Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: Có mã tăng tới hơn 60%
Thị trường tuần qua chứng khiến sự khởi sắc của các mã bluechip như VNM, MSN, KDC, FPT…, giúp VN-Index duy trì đà tăng hơn 1%, dù chịu áp lực chốt lời lớn từ các mã khác. Tuy nhiên, đây không phải là những cổ phiếu có mức tăng ấn tượng nhất tuần qua, mà nó đến từ một cái tên khá xa lạ trên sàn SIC với mức tăng tới 60,5%.
Cụ thể, với cả 5 phiên tăng kịch trần nhờ thông tin trả cổ tức năm 2010, 2011, 2012 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 15% và phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 85% (tức tổng cả cổ tức và cổ phiếu thưởng là tỷ lệ 1:1), cổ phiếu SIC của CTCP Đầu tư phát triển Sông Đà đã có mức tăng 60,5%, chốt tuần ở mức giá 14.600 đồng. Nếu không điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền 16/8, giá cổ phiếu SIC chốt tuần sẽ ở mức hơn 29.000 đồng/CP.
Trên HNX, một cổ phiếu họ Sông Đà khác cũng tăng mạnh là SDH của CTCP Xây dựng hạ tầng Sông Đà với mức tăng gần 37% với 4 phiên tăng trần liên tiếp và 1 phiên đứng giá cuối tuần.
Điều đáng ngạc nhiên là cổ phiếu này tăng phi mã bất chấp vừa công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm bết bát. Cụ thể, doanh thu hoạt động kinh doanh chính quý II/2016 của SDH chỉ đạt hơn 1,3 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ. Trong khi giá vốn hàng bán chiếm tới gần 1,4 tỷ đồng khiến SDH lỗ gộp gần 38 triệu đồng. Gánh thêm các chi phí cố định, SDH lỗ ròng 3,2 tỷ đồng trong quý II/2016, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 273 triệu đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, SDH lỗ gần 5,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 5,3 tỷ của 6 tháng đầu năm 2015.
Trong tuần qua, trong số 141 mã tăng giá trên sàn HNX, ngoài SIC và SDH, còn có 4 mã có mức tăng trên 20%, 17 mã có mức tăng trên 10%.
Top 10 mã tăng mạnh nhất trên HNX trong tuần từ 15 – 19/8
Trên HOSE, với kết quả kinh doanh 6 tháng khả quan được công bố cuối tháng 7, cổ phiếu HAS đã được nhà đầu tư để ý tới từ đầu tháng 8 và có chuỗi tăng ấn tượng với 10 phiên tăng trong 11 phiên giao dịch gần nhất, trong đó có 6 phiên tăng trần. Riêng trong tuần qua, HAS có 4 phiên tăng trần liên tiếp và 1 phiên tăng nhẹ đầu tuần. Chuỗi tăng ấn tượng giúp HAS có mức tăng 30% trong tuần qua, dẫn đầu trong 145 mã tăng trên HOSE tuần qua. Thanh khoản duy trì ở mức thấp do bên nắm giữ không ra hàng, ngoại trừ phiên cuối tuần, áp lực chốt lời gia tăng, giúp mã này có thanh khoản tốt nhất kể từ cuối tháng 6 với 239.400 đơn vị được khớp.
Trong khi đó, cũng với thông tin kết quả kinh doanh khả quan, nhất là sau khi Tổng giám đốc Trần Lệ Nguyên chính thức tiết lộ về triển vọng kinh doanh tươi sáng, KDC cũng có chuỗi tăng ấn tượng tuần qua với cả 5 phiên tăng giá, trong đó có 3 phiên tăng trần. Chốt tuần, KDC tăng 26,7%, lên mức 36.100 đồng/CP.
Video đang HOT
Trong Top 10 mã tăng giá mạnh nhất HOSE tuần qua dĩ nhiên cũng xuất hiện nhiều bluechip như MSN, VSC, BMI, trong đó MSN tăng hơn 11,5%. Ngoài ra, HAS, KDC và MSN, sàn HOSE còn có 15 mã khác có mức tăng trên 10% trong tuần qua.
Không chỉ trong tuần này, chuỗi giảm sàn của DRH bắt đầu tư phiên 2/8 và du lãnh đạo Công ty đưa ra nhiều thông tin tích cực, nhưng cũng không thể cứu vãn được niềm tin của nhà đầu tư. Sau chuỗi 16 phiên giảm liên tiếp, trong đó có 13 phiên giảm sàn, DRH đã mất tới 64,6% giá trị, từ mức 54.000 đồng ngày 28/7, về mức 19.100 đồng cuối tuần qua.
Cũng chung cảnh ngộ, thậm chí tồi tệ hơn, TTF có chuỗi giảm sàn liên tiếp kỷ lục 24 phiên, khiến mã này bị thổi bay mất 81,4% giá trị, từ mức 43.600 đồng, xuống chỉ còn 8.100 đồng khi chốt phiên cuối tuần qua. Tuy nhiên, chuỗi giảm sàn này của TTF không có gì bất ngờ khi những thông tin tiêu cực liên tiếp đến với Công ty. Đầu tiên là việc cổ đông lớn Tân Liên Phát từ chối chuyển nợ 1.200 tỷ đồng thày cổ phần do phát hiện những sai lệch lớn, tiếp đến là việc bị HOSE đưa vào diện bị kiểm soát đặc biệt, rồi loại ra khỏi các chỉ số của HOSE, ông Võ Trường Thành và người nhà bị mất quyền kiểm soát Công ty ngay sau đó…
Riêng trong tuần qua, TTF mất 28,95%. Tuy nhiên, đây không phải là mã giảm giá mạnh thứ 2 trên HOSE, mã mã đứng sau DRH là TNT cũng với 5 phiên sàn liên tiếp (nếu cả phiên cuối tuần trước đó là 6 phiên liên tiếp). Tính chung, TNT giảm 29,39% trong tuần qua, từ 27.900 đồng, xuống 19.700 đồng. Đặc biệt, trong phiên cuối tuần (19/8), dù có TNT đã lên mức giá trần 22.500 đồng, nhưng cuối cùng TNT cũng không thể thoát được phiên giảm sàn khi lực mua tỏ ra khá yếu ớt, trong khi bên bán chỉ chờ có người mua là ra hàng.
Trên HNX, KSQ là mã giảm mạnh nhất với mức giảm 28,57%, tiếp đó là CTA giảm 24%. Đây là điều không quá bất ngờ, bởi cả 2 đều có kết quả kinh doanh bết bát. Cụ thể, doanh thu hoạt động kinh doanh chính quý II/2016 của KSQ chỉ đạt 20,4 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 934 triệu đồng, giảm 64% so với cùng kỳ..
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu KSQ đạt 27,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 1 tỷ đồng, giảm mạnh 58% và 75% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, CTA còn tệ hơn khi trong quý II năm nay chỉ đạt 7,9 tỷ đồng doanh thu, giảm 29,4% so với cùng kỳ. Lợ nhuận quý II âm 2,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 321 triệu đồng.
Theo giải trình từ CTA, nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đang bị khống chế về hóa đơn đồng thời đã trích lập vào chi phí số tiền chậm nộp thuế 1,8 tỷ đồng ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt 21,8 tỷ đồng doanh thu và lỗ ròng hơn 3 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 893 triệu đồng).
Ngoài 2 mã trên, sàn HNX tuần qua còn có 21 mã khác giảm trên 10% trong tổng số 151 mã giảm giá.
T.Lê
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giá vàng hôm nay 25/7: Tiếp tục giảm sâu
Giá vàng hôm nay 25/7 tiếp tục chịu áp lực giảm giá trong bối cảnh giá vàng thế giới trên thị trường châu Á chưa có tín hiệu quay đầu tăng trở lại sau 2 tuần giảm liên tiếp. Đồng USD mạnh lên và các thị trường chứng khoán vẫn ở đỉnh cao là yếu tố tiêu cực tác động tới vàng.
Trên thị trường châu Á, đầu giờ sáng 25/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay tiếp tục giảm sau một phiên giảm rất mạnh cuối tuần trước.
Mô tả
Tính tới 5h30 sáng 25/7 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay giảm 1,8 USD (sau khi đã giảm 8,6 USD trong phiên cuối tuần trước) xuống sát 1.320 USD/ounce, so với mức đỉnh cao 1.376 USD/ounce ghi nhận trong tuần đầu tháng 7.
Giá vàng giao tháng 8 chốt phiên giao dịch cuối tuần trước trên thị trường Mỹ giảm mạnh xuống chỉ còn 1.323,4 USD/ounce do giới đầu tư chốt lời sau đợt tăng giá.
Vàng thế giới quy đổi hiện có giá gần 35,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí.
Trên thị vàng trong nước, tính tới cuối giờ chiều 24/7, giá vàng đứng phổ biến ở mức 36,4 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,6 triệu đồng/lượng (bán ra), so với đỉnh cao gần 40 triệu đồng/lượng ghi nhận vào giữa tuần đầu tháng 7.
Cụ thể, tính tới cuối phiên giao dịch 23-24/7, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng ở mức: 36,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,55 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,31 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,67 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC niêm yết giá vàng ở mức: 36,46 triệu đồng/lượng (mua) và 36,54 triệu đồng/lượng (bán).
Giá vàng trong nước nỗ lực tăng trở lại trong vài phiên giữa tuần trước nhưng bất thành. Giá thế giới biến động khó lường và sức cầu trong nước đã giảm đi rõ rệt, không còn sôi động như 2 tuần cuối tháng 6 và đầu tháng 7.
Trong tuần qua, theo thông tin từ các DN kinh doanh vàng, giao dịch trên thị trường vàng trong nước tiếp tục ảm đạm. Hầu hết các giao dịch mua bán đều của các NĐT nhỏ lẻ. Nhiều người mua vào với mục đích thăm dò hoặc cất trữ khi vàng đã giảm rất nhiều so với đỉnh 2 năm vừa xác lập trong vài tuần trước đó.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới trong tuần được nới rộng cũng là yếu tố khiến giao dịch thận trọng hơn. Chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá thế giới quy đổi hiện khoảng 700-900 ngàn đồng/lượng.
Trong tuần qua, thị trường vàng thế giới biến động lên xuống thất thường, phiên hồi phục mạnh, phiên giảm sâu, dao động trong khoảng 1.315-1.335 USD/ounce trong bối cảnh giới đầu tư đang nghe ngóng các diễn biến trên thị trường tiền tệ, lãi suất và chứng khoán thế giới.
Sự tăng điểm mạnh mẽ của nhiều TTCK, trong đó Mỹ và sức mạnh của đồng USD đã khiến vàng không thể ngóc đầu lên trở lại cho dù đã điều chỉnh giảm liên tiếp trong 3 tuần gần đây (giảm tổng cộng hơn 50 USD/ounce so với đỉnh cao 2 năm thiết lập hồi đầu tháng 7) và được dự báo vẫn sẽ tăng giá trong dài hạn nhờ vào cuộc đua in tiền chưa có điểm dừng ở hầu hết các nền kinh tế.
Ở chiều ngược lại, giới đầu tư vẫn thực sự lo ngại về những trục trặc và bất ổn tiềm tàng của thị trường tài chính thế giới. Quyết định của người Anh chọn rời Liên minh châu Âu (Brexit) là một biểu hiện. Giới đầu tư còn lo ngại giá vàng sẽ tăng mạnh nếu ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ và Mỹ có thể rơi vào một đợt suy thoái chu kỳ 10 năm vào 2017 tới sau gần 10 năm hồi phục chậm chạp.
Theo một khảo sát của Kitco, có 47% chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tuần này, 37% dự đoán giá vàng giảm và 16% còn lại giữ ý kiến trung lập. Tuần này, giá vàng sẽ chịu ảnh hưởng của một số thông tin đến từ Nhật. Các DN nước này sẽ bước vào mùa báo cáo kinh doanh. Các số liệu sẽ cho thấy nền kinh tế Nhật chuyển biến như thế nào và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) liệu có cần một gói kích thích kinh tế nào nữa không.
Trước đó, chủ tịch Ngân hàng Trung ương ECB Mario Draghi đã không đưa ra một kế hoạch đáng kể nào về việc kích thích kinh tế trong tương lai như là giới đầu tư đã kỳ vọng.
Theo_VietNamNet
Top 10 cổ phiếu tăng giảm nhất tuần qua: Ấn tượng tân binh Trong tuần qua, thị trường chứng khiến nhiều con sóng tại các mã ngân hàng, hoặc một số mã thị trường đơn lẻ, nhưng ấn tượng nhất tuần qua lại thuộc về tân binh. Trong tuần qua, dù giảm điểm phiên đầu tuần, nhưng với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng và một số mã lớn, thị trường đã có...