Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm ngân hàng trở lại
VN-Index nối dài chuỗi tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp với thanh khoản suy giảm và dần rơi vào trạng thái cạn kiệt. Tâm điểm chú ý trong tuần tới là cuộc họp thường kỳ của Fed với đồn đoán về việc hạ lãi suất và ngày 20/6 là phiên đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30 tháng 6.
Ảnh: Shutterstock.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 4,67 điểm (-0,5%), xuống 953,61 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 4% lên 16.793 tỷ đồng, khối lượng giảm 3,3% xuống 719 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 0,747 điểm (-0,7%), xuống 103,46 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 0,7% xuống 1.405 tỷ đồng, với khối lượng tăng 5,4% lên 130 triệu cổ phiếu.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu dược và thiết bị y tế giảm đáng kể khi mát 3,3% với DHG (-7,2%), DBD (-3,9%), PME (-0,4%)…
Nhóm dầu khí chịu tác động từ giá dầu thế giới suy yếu cũng đã mất 2% với GAS (-1%), PLX (-1,6%), PVD (-4%), PVS (-3,5%), POW (-2,8%), BSR (-3%)…
Nhóm ngành hàng tiêu dùng giảm 1,7% do các trụ cột giảm như VNM (-2,3%), MSN (-2,1%), SAB (-1,2%)..
Ngược lại, nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất thị trường là ngân hàng có sự trở lại khi 2%, đặc biệt bứt phá ở phiên cuối tuần, qua đó, hỗ trợ thị trường không giảm sâu.
Mặc dù vậy, nhóm này cũng có sự phân hóa nhất định với VCB ( 5,5%), BID ( 1,4%), VPB ( 3,6%), MBB ( 0,7%), TPB ( 3,32%). Trong khi CTG (-0,73%), EIB (-1,09%), HDB (-1,12%), TCB (-1,85%), STB (-0,85%).
Trên sàn HOSE, cổ phiếu TN1 của TSN Holdings chào sàn từ ngày 30/5 vừa qua với giá tham chiếu 3.000 đồng/cổ phiếu đã liên tục tăng, và góp mặt trong tuần thứ 2 liên tiếp trong top các mã tăng cao nhất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thanh khoản lại là vấn đề, khi đa số chỉ vài chục đơn vị được khớp lệnh trong phiên. Ngày cao nhất cũng chỉ có 3.000 cổ phiếu được sang tay.
Dòng tiền có có dấu hiệu dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu thị trường đã giúp 2 mã cổ phiếu “họ FLC” là AMD và HAI, cũng như các cổ phiếu thị giá nhỏ khác là DRH, CCL và DLG tăng tốt với khối lượng giao dịch được cải thiện đáng kể.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất đáng kể có HVG, mã này tiếp tục bị bán tháo khi Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2019 cho thấy HVG lỗ hơn 134 tỷ đồng, trái ngược với mức lợi nhuận sau thuế có lãi 2 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.
Trong tuần qua, HOSE cũng đã quyết định duy trì kiểm soát đặc biệt đối với cổ phiếu này.
HLG đã bị bán mạnh sau khi bị đưa vào diện tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 19/6 tới do vi phạm quy định công bố thông tin.
SRC gặp áp lực chốt lời và trả gần như toàn bộ nỗ lực đạt được của tuần trước ( 10,62%).
Trên sàn HNX, cổ phiếu đáng chú ý nhất là VCR, trong khoảng 6 năm gần đây chỉ loanh quanh mức giá 5.000 đồng. Nhưng kể từ đầu tháng 3 tới nay đã liên tục tăng, và lên 26.700 đồng/cổ phiếu khi kết tuần, tương đương hơn 430%.
Cổ phiếu NET tăng khá tốt có lẽ nhờ vào thông tin Vinachem sẽ đấu giá gần 3.4 triệu cổ phiếu NET với giá khởi điểm 30.900 đồng/cổ phiếu vào ngày 10/07/2019.
Nếu phiên đấu giá thành công, Vinachem sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại NET xuống còn 36%.
Trên UpCoM, cổ phiếu VPC sau tuần trước vọt hơn 63% và có tổng cộng 12 phiên tăng kịch trần liên tiếp, thì tuần này đã liên tục cả 5 phiên giảm sàn.
Lạc Nhạn
Theo vietgiaitri.com
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm dầu khí gây áp lực lớn
Giá dầu thô thế giới đã có tuần tồi tệ nhất kể từ đầu năm tới nay, trước việc gia tăng nguồn cung đã khiến nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước sụt giảm, gây tác động khá mạnh đến thị trường. Bên cạnh đó, thông tin hỗ trợ lúc này không có nhiều càng khiến nhà đầu tư không mấy hào hứng với giao dịch.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 6,45 điểm (-0,55%), xuống 970,03 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 32,5% lên 24.866 tỷ đồng, khối giảm 2,7% xuống 856 triệu cổ phiếu.
HNX-Index giảm 0,4 điểm (-0,38%), xuống 105,39 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 2,2% xuống 2.393 tỷ đồng, khối lượng tăng 0,5% lên 182 triệu cổ phiếu.
Với việc giá dầu thô thế giới suy yếu, đã ảnh hưởng mạnh đến nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước, và gây áp lực đến thị trường, khi mà BSR (-4,9%), OIL (-3,8%), PVD (-5,8%), PVS (-2,5%), GAS (-3,3%)...
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng phân hóa với sắc đỏ chiếm ưu thế hơn như VCB (-0,45%), TCB (-1,69%), VPB (-1,06%), HDB (-1,85%), STB (-1,26%) và TPB (-0,84%). Trong khi đó, tăng điểm chỉ còn BID ( 1,09%), MBB ( 0,71%) và 2 mã CTG và EIB không đổi.
Các cổ phiếu lớn như VIC (-1,63%), VHM (-2,54%), VNM (-3,76%), SAB ( 1,63%), MSN ( 0,81%), VRE (-2,78%), PLX ( 1,85%)...
Tuần qua, TS4 là mã tăng cao nhất trên sàn HOSE và ấn tượng nhất khi 4 trên 5 phiên tăng kịch trần với thanh khoản cải thiện rõ rệt so với những tuần trước đó.
Thông tin mới là việc TS4 thông báo sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường. Trong đó, nội dung đáng chú ý là phát hành riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho 3 cá nhân.
Ông lớn ngành bia BHN có phiên tăng kịch trần đáng chú ý vào ngày 21/5. Xa hơn, ngoài phiên điều chỉnh cuối tuần (-3,7%), thì 20 phiên trước đó, cổ phiếu này không có phiên nào giảm.
Mặc dù vậy, thanh khoản luôn là vấn đề của BHN này, khi giao dịch với khối lượng khá thấp, chỉ vài nghìn đơn vị được khớp lệnh mỗi phiên.
Tân binh ILB sau phiên chào sàn ngày 15/5 đáng thất vọng khi mất 15,9% đã dần hồi phục trong tuần này, với 4 phiên tăng, trong đó có 2 phiên tăng kịch trần.
Ngược lại, KSH có tuần thứ 2 liên tiếp giảm mạnh nhất, ảnh hưởng xấu đến từ việc bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt kể từ ngày 20/5/2019.
Bluechip ROS gặp áp lực chốt lời mạnh trong tuần này, sau khi tuần trước 15,6%, là mã tăng cao thứ 3 trên HOSE.
Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu HMC sau khi nhận quyền chia cổ tức vào tuần trước, có lẽ không thấy quá vui mừng, khi cổ phiếu này điều chỉnh mạnh trong tuần qua.
Trên sàn HNX, BAX tăng vọt với 4 phiên tăng kịch trần, có lẽ thông tin tuần tới chốt danh sách cồ đông trả cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 10% đã khiến một bộ phận nhà đầu tư xuống tiền.
Một cổ phiếu rất đáng chú ý khác là VCR, khi từ đầu tháng 3 tới nay đã được kéo rất mạnh, từ mức 4.800 đồng lên 22.300 đồng/cổ phiếu khi kết tuần này, tương đương hơn 360%.
Tuần này t rên UpCoM, các mã tăng/giảm mạnh nhất chỉ có thanh khoản thấp, với chỉ vài trăm đơn vị khớp lệnh đã có thể khiến các mã này biến động mạnh.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm dầu khí và ngân hàng hút dòng tiền Sau hai tuần giảm liên tiếp, thị trường có sự hồi phục khá tốt trong tuần qua với thanh khoản cũng có sự cải thiện cùng sự tích cực của chỉ báo MACD sau khi cắt lên thành công đường tín hiệu trong phiên 15/5 để mở ra một pha tăng mới cho thị trường. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index...