thuyền trên dòng nước ngập mặn, bạn sẽ được nhìn cận cảnh những chú chim lông trắng muốt tuyệt đẹp. Chúng không sợ người, tuy nhiên bạn cũng đừng cố chạm vào chúng để tránh gây nguy hiểm cho bản thân nhé!
Đặc biệt, vào hội du xuân tháng Giêng hàng năm, cả Bãi Ngang sẽ ngập trong biển cá, từng đàn cá nối tiếp nhau sẽ đua nhau từ biển Đông đổ về đây. Vì thế, đây sẽ là một mùa bội thu cho các ngư dân nơi này.
Du khách có thể tham quan toàn bộ Bãi Ngang bằng cách ngồi thuyền đi len lỏi qua các phần rừng phòng hộ rồi lên tháp cao ngắm chim cò, trải nghiệm đi cầu khỉ làm bằng gỗ tràm. Đặc biệt hơn đó chính là thưởng thức những món đặc sản Ninh Bình trong tiếng chim hót líu lo, tiếng lá xào xạc khiến cho lòng mình thêm thanh tịnh và êm ả. Nơi đây cũng được thiên nhiên ban tặng nguồn thủy sản vô cùng phong phú, vì thế đến đây bạn có thể ủng hộ các ngư dân. Đảm bảo là vừa rẻ lại vừa ngon.
Đến với Bãi ngang - Cồn nổi, du khách được chiêm ngưỡng sự mênh mông của biển, của trời, bạt ngàn đồng cói non. Ven biển Ninh Bình có nhiều vườn chim đẹp, đặc biệt chim về làm tổ hàng chục nghìn con ngay giữa lòng bãi ngang. Dừng chân nơi đây, chung quanh bạn sẽ là kênh, trước mặt là biển cả rừng cây và đồng cói.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ
Đến Kim Sơn du lịch, không thể không đến Đền thờ Nguyễn Công Trứ - nơi thờ Doanh điền Sứ Nguyễn Công Trứ, người có công lập ra huyện Kim Sơn năm 1829. Đền thờ Nguyễn Công Trứ thuộc địa phận xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 26km về phía Đông Nam, cách Nhà thờ đá Phát Diệm 2,5km.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ có kiến trúc theo kiểu chữ "Đinh"- Hán tự, Tiền đường 5 gian, Hậu cung 3 gian. Bên trong Tiền Đường có hương án, giá trống, giá chiêng và 3 bức đại tự thể hiện tấm lòng thành kính và ngưỡng mộ của nhân dân huyện Kim Sơn. Hậu cung đặt ban thờ Nguyễn Công Trứ.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ có những nét độc đáo mà rất ít đền thờ có được, đây là đền thờ làm từ ngôi nhà do chính Nguyễn Công Trứ xây dựng và đã ở đó một thời gian; Đền thờ được xây dựng ngay từ khi Nguyễn Công Trứ còn sống; Một ngôi đền mà những người không theo tôn giáo, những người theo Phật giáo hay Thiên chúa giáo đều đến tế lễ.
Chùa Đồng Đắc
Cũng giống như Đền thờ Nguyễn Công Trứ, Chùa Đồng Đắc có kiến trúc kiểu chữ "Đinh"- Hán tự, phần ngang là Tiền Đường, phần dọc là Chính Điện. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 5 mẫu thuộc xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 28km về phía Đông Nam, cách Nhà thờ đá Phát Diệm 4km.
Chùa Đồng Đắc có tiền đường gồm 7 gian lớn, đặt tượng Đức ông, Đức Thánh Hiền và hai tượng Hộ Pháp. Chính điện 3 gian là nơi thờ Phật. Có thể nói, Chùa Đồng Đắc là kiến trúc tôn giáo sớm nhất ở vùng đất Kim Sơn, có trước cả Quần thể kiến trúc Nhà thờ đá Phát Diệm.
Vì thế, đến với Ninh Bình du khách không chỉ được chiêm ngưỡng núi non trùng điệp, những cánh rừng rộng lớn hay những dòng sông uốn mình giữa đồng ruộng mênh mông mà còn có thể khám phá một nét đẹp rất riêng, không thể hòa lẫn của vùng đất biển Kim Sơn đầy nắng và gió.
Ngày nay, nhà thờ đá Phát Diệm, Cồn Nổi Kim Sơn, Bãi Ngang và cầu ngói Phát Diệm đã trở thành những địa điểm nổi tiếng gần xa của vùng đất này. Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi lại thêm bàn tay khéo léo, khối óc đầy sáng tạo của con người, Kim Sơn hứa hẹn sẽ ngày càng tươi đẹp và phát triển hơn, thu hút nhiều hơn sự tham quan của du khách thập phương, tiếp nối bản hùng ca mở đất để mở đường phát triển từ thủa cha ông của người dân nơi đây.
Khám phá đầm Vân Long nơi quay bộ phim nổi tiếng "Kong: Skull Island" ở Ninh Bình Cách Hà Nội khoảng 80 km, đầm Vân Long thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Với phong cảnh hoang sơ thơ mộng, đầm Vân Long không chỉ là địa điểm du lịch xanh mà còn xuất hiện trong bộ phim bom tấn "Kong: Skull Island". Đầm Vân Long - Nơi quay bộ phim nổi tiếng "Kong: Skull Island Đầm Vân Long được mệnh...